Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Khánh thành cầu dân sinh tặng nhân dân huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) 25 tỷ đồng xây cầu dân sinh giúp thay đổi cuộc sống người dân 6 huyện nghèo

Hết nỗi lo mang tên cầu phao "tử thần"

Cầu phao Cẩm Vân bắc qua sông Mã, nối liền 2 xã Cẩm Vân và Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Mong mỏi 1 cây cầu bê tông bắc qua sông Mã không chỉ của riêng lãnh đạo huyện miền núi này, mà còn của hàng chục nghìn nhân khẩu của 7 xã phía Nam huyện Cẩm Thủy. Hiện cầu phao Cẩm Vân có bề rộng khoảng 3 - 4m, dài 240m được nối bởi các nhịp phao đã hoen rỉ, mặt sàn của cầu là các then gỗ, các tấm tôn kim loại được xếp đặt lộn xộn… Mỗi khi người dân và học sinh qua lại, cây cầu chung chiêng như chiếc “bẫy” trực muốn xô đẩy người qua cầu xuống sông. Đặc biệt là vào ngày mùa nhu cầu đi lại cao trong khi cây cầu nhỏ và hẹp, không có lan can hai bên thì mối nguy mang tên “tai nạn” thường trực hơn bao giờ.

Sau khi biết thông tin UBND tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị triển khai xây dựng cầu Cẩm Vân, người dân trên địa bàn đã không dấu nổi niềm vui, bởi ước mơ bao nhiêu năm có một cây cầu nay đang dần thành hiện thực. Người dân sống trên địa bàn sẽ không còn cảnh qua sông phải chờ đợi phà, không sợ mưa bão cản trở việc đi lại, học tập của các cháu... Địa phương cũng sẽ có cơ hội để kêu gọi đầu tư, phát triển công nghiệp; việc kinh doanh, thương mại cũng sẽ thuận lợi, giúp người dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Ước mơ có một cây cầu của người dân xã Cẩm Vân, tỉnh Thanh Hóa đã thành hiện thực
Người dân của nhiều xã ở huyện Cẩm Thủy luôn lo âu mỗi khi đi qua cây cầu này

Ông Phạm Văn Thư, thôn 102 xã Cẩm Yên chia sẻ: “Cây cầu là niềm mong ước của hàng nghìn bà con mấy xã chúng tôi. Vì đường giao thông không thuận tiện nên người dân sản xuất, canh tác ra nông sản khi bán ra với giá khá thấp, có khi còn lỗ vốn. Chưa kể đến mùa nước lên học sinh phải nghỉ học. Hàng năm đều có người thiệt mạng khi tham gia giao thông qua cây cầu phao hiện tại. Nay được Nhà nước đầu tư xây dựng cây cầu cứng thì vui lắm, đời sống người dân quanh vùng sẽ phát triển hơn rất nhiều. Mong điều ước này sớm trở thành hiện thực”.

Cũng chung niềm vui như ông Thư, bà Cao Thị Mai, xã Cẩm Vân phấn khỏi buông lời: “Do điều kiện địa hình nên việc đi lại của bà con gặp nhiều khó khăn, thường xuyên phải chịu cảnh chia cắt khi vào mùa mưa lớn. Để vượt qua bên kia sông, chính quyền đã xây dựng cầu phao bằng thùng sắt lớn ghép vào nhau. Cây cầu phao chỉ khoảng 3m chiều ngang đủ chỗ cho một chiếc xe ôtô loại nhỏ đi qua. Khi mùa mưa tới, nước sông Mã dâng lên rất nhanh, cầu bị cắt nên việc đi lại vô cùng khó khăn phải nhờ vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Đây cũng là rào cản phát triển kinh tế của nhiều hộ dân quanh vùng. Chúng tôi luôn mong có cây cầu bắc qua sông, để đi lại an toàn hơn trong mùa mưa bão. Giờ đây sẽ hết nỗi lo cầu phao mang tên "tử thần". Cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm đến vùng khó khăn như chúng tôi”.

Ước mơ có một cây cầu của người dân xã Cẩm Vân, tỉnh Thanh Hóa đã thành hiện thực
Cây cầu phao cản trở việc phát triển kinh tế, giao thương buôn bán của người dân nơi đây

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Viết Hoài – Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy cho biết: “Phát triển hạ tầng giao thông nông thôn không chỉ giúp người dân đi lại thuận tiện, rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực, mà còn tạo đà để phát triển kinh tế phục vụ cho việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của địa phương; góp phần vào việc nâng cao tiêu chí giao thông nông thôn. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ Trung ương tới địa phương, đến nay dự án mới triển khai đến bước thống nhất phương án xây dựng của các Sở, ngành, đơn vị liên quan”.

Sớm triển khai xây dựng cầu Cẩm Vân

Trên cơ sở ý kiến thống nhất của các sở, ngành, đơn vị liên quan, mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm đã có ý kiến chỉ đạo thống nhất phương án thiết kế cầu xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy với tổng mức đầu tư không quá 330 tỷ đồng.

Trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa nhận được Công văn số 4336/SGTVT-TĐKHKT ngày 28/7/2023 của Sở Giao thông Vận tải về việc phương án thiết kế cầu Cẩm Vân qua sông Mã, thuộc Dự án đầu xây dựng cầu Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy. Trên cơ sở ý kiến thống nhất của các sở, ngành, đơn vị liên quan tại cuộc họp ngày 4/8/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm đã có ý kiến chỉ đạo thống nhất phương án thiết kế, theo hướng tuyến bước lập chủ trương đầu tư; điểm đầu giao với Đường tỉnh 518B tại vị trí Chợ Bãi (Km14+621/ĐT.518B) thuộc xã Cẩm Vân; điểm cuối giao với Quốc lộ 217 tại Km41+191/QL 217 thuộc xã Cẩm Tân và giải pháp thiết kế cầu Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải tại Công văn số 4336/SGTVTTĐKHKT ngày 28/7/2023.

Ước mơ có một cây cầu của người dân xã Cẩm Vân, tỉnh Thanh Hóa đã thành hiện thực
Mỗi khi mùa mưa bão về, cây cầu phao phải tháo dỡ, người dân lại phải chờ đợi để qua sông bằng thuyền

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm giao chủ đầu tư dự án là Ban quản lý dự án đầu tư, công trình giao thông Thanh Hóa chủ động đấu mối, phối hợp với UBND huyện Cẩm Thủy, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, để cập nhật hướng tuyến đường vào Quy hoạch chung đô thị Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 và các quy hoạch khác có liên quan đảm bảo theo quy định.

Để việc xây dựng cầu Cẩm Vân sớm được triển khai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm đã chỉ đạo đơn vị tư vấn và đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng cầu Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy và trình thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.

UBND huyện Cẩm Thủy, phối hợp với chủ đầu tư, tư vấn thiết kế xác định khối lượng, chi phí giải phóng mặt bằng; chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với khối lượng các loại đất theo bản vẽ chiếm dụng do chủ đầu tư cung cấp, tính chính xác của đơn giá ban hành trên địa bàn để áp giá tính chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.

"Giấc mơ" có một cây cầu của hàng nghìn hộ dân thuộc 7 xã phía Nam huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đang dần thành hiện thực. Sau khi cây cầu hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ giúp người dân trên địa bàn nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo ra "cú huých" để người dân giao thương, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.

Hoàng Minh

Tin mới nhất

Vùng cao Xín Mần dệt giấc mơ nông nghiệp xanh

Vùng cao Xín Mần dệt giấc mơ nông nghiệp xanh

Xín Mần - vùng đất từng là biểu tượng của đói nghèo nay đang viết lại câu chuyện sinh kế, với sắc xanh của những cánh rừng dược liệu, chè Shan Tuyết trải dài...
Người Cơ Tu thoát nghèo nhờ chè dây Ra Zéh

Người Cơ Tu thoát nghèo nhờ chè dây Ra Zéh

Cây chè dây Ra Zéh đang trở thành mô hình kinh tế hiệu quả tại xã Tư, huyện Đông Giang (Quảng Nam), giúp người Cơ Tu từng bước thoát nghèo, ổn định sinh kế.
Tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho người dân Kon Tum

Tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho người dân Kon Tum

Nhiều hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo ở Kon Tum được tạo cơ hội phát triển sản xuất, tạo lập sinh kế, hướng tới mục tiêu thoát nghèo bền vững.
Chè Tân Thành và giấc mơ ‘thoát nghèo’ cho người vùng cao

Chè Tân Thành và giấc mơ ‘thoát nghèo’ cho người vùng cao

Hành trình của Hợp tác xã Chè Tân Thái 168 được dẫn dắt bởi ông Bàn Văn Dương, đã mở ra cơ hội mới cho người dân vùng cao thoát nghèo từ nông sản quê hương.
“Vàng xanh” giúp đồng bào Tủa Chùa thoát nghèo bền vững

“Vàng xanh” giúp đồng bào Tủa Chùa thoát nghèo bền vững

Ở nơi non cao Tủa Chùa (Điện Biên), cây chè Shan tuyết cổ thụ không chỉ là báu vật của thiên nhiên, mà còn là niềm tự hào và kế sinh nhai của đồng bào dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Dệt lanh - từ thủ công truyền thống đến chuỗi giá trị hàng hoá

Dệt lanh - từ thủ công truyền thống đến chuỗi giá trị hàng hoá

Từ khung cửi bản làng, những phụ nữ Mông đã thổi hồn vào vải lanh, đưa sản phẩm thủ công vươn xa, góp phần tạo sinh kế và làm giàu ngay tại quê hương Hà Giang.
Fìn Hò Trà: Nâng tầm vị chè Shan tuyết nơi rẻo cao

