Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8
Cơ chế - Chính sách Chủ nhật, 20/04/2025 - 09:28
Giai đoạn 2022-2025, Quảng Nam phấn đấu giảm gần 12.000 hộ nghèo Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô |
Xóa nhà tạm trước 30/8
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 158/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp trực tuyến toàn quốc lần thứ ba của Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Thông báo nêu rõ, quyết tâm đến 31/10/2025 cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo tiếp tục tổ chức rà soát, xác định số nhà tạm, nhà dột nát phát sinh năm 2025. Qua rà soát, toàn tỉnh Yên Bái có 2.208 nhà cần hỗ trợ (trong đó làm mới 1.815 nhà, sửa chữa 393 nhà), gồm: 272 nhà cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ; 1.546 nhà cho hộ nghèo; 390 nhà cho hộ cận nghèo.
Trên cơ sở đó, tỉnh Yên Bái đã ban hành Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025 với mục tiêu hỗ trợ làm 2.208 nhà, mức hỗ trợ 60 triệu đồng/nhà làm mới, 30 triệu đồng/nhà sửa chữa; tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến 120,690 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa; phấn đấu hoàn thành trước 30/8/2025.
![]() |
Đẩy mạnh phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước" trong năm 2025. Ảnh minh hoạ |
Theo Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, đồng thời là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái năm 2025: Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái đã khởi công được 1.719/2.208 nhà, đạt 78% kế hoạch.
‘Các địa phương đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm hoàn thành mục tiêu kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 30/8 theo chỉ đạo của tỉnh. Trong đó, một số địa phương đã tích cực khởi công làm nhà, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện của toàn tỉnh: huyện Mù Cang Chải đạt 76,4%, thị xã Nghĩa Lộ đạt 63,2%, huyện Văn Chấn đạt 55,9%...’ – bà Vũ Thị Hiền Hạnh thông tin.
Cũng theo chia sẻ của bà Vũ Thị Hiền Hạnh: Xuất phát từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, tuy nhiên trong những năm qua, Yên Bái luôn quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả công tác người có công với cách mạng, công tác giảm nghèo, đặc biệt là triển khai chính sách hỗ trợ làm nhà ở cho hộ người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ưu tiên dành nhiều nguồn lực để triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm trên 16.000 căn nhà, trong đó có gần 2.400 căn nhà cho hộ gia đình người có công với cách mạng, trên 13.600 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo… Qua đó, đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nhà ở và đời sống của hộ người có công với cách mạng, hộ nghèo, góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Yên Bái, là một trong những điểm sáng của khu vực Tây Bắc.
“Kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 32,21% (năm 2016) xuống còn 7,04% (năm 2020), cải thiện 10 bậc so với đầu nhiệm kỳ. Giai đoạn 2021 - 2024, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 4,13%/năm” – bà Vũ Thị Hiền Hạnh thông tin và cho rằng: Hết năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 5,68%; tỷ lệ nghèo đa chiều của Yên Bái xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố, cải thiện 5 bậc so với đầu nhiệm kỳ; tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh thấp thứ 4/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc (sau Thái Nguyên, Bắc Giang và Phú Thọ).
![]() |
Yên Bái đạt mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trước 30/8/2025. (Ảnh: Minh họa) |
Huy động cả xã hội chung tay xóa nhà tạm
Để công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt kết quả tích cực, theo bà Vũ Thị Hiền Hạnh, thời gian qua tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm đến việc thường xuyên rà soát, linh hoạt ban hành các đề án, kế hoạch, chính sách đặc thù của địa phương để triển khai thực hiện. HĐND tỉnh Yên Bái cũng đã ban hành các nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ làm nhà ở cho người có công với cách mạng và hộ nghèo trong giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025; UBND tỉnh Yên Bái ban hành các đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện.
Quan trọng là, địa phương đã huy động được sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, sức mạnh của hệ thống chính trị và nhân dân; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các nghị quyết, chính sách, đề án, kế hoạch, huy động các nguồn lực xã hội hóa trong triển khai hỗ trợ làm nhà; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị phụ trách và giúp đỡ từng địa bàn xã đặc biệt khó khăn.
Các địa phương đã ban hành kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ cho từng cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội giúp đỡ đối với từng hộ gia đình triển khai làm nhà; huy động sự vào cuộc tích cực của cả cộng đồng dân cư.
Bên cạnh kinh phí hỗ trợ của nhà nước, các địa phương chủ động huy động thêm các nguồn lực, nhân công, vật liệu, đất đai... từ gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư để hỗ trợ các gia đình làm nhà; đối với các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có khả năng tự làm nhà, đã huy động các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư trực tiếp làm nhà cho người dân.
Những năm qua, triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà ở của tỉnh Yên Bái, mỗi căn nhà sau khi hoàn thành đã có giá trị cao hơn mức hỗ trợ của nhà nước, bình quân 120 triệu đồng/nhà làm mới, 40 triệu đồng/nhà sửa chữa.
Đặc biệt, trên cơ sở nguồn lực ngân sách trung ương hỗ trợ, đặc biệt là nguồn lực thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, căn cứ điều kiện thực tiễn của địa phương, tỉnh Yên Bái đã lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ thuộc các chương trình, dự án của Trung ương với nguồn lực từ ngân sách tỉnh và các nguồn xã hội hóa để triển khai thực hiện hiệu quả đề án; nguồn xã hội hóa chiếm trên 70%.
Với mục tiêu sớm "về đích” trong thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025, thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo các địa phương tập trung hỗ trợ các hộ dân khởi công làm nhà đảm bảo tiến độ hoàn thành trong tháng 8/2025, để trên địa bàn tỉnh không còn nhà tạm, nhà dột nát; góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng tỉnh phát triển theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. |
Tin mới nhất

Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững
Tin cùng chuyên mục

‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

'Mở đường' cho nông sản vùng cao: Bộ Công Thương hành động quyết liệt

Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
