Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương” Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Từ vùng dược liệu nơi vùng cao Sìn Hồ

Cách TP. Lai Châu (tỉnh Lai Châu) khoảng 60km về phía Tây, Sìn Hồ được đánh giá là 1 trong 8 vùng dược liệu trọng điểm của quốc gia. Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, nhiều giống dược liệu như đương quy, actiso, đỗ trọng, sâm cát cánh… đã được bà con đưa vào sản xuất tập trung, mở ra hướng đi mới giúp tăng thêm thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”
Bà con xã Sà Dề Phìn trồng và phát triển cây sâm Lai Châu

Câu chuyện của gia đình chị Sùng Thị Cúc - dân tộc Mông, ở bản Sảng Phìn, xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ là ví dụ điển hình. Từng là hộ nghèo nhất bản, cuộc sống của 9 nhân khẩu trong gia đình chị phụ thuộc hoàn toàn vào mấy mảnh nương lúa, nương ngô, khiến cuộc sống thiếu trước, hụt sau kéo dài nhiều năm, gia đình thường xuyên phải nhờ vào nguồn gạo cứu đói mùa giáp hạt của Nhà nước.

Cách đây mấy năm, khi được Nhà nước hỗ trợ giống, phân bón, chị mạnh dạn trồng hơn 1.000m2 cây đương quy và actiso trên mảnh nương gần nhà. Dược liệu cho thu hoạch đã được tiểu thương đến tận nương thu mua, cộng với khoản tiền tích cóp của chồng chị làm công nhân ở Bắc Ninh, tiền hai mẹ con đi làm thuê cho công ty dược liệu gần nhà, vừa qua gia đình chị đã sửa được nhà và mua một số vật dụng sinh hoạt trong gia đình.

Không chỉ gia đình chị Cúc, nhiều hộ nông dân ở xã Sà Dề Phìn đã thoát nghèo nhờ những vườn dược liệu. Xác định phát triển cây dược liệu gắn với xây dựng nông thôn mới và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế; tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước gắn với du lịch cộng đồng… huyện Sìn Hồ đã lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu phù hợp như đương quy, actisô, đỗ trọng, sâm cát cánh, thất diệp nhất chi hoa…

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”
Nhiều hộ nông dân ở xã Sà Dề Phìn thoát nghèo nhờ những vườn dược liệu

Hiện địa phương đã thu hút được một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào đầu tư phát triển mở rộng diện tích các cây dược liệu. Các sản phẩm dược liệu sau thu hoạch đã khẳng định được hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa, ngô hay các cây hoa màu khác và được tiêu thụ nhiều trên thị trường trong nước, giúp người dân có thu nhập ổn định.

Toàn huyện Sìn Hồ có hơn 600ha dược liệu các loại. Riêng từ năm 2020 đến nay, huyện trồng mới hơn 120ha, chủ yếu là các loại cây như actisô, đương quy, với kinh phí hỗ trợ của huyện lên tới hơn 2,1 tỷ đồng. Huyện cũng đã hình thành vùng trồng dược liệu tại các xã: Sà Dề Phìn, Làng Mô, Tả Phìn, Phăng Sô Lin, Tả Ngảo, thị trấn và một số địa phương có tiểu vùng khí hậu phù hợp.

Kết quả trồng khảo nghiệm dược liệu của một số công ty và công trình nghiên cứu khoa học tại Sìn Hồ cho thấy, các cây dược liệu có dược tính cao hơn so với các địa phương trong cả nước.

Theo ông Nguyễn Quốc Vương - Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ, các công ty vào địa bàn chỉ đưa chuyên gia, cán bộ kỹ thuật dưới xuôi lên, còn toàn bộ quá trình làm đất, gieo trồng, làm cỏ, chăm sóc cây dược liệu là lao động tại địa phương. Từ đó, giúp đồng bào có việc làm và thu nhập ổn định hơn trước. Chẳng hạn như Công ty cổ phần Nông nghiệp cao Thái Minh, Công ty cổ phần Sao Đỏ Tây Bắc bình quân thuê 10 lao động làm việc thường xuyên với mức thu nhập 6 - 8 triệu đồng/tháng.

