Khoa học - công nghệ là trụ cột cho tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang

Cùng với các nguồn lực về lao động, vốn… khoa học và công nghệ được coi là một trong những trụ cột giúp kinh tế Bắc Giang tăng trưởng.
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập Bắc Giang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản Then

Trụ cột cho tăng trưởng kinh tế

Là tỉnh miền núi, xuất phát điểm thấp, song đến nay Bắc Giang thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu cả nước. Giai đoạn 5 năm (2016-2020), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) Bắc Giang bình quân đạt 14%/năm - thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu cả nước.

Khoa học - công nghệ là trụ cột cho tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt thăm gian hàng trà hoa vàng của hợp tác xã dược liệu Lựu Chanh - huyện Lục Nam tại Hội nghị sở hữu trí tuệ toàn quốc năm 2022

Ngành nông nghiệp của Bắc Giang duy trì đứng đầu khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đạt kết quả tích cực. Các chỉ số đánh giá cấp tỉnh đều được cải thiện mạnh mẽ, nhiều chỉ số quan trọng nằm trong Top đầu cả nước: Chỉ số hiện đại hóa nền hành chính đứng thứ 1; chuyển đổi số toàn diện đứng trong Top 10 toàn quốc, chỉ số chính quyền số đứng thứ 7, kinh tế số đứng thứ 14 toàn quốc... Các ngành kinh tế từng bước cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng sức cạnh tranh.

Thực tiễn Bắc Giang những năm qua cho thấy, ở đâu có sự sáng tạo trong đổi mới các giải pháp về kỹ thuật, công nghệ, chính sách, thì ở đó đều có sự tiến bộ vượt bậc.

Trong những năm qua, tỉnh luôn ưu tiên và tập trung nguồn lực cho phát triển khoa học - công nghệ. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, gắn kết chặt chẽ, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp để triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động khoa học - công nghệ, tập trung vào các lĩnh vực: Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học - công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khoa học - công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Kết hợp ứng dụng tiến bộ khoa học với đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm, phát huy tối đa thành quả của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0. Phát huy vai trò sàn giao dịch công nghệ ảo để tạo điểm đến giao dịch công nghệ cho các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ, nhà khoa học, đồng thời là nền tảng cho các hoạt động tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao, thương mại hóa công nghệ. Đặc biệt tập trung phát triển kinh tế số - một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số.

Với quan điểm phát triển khoa học - công nghệ không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền mà còn cần động lực và sự phối hợp chặt chẽ từ khu vực tư nhân. Từ quan điểm này, tỉnh Bắc Giang đã đưa ra chính sách chiến lược thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên chấp thuận đối với doanh nghiệp công nghệ và các doanh nghiệp có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao. Những kết quả đó là tiền đề để khoa học và công nghệ của Bắc Giang tạo nên bước bứt phá mới trong những năm tiếp theo.

Đòn bẩy cho tái cơ cấu kinh tế

Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh của Bắc Giang thời gian qua cho thấy, khoa học và công nghệ thực sự là đòn bẩy trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cụ thể:

Khoa học - công nghệ là trụ cột cho tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang
Ông Phạm Thế Dũng - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ; ông Chu Thúc Đạt - Vụ trưởng Vụ Phát triển công nghệ địa phương và ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì tọa đàm "Tìm kiếm, lựa chọn công nghệ bảo quản vải thiều phù hợp với điều kiện hiện nay tại tỉnh Bắc Giang"

Trong hoạt động quản lý nhà nước nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ được ban hành đã và đang phát huy hiệu quả: Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, chuyển đổi số, sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường khoa học, công nghệ; hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, truy xuất nguồn gốc sản phẩm... tạo điều kiện cho khoa học - công nghệ đổi mới mạnh mẽ và ngày càng hiệu quả, góp phần gia tăng giá trị cho các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh.

Trong sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc, tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao mà lần đầu tiên được sản xuất ở Bắc Giang như: Apple Watch, máy bay không người lái, một số sản phẩm điện tử, máy tính và phụ kiện, sản phẩm quang học, pin năng lượng mặt trời... Đây là những sản phẩm công nghệ cao, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; là những sản phẩm chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp công nghệ cao.

Trong sản xuất nông nghiệp đã quan tâm ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển nhiều sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh. Hiện nay, Bắc Giang đã xây dựng được 766 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tạo ra chuỗi giá trị như: Vùng chăn nuôi gà đồi Yên Thế, vùng chăn nuôi và tiêu thụ lợn sạch Tân Yên; Bắc Giang đang hình thành vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với quy mô gần 50 ngàn ha, trong đó Lục Ngạn là nòng cốt với sản phẩm chủ lực vải thiều, cam, bưởi, ổi, táo… được sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

Phát triển sản phẩm chủ lực thông qua việc tạo lập, quản lý và phát triển các đối tượng sở hữu công nghiệp. Là tỉnh được đứng trong Top đầu cả nước, bảo hộ quyền về sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, tiềm năng, đặc trưng của tỉnh như: Gà đồi Yên Thế, rau Yên Dũng, na dai Lục Nam, bưởi Hiệp Hòa, vú sữa Tân Yên... vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ, cấp chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Năm 2022, UBND tỉnh đã phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ toàn quốc tại thành phố Bắc Giang.

Bắc Giang cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch xác định: “Phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu xuyên suốt, dựa chủ yếu vào khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, đưa khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức và chuyển đổi số toàn diện, trở thành nhân tố đóng góp chủ yếu cho nâng cao chất lượng tăng trưởng”.

Tiếp tục đổi mới sáng tạo

Với mục tiêu đưa Bắc Giang trở thành một trong các địa phương dẫn đầu cả nước về quy mô kinh tế và mức độ phát triển công nghệ vào năm 2025, ngành khoa học và công nghệ chú trọng phát triển theo mô hình, giải pháp:

Phát triển các sản phẩm công nghệ, tập trung đầu tư nguồn lực từ khu vực công hơn nữa cho phát triển công nghệ, ưu tiên công nghệ lõi để tiếp cận, chuyển giao, chú trọng, nâng cao hơn nữa hiệu quả của chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ ở Bắc Giang.

Phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, xác định công nghệ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu - ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh; nhân rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP hướng tới đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (cây vải thiều, cam, bưởi, lúa, rau mầu, gỗ; con lợn, con gà)...Nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất, chuỗi giá trị đã hình thành có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển ở địa phương như “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”..

Đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì, nhãn mác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020 - 2025. Phấn đấu đến năm 2030 có 90% số sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp…

Phát huy hiệu quả của chính quyền điện tử, chính quyền số trong việc phục vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân. Ứng dụng rộng rãi về công nghệ thông tin và thành tựu của Cách mạng công nghệ 4.0, xây dựng cơ sở dữ liệu số ngành khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu toàn bộ dữ liệu phải được số hóa, quản lý và khai thác trực tuyến...

Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang, tiếp tục thực sự trở thành đòn bẩy trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động