Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Đà Nẵng: Trải nghiệm văn hóa đặc sắc của người Cơ Tu với “Toom Sara Fest Mùa yêu” Đà Nẵng: Xã miền núi Hòa Bắc làm du lịch cộng đồng, tạo sinh kế bền vững

Chuyển đổi cây trồng để giữ rừng

Rừng Hoà Bắc chiếm gần một nửa diện tích rừng của thành phố Đà Nẵng, là rừng đầu nguồn của sông Cu Đê có nhiệm vụ tích nước, điều tiết nguồn nước và là lá phổi xanh của thành phố. Rừng Hoà Bắc gồm gần 28 ngàn ha rừng tự nhiên, hơn 3,8 ngàn ha rừng trồng, trong đó có hơn 1,7 ngàn ha là rừng trồng keo nguyên liệu.

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng
Cần thiết đẩy nhanh việc chuyển đổi trồng cây keo sang cây gỗ lớn, cây lâu năm

Người Cơ Tu là những cư dân lưu trú lâu đời dưới tán rừng. Ở xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng), đồng bào Cơ Tu sống tập trung ở 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí.

Hơn 10 năm qua, cây keo được xem là cây xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào Cơ Tu vì dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn. Tuy nhiên, rừng keo không có khả năng giữ đất, chống xói mòn mà ngược lại rễ keo cạn, dễ đổ gãy khi có mưa bão; khi cây thi hoạch xong thì rễ khô mục, tạo những ống dẫn nước vào lòng đất, tăng nguy cơ sạt lở núi.

Trên thực tế, điều này đã xảy ra tại xã Hòa Bắc. Ông Đinh Văn Khèn (thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc) cho biết: Trồng cây keo dù có mang lại một phần kinh tế nhưng lại gây tác hại đến môi trường, bão về sức chống chịu của cây keo rất yếu. Những năm gần cây mưa bão cây keo lại gãy nhiều, người dân dễ bị mất trắng.

Mấy năm gần đây bão, mưa lớn, cây keo gãy nhiều, bà con cũng thiệt hại nhiều lắm”, bà Bùi Thị Hứa (thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc) cho hay.

Nghiêm trọng hơn, việc trồng keo, thu hoạch và đốt thực bì đã thay đổi phần lớn mặt đệm tại các lưu vực sông theo chiều hướng bất lợi, làm gia tăng lưu lượng đỉnh lũ cũng như suy giảm lưu lượng dòng chảy của sông Cu Đê mùa khô, gây ra sạt lở, ngập lụt, hạn hán ngày càng khốc liệt hơn trong những năm gần đây.

Để phát triển bền vững môi trường sinh thái đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc trồng rừng, định hướng chuyển đổi rừng keo sang rừng cây gỗ lớn là cấp thiết.

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng
Đồng bào Cơ Tu "mượn" âm nhạc để gây quỹ phát triển rừng, bảo vệ rừng ở đêm nhạc gây quỹ "Người Cơ Tu giữ rừng"

Người Cơ Tu cũng hiểu điều đó, những năm gần đây, nhiều người Cơ Tu đã chủ động chuyển đổi dần từ trồng keo sang trồng cây lâu năm.

Ông Đinh Văn Như (thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc) cho biết hiện ông đang làm một mô hình trồng rừng mới, đó là lấy ngắn nuôi dài. “Tôi trồng cây gỗ lớn xen lẫy với cây keo. Các loại cây gỗ là những cây bản địa như cây chò, quỷnh, kiềng kiềng, lát hoa. Cây keo sau 5 năm sẽ thu hoạch lấy vốn đó để nuôi cây gỗ lớn như vậy 10 năm đến 20 năm 30 năm. Đến lúc đó, tôi vừa phát triển kinh tế bền vững, vừa giữ được rừng và bảo vệ môi trường”, ông Như chia sẻ.

Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Dù biết trồng rừng gỗ lớn có ích về sau, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tuy nhiên, cũng theo nhiều người dân, khó khăn hiện tại đó là trồng cây gỗ lớn mất rất nhiều thời gian, nhanh là 10 năm, có khi đến 20, 30 năm. Trong khi rừng là nơi tạo sinh kế cho nhiều gia đình đồng bào Cơ Tu.

Theo bà Nguyễn Thị Phương (thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc), bà ủng hộ việc trồng cây gỗ lớn lâu năm. “Nhưng mà sợ cây lâu năm quá là nhiều khi mình bỏ vốn đó lâu quá mình sợ là không lấy lại được để lo thu nhập trong gia đình mình, nhưng mà trồng keo thấy không bảo đảm bên môi trường”, bà Phương nói.

Tôi ủng hộ chủ trương trồng cây gỗ lớn xen canh với cây ngắn ngày như cây keo. Việc chuyển đổi sang cây gỗ lớn lâu năm cũng vì bảo vệ con cháu mình về sau, bảo vệ rừng, giảm tác hại của thiên tai, bão lũ”, ông Đinh Văn Khèn bày tỏ.