Nhằm xây dựng Sìn Hồ trở thành vùng dược liệu lớn của tỉnh Lai Châu, thời gian tới, huyện tiếp tục phát triển diện tích các loài cây dược liệu hiện có; trồng cải tạo, bổ sung, thay thế diện tích cây dược liệu đã khai thác; tích cực thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người dân; bảo tồn, phát triển một số loại dược liệu quý.

Mục tiêu của Sìn Hồ thời gian tới là tiếp tục phát triển diện tích các loại cây dược liệu hiện có; trồng cải tạo, bổ sung, thay thế diện tích cây dược liệu đã khai thác; tích cực thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người dân để bảo tồn, phát triển một số loại dược liệu quý như sâm Lai Châu, thất diệp nhất chi hoa. Với các chính sách thu hút ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân, cây dược liệu đang là cây chủ lực giúp người dân trên địa bàn huyện Sìn Hồ giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ tăng cường liên kết chuỗi phát triển, bao tiêu sản phẩm, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, đầu tư xây dựng nhà máy sơ chế dược liệu tại xã Sà Dề Phìn. Phấn đấu đến năm 2025, Sìn Hồ có 719ha diện tích trồng mới các loại cây dược liệu và đến năm 2030 huyện có 772ha các loại cây dược liệu.

Địa phương đã và đang khuyến khích người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mở rộng diện tích trồng dược liệu. Ngoài ra, huyện còn có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trồng và phát triển cây dược liệu quy mô lớn. Từ các sản phẩm dược liệu, huyện đã có nhiều mặt hàng nông sản được chứng nhận sản phẩm OCOP của tỉnh và từng bước khẳng định ưu thế, hiệu quả kinh tế.

Đến vườn cây trĩu quả ở Bắc Giang, Phú Thọ

Mới đây, Hội Nông dân xã Hợp Đức (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã tổ chức trồng và bàn giao công trình “Vườn cây tình nghĩa giúp đỡ hội viên giảm nghèo” cho hội viên Nguyễn Văn Trung ở thôn Tiến Sơn là hội viên nông dân thuộc hộ nghèo. Tại đây, Hội viên nông dân xã Hợp Đức đã trồng 70 cây vải sớm trên diện tích 3.600m2 đất vườn, với tổng kinh phí công trình trên 8 triệu đồng và 15 ngày công lao động.

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”
Những “vườn cây tình nghĩa” ở Tân Yên giúp hội viên thoát nghèo

Qua tìm hiểu được biết, phong trào tặng “vườn cây giảm nghèo”, “vườn cây tình nghĩa” do Hội Nông dân huyện Tân Yên phát động từ năm 2017. Theo đó, mỗi hội viên nông dân ủng hộ tối thiểu 2.000 đồng và giúp đỡ ngày công lao động cho hộ nghèo, cận nghèo phá bỏ vườn tạp để trồng cây ăn quả. Phong trào sau này đã được nhân rộng tới các tổ chức hội, đoàn thể khác như hội phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên.

Đặc biệt từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Yên đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, tổ chức hội, đoàn thể chung tay thực hiện các giải pháp hỗ trợ hội viên, đoàn viên và nhân dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế. Hình thức tặng “vườn cây giảm nghèo”, “vườn cây tình nghĩa” được Hội Nông dân khởi xướng được nhân rộng tới hội phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên.

Theo đó, các hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ cây giống căn cứ theo nhu cầu và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế. Ví dụ tại xã Hợp Đức thường hỗ trợ hộ nghèo trồng cây vú sữa, vải thiều; xã Quế Nham, Ngọc Lý hỗ trợ trồng cây bưởi, hồng xiêm; xã Liên Chung, các hộ dân được tặng cây bưởi, mít hoặc sâm Nam núi Dành.

Không chỉ tặng cây giống, các cơ sở hội còn hỗ trợ phân bón, cử cán bộ, hội viên đến thăm vườn, kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc trong thời gian đầu. Hàng năm, các hội cũng tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt giúp bà con nâng cao kinh nghiệm sản xuất.

Cùng với nguồn đóng góp, ủng hộ của hội viên, đoàn viên, nhiều vườn cây tại các xã như: Quế Nham, Ngọc Lý, Hợp Đức còn được UBND xã hỗ trợ kinh phí hoặc trích từ Quỹ Vì người nghèo địa phương. Hình thức hỗ trợ này dành cho những hộ có ruộng vườn nhưng thiếu vốn, tư liệu sản xuất. Qua rà soát, Hội sẽ nắm bắt nhu cầu, điều kiện thực tế mỗi gia đình để hỗ trợ loại cây phù hợp.