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng
Giữ rừng, phát triển rừng là hướng đi giảm nghèo bền vững cho người dân sống gần giữ, giúp bảo vệ "lá phổi xanh" của Đà Nẵng

Thời gian qua, đã có nhiều chương trình đồng hành cùng người Cơ Tu giữ rừng.

Mới đây nhất, tại xã Hòa Bắc, Trung tâm bảo tồn đa dang sinh học Nước Việt Xanh phối hợp với Viện Gustav-Stresemann (GSI, Đức) tổ chức Đêm nhạc gây quỹ với chủ đề “Người Cơ Tu giữ rừng”.

Tại chương trình, các đơn vị, doanh nghiệp đã cùng chung tay cùng đồng bào Cơ Tu giữ rừng, phát triển rừng như cam kết trồng rừng, tặng phân bón cho người dân trồng rừng…

Được biết, đêm nhạc là hoạt động khởi động cho chương trình “Bring the forest back to life” gây quỹ (dự kiến 3 tỷ đồng) hỗ trợ cộng đồng người Cơ Tu tại xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) trồng 60.000 cây gỗ lớn thay cho trồng keo (tương đương với 50 ha rừng cây bản địa). Chương trình “Bring the forest back to life” là hoạt động trong khuôn khổ dự án “Huy động nguồn tài chính cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường bền vững tại TP. Đà Nẵng – dự án Quỹ bảo tồn” do Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam tài trợ.

Biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động cực đoan đến đời sống, kinh tế - xã hội. Bảo vệ rừng là một trong những giải pháp quan trọng để giảm thiệt hại do các tác động của thiên tai bão lũ gây ra. Trồng cây gỗ lớn không chỉ giúp giữ rừng, bảo vệ rừng, phát triển bền vững mà còn là hướng đi giảm nghèo bền vững cho người dân gần rừng. Để làm được điều này cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội.

Vũ Lê

Tin mới nhất

Vùng cao Xín Mần dệt giấc mơ nông nghiệp xanh

Vùng cao Xín Mần dệt giấc mơ nông nghiệp xanh

Xín Mần - vùng đất từng là biểu tượng của đói nghèo nay đang viết lại câu chuyện sinh kế, với sắc xanh của những cánh rừng dược liệu, chè Shan Tuyết trải dài...
Người Cơ Tu thoát nghèo nhờ chè dây Ra Zéh

Người Cơ Tu thoát nghèo nhờ chè dây Ra Zéh

Cây chè dây Ra Zéh đang trở thành mô hình kinh tế hiệu quả tại xã Tư, huyện Đông Giang (Quảng Nam), giúp người Cơ Tu từng bước thoát nghèo, ổn định sinh kế.
Tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho người dân Kon Tum

Tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho người dân Kon Tum

Nhiều hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo ở Kon Tum được tạo cơ hội phát triển sản xuất, tạo lập sinh kế, hướng tới mục tiêu thoát nghèo bền vững.
Chè Tân Thành và giấc mơ ‘thoát nghèo’ cho người vùng cao

Chè Tân Thành và giấc mơ ‘thoát nghèo’ cho người vùng cao

Hành trình của Hợp tác xã Chè Tân Thái 168 được dẫn dắt bởi ông Bàn Văn Dương, đã mở ra cơ hội mới cho người dân vùng cao thoát nghèo từ nông sản quê hương.
“Vàng xanh” giúp đồng bào Tủa Chùa thoát nghèo bền vững

“Vàng xanh” giúp đồng bào Tủa Chùa thoát nghèo bền vững

Ở nơi non cao Tủa Chùa (Điện Biên), cây chè Shan tuyết cổ thụ không chỉ là báu vật của thiên nhiên, mà còn là niềm tự hào và kế sinh nhai của đồng bào dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Dệt lanh - từ thủ công truyền thống đến chuỗi giá trị hàng hoá

Dệt lanh - từ thủ công truyền thống đến chuỗi giá trị hàng hoá

Từ khung cửi bản làng, những phụ nữ Mông đã thổi hồn vào vải lanh, đưa sản phẩm thủ công vươn xa, góp phần tạo sinh kế và làm giàu ngay tại quê hương Hà Giang.
Fìn Hò Trà: Nâng tầm vị chè Shan tuyết nơi rẻo cao

Fìn Hò Trà: Nâng tầm vị chè Shan tuyết nơi rẻo cao

Sản phầm Fìn Hò Trà của Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ đang góp phần nâng tầm hương vị tinh khiết của chè Shan tuyết nơi rẻo cao Hà Giang.
Dấu ấn người trẻ trên hành trình đổi mới nông thôn

Dấu ấn người trẻ trên hành trình đổi mới nông thôn

Mang khát vọng đổi thay, nhiều người trẻ chọn gắn bó với làng quê, bắt đầu từ những việc nhỏ, chính họ đang tạo nên chuyển biến tích cực cho nông thôn hôm nay.
Quế Bình Liêu: ‘Vàng xanh’ giúp bà con dân tộc làm giàu