Theo ông Nguyễn Huy Ngọc - Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Tân Yên, tặng vườn cây là hình thức hỗ trợ sinh kế thiết thực, có ý nghĩa lâu dài, phù hợp với điều kiện thực tế hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương. Qua đó góp phần giúp các gia đình khó khăn có thêm điều kiện để sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thống kê sơ bộ, đến nay, toàn huyện Tân Yên đã trồng, tặng 120 vườn cây ăn quả gồm các loại: Nhãn, bưởi, hồng xiêm, vú sữa, mít, xoài cho hộ nghèo. Mỗi vườn trồng từ 40-120 cây, tổng trị giá hơn 1,5 tỷ đồng. Nhờ sự hỗ trợ thiết thực, hơn 5 năm qua, các cơ sở hội nông dân trong huyện đã giúp 135 hội viên thoát nghèo. Kết quả đó góp phần để tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm bình quân gần 2%/năm.

Ngắm nhìn thành quả có được, nhiều bà con trong xã Liên Chung phấn khởi chia sẻ: Với mức thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng/vụ bưởi đã giúp gia đình có thêm điều kiện trang trải cuộc sống.

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”
Phong trào tặng “vườn cây giảm nghèo”, “vườn cây tình nghĩa” do Hội Nông dân huyện Tân Yên phát động từ năm 2017

Còn với người dân ở xã Hợp Đức, với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp để trồng loại cây vú sữa, tính trung bình mỗi vườn 50 cây cho thu nhập từ 25-30 triệu đồng/vụ, chưa kể nguồn thu từ mít, vải thiều giúp nhiều gia đình ở đây thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Chưa có phong trào tặng “vườn cây giảm nghèo”, “vườn cây tình nghĩa” như ở Tân Yên (Bắc Giang) nhưng huyện miền núi Thanh Sơn (Phú Thọ) lại hình thành được các vùng cây ăn quả tập trung, ứng dụng công nghệ cao, có sự liên kết bao tiêu sản phẩm giúp bà con tăng thêm thu nhập.

Với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất, Thanh Sơn đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, chú trọng phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đến nay, trên địa bàn huyện bước đầu hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả, ngày càng mang lại hiệu quả cao, góp phần giảm nghèo bền vững.

Các mô hình sản xuất có hiệu quả xuất hiện ngày càng nhiều ở Thanh Sơn, điển hình như phát triển mô hình trồng bưởi tập trung tại các xã Tất Thắng, Tân Minh, Tân Lập, Cự Thắng, Cự Đồng, Võ Miếu…; liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho bà con nhân dân, nâng cao giá trị thu nhập cho bà con.

Hiện toàn huyện có trên 600ha cây ăn quả các loại, trong đó diện tích bưởi chiếm trên 80%, còn lại là cây có giá trị kinh tế cao như: Cam, thanh long, táo... Các trang trại, gia trại, hộ gia đình đầu tư, phát triển mở rộng quy mô sản xuất và đạt hiệu quả, giải quyết việc làm tại địa phương, tăng thu nhập, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Những ngày này, nhiều mô hình trang trại tổng hợp trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ở huyện Thanh Sơn được nhiều người đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Chia sẻ của một số chủ trang trại cho biết, chỉ tính riêng nguồn thu từ cây ăn quả đã giúp gia đình mỗi năm thu nhập tới trên 100 triệu đồng.

Nhờ nguồn thu từ những trái ngọt, giờ đây nhiều hộ nông dân, trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu.

Tâm An

Tin mới nhất

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Đảng viên người dân tộc Chứt quyết thoát nghèo với cây mít ruột đỏ

Đảng viên người dân tộc Chứt quyết thoát nghèo với cây mít ruột đỏ

Với quyết tâm thoát nghèo bằng cây mít ruột đỏ, chàng đảng viên trẻ Phan Chí Nhật người dân tộc Chứt đang dẫn khẳng định được điều đó với bản làng.
Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.

Tin cùng chuyên mục

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động