Quế Bình Liêu: ‘Vàng xanh’ giúp bà con dân tộc làm giàu

Quế Bình Liêu đang trở thành nguồn sinh kế bền vững, giúp bà con dân tộc thiểu số của Quảng Ninh thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên quê hương.
Cao Bằng: Nghề xưa ‘mở lối’ du lịch cộng đồng Hoài Khao

Cao Bằng: Nghề xưa ‘mở lối’ du lịch cộng đồng Hoài Khao

Xóm Hoài Khao, tỉnh Cao Bằng đang 'thức giấc' cùng du lịch cộng đồng, trở thành điểm đến độc đáo nhờ sự giữ lửa bền bỉ từ những đôi bàn tay khéo léo…
Người Thái khởi nghiệp du lịch cộng đồng giữa lòng hồ

Người Thái khởi nghiệp du lịch cộng đồng giữa lòng hồ

Ông Là Văn Phong, người dân tộc Thái, chia sẻ hành trình xây dựng du lịch cộng đồng gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc, mang lại sinh kế bền vững cho bà con.
Vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó nhờ cây sắn dây

Vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó nhờ cây sắn dây

‘Bại nhưng không nản’, người ‘thuyền trưởng” HTX Nông dược xanh Mỹ Lung đã vươn lên làm giàu và hỗ trợ người dân địa phương thoát nghèo nhờ cây sắn dây.
Mỹ Lung đổi thay nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Mỹ Lung đổi thay nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang dần ‘thay da đổi thịt’ nhờ khai thác hiệu quả lợi thế du lịch tại địa phương.
Đòn bẩy giảm nghèo từ đặc sản bản địa

Đòn bẩy giảm nghèo từ đặc sản bản địa

Từ món ăn dân dã nơi bản nhỏ, cá tép dầu sấy khô đang mở ra con đường làm kinh tế mới, giúp đồng bào dân tộc thiểu số Sơn La thoát nghèo bền vững.
Nghề nuôi hươu sao: Mở triển vọng cho người dân Pom Lót

Nghề nuôi hươu sao: Mở triển vọng cho người dân Pom Lót

Từ nẻo cao Pom Lót, con hươu sao "gõ cửa" làm giàu - mô hình mới lạ, ít rủi ro, tạo sinh kế, hướng đến sản phẩm OCOP và du lịch nông nghiệp Điện Biên.
Dệt thổ cẩm – Dệt nên hành trình giảm nghèo bền vững

Dệt thổ cẩm – Dệt nên hành trình giảm nghèo bền vững

Từ khung cửi truyền thống, phụ nữ Thái ở Chiềng Châu đang dệt nên tương lai mới – một hành trình thoát nghèo bền vững bằng chính bản sắc văn hóa.
Longform | Ngát hương trầm trên núi Hương Khê

Longform | Ngát hương trầm trên núi Hương Khê

Thương hiệu hương trầm Tâm Thiên Hương đã ghi dấu ấn bằng việc kết hợp giữa giá trị truyền thống và sáng tạo hiện đại, nâng tầm sản phẩm miền núi Hà Tĩnh.
Điện Biên: ‘Công thức vàng’ từ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

Điện Biên: ‘Công thức vàng’ từ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

Điện Biên đã và đang khai thác hiệu quả du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP, tạo sinh kế bền vững và lan tỏa bản sắc văn hóa vùng cao đến du khách.
Tủa Chùa - nơi người Mông ‘xẻ’ đá trồng ngô, ‘dựng’ tương lai

Tủa Chùa - nơi người Mông ‘xẻ’ đá trồng ngô, ‘dựng’ tương lai

Tủa Chùa, Điện Biên - vùng đất đá xám, nơi những gốc ngô mọc lên từ hốc đá, nơi khát vọng sống của đồng bào người Mông mạnh hơn cả địa hình hiểm trở.
Cây gai xanh ‘nở hoa’ nơi rẻo cao

Cây gai xanh ‘nở hoa’ nơi rẻo cao

Từ những mảnh đất cằn cỗi ven đồi, cây gai xanh từng là loài cây hoang dại nay đã trở thành cây giảm nghèo cho nhiều hộ dân vùng miền núi Thanh Hoá.
Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay

Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay

Nà Sự (Điện Biên) khởi sắc nhờ mô hình homestay gắn với sản phẩm OCOP, mở hướng phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề người Mông giữa hội nhập

Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề người Mông giữa hội nhập

Ở tuổi 92, Nghệ nhân Sùng Thị Cờ vẫn miệt mài vẽ sáp ong trên vải lanh, lưu giữ tinh hoa người Mông giữa nhịp sống hiện đại.
Sơn tra:

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La

Cùng với những cây trồng chủ lực như xoài, nhãn, chanh leo… các sản phẩm từ quả sơn tra tại Sơn La cũng mang lại giá trị cao cho bà con đồng bào dân tộc Sơn La.
Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Xây dựng thương hiệu là chìa khóa quan trọng để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường cho nông sản vùng dân tộc.
Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững

Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững

Nhờ phát huy các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, đời sống của đồng bào dân tộc vùng cao Mai Châu (Hòa Bình) từng bước được cải thiện đáng kể.
Mobile VerionPhiên bản di động