Fìn Hò Trà: Nâng tầm vị chè Shan tuyết nơi rẻo cao

Sản phầm Fìn Hò Trà của Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ đang góp phần nâng tầm hương vị tinh khiết của chè Shan tuyết nơi rẻo cao Hà Giang.
Dấu ấn người trẻ trên hành trình đổi mới nông thôn

Dấu ấn người trẻ trên hành trình đổi mới nông thôn

Mang khát vọng đổi thay, nhiều người trẻ chọn gắn bó với làng quê, bắt đầu từ những việc nhỏ, chính họ đang tạo nên chuyển biến tích cực cho nông thôn hôm nay.
Quế Bình Liêu: ‘Vàng xanh’ giúp bà con dân tộc làm giàu

Quế Bình Liêu: ‘Vàng xanh’ giúp bà con dân tộc làm giàu

Quế Bình Liêu đang trở thành nguồn sinh kế bền vững, giúp bà con dân tộc thiểu số của Quảng Ninh thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên quê hương.
Cao Bằng: Nghề xưa ‘mở lối’ du lịch cộng đồng Hoài Khao

Cao Bằng: Nghề xưa ‘mở lối’ du lịch cộng đồng Hoài Khao

Xóm Hoài Khao, tỉnh Cao Bằng đang 'thức giấc' cùng du lịch cộng đồng, trở thành điểm đến độc đáo nhờ sự giữ lửa bền bỉ từ những đôi bàn tay khéo léo…
Người Thái khởi nghiệp du lịch cộng đồng giữa lòng hồ

Người Thái khởi nghiệp du lịch cộng đồng giữa lòng hồ

Ông Là Văn Phong, người dân tộc Thái, chia sẻ hành trình xây dựng du lịch cộng đồng gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc, mang lại sinh kế bền vững cho bà con.
Vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó nhờ cây sắn dây

Vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó nhờ cây sắn dây

‘Bại nhưng không nản’, người ‘thuyền trưởng” HTX Nông dược xanh Mỹ Lung đã vươn lên làm giàu và hỗ trợ người dân địa phương thoát nghèo nhờ cây sắn dây.
Mỹ Lung đổi thay nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Mỹ Lung đổi thay nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang dần ‘thay da đổi thịt’ nhờ khai thác hiệu quả lợi thế du lịch tại địa phương.
Đòn bẩy giảm nghèo từ đặc sản bản địa

Đòn bẩy giảm nghèo từ đặc sản bản địa

Từ món ăn dân dã nơi bản nhỏ, cá tép dầu sấy khô đang mở ra con đường làm kinh tế mới, giúp đồng bào dân tộc thiểu số Sơn La thoát nghèo bền vững.
Nghề nuôi hươu sao: Mở triển vọng cho người dân Pom Lót

Nghề nuôi hươu sao: Mở triển vọng cho người dân Pom Lót

Từ nẻo cao Pom Lót, con hươu sao "gõ cửa" làm giàu - mô hình mới lạ, ít rủi ro, tạo sinh kế, hướng đến sản phẩm OCOP và du lịch nông nghiệp Điện Biên.
Dệt thổ cẩm – Dệt nên hành trình giảm nghèo bền vững

Dệt thổ cẩm – Dệt nên hành trình giảm nghèo bền vững

Từ khung cửi truyền thống, phụ nữ Thái ở Chiềng Châu đang dệt nên tương lai mới – một hành trình thoát nghèo bền vững bằng chính bản sắc văn hóa.
Longform | Ngát hương trầm trên núi Hương Khê

Longform | Ngát hương trầm trên núi Hương Khê

Thương hiệu hương trầm Tâm Thiên Hương đã ghi dấu ấn bằng việc kết hợp giữa giá trị truyền thống và sáng tạo hiện đại, nâng tầm sản phẩm miền núi Hà Tĩnh.
Điện Biên: ‘Công thức vàng’ từ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

Điện Biên: ‘Công thức vàng’ từ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

Điện Biên đã và đang khai thác hiệu quả du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP, tạo sinh kế bền vững và lan tỏa bản sắc văn hóa vùng cao đến du khách.
Tủa Chùa - nơi người Mông ‘xẻ’ đá trồng ngô, ‘dựng’ tương lai

Tủa Chùa - nơi người Mông ‘xẻ’ đá trồng ngô, ‘dựng’ tương lai

Tủa Chùa, Điện Biên - vùng đất đá xám, nơi những gốc ngô mọc lên từ hốc đá, nơi khát vọng sống của đồng bào người Mông mạnh hơn cả địa hình hiểm trở.
Cây gai xanh ‘nở hoa’ nơi rẻo cao

Cây gai xanh ‘nở hoa’ nơi rẻo cao

Từ những mảnh đất cằn cỗi ven đồi, cây gai xanh từng là loài cây hoang dại nay đã trở thành cây giảm nghèo cho nhiều hộ dân vùng miền núi Thanh Hoá.
Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay

Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay

Nà Sự (Điện Biên) khởi sắc nhờ mô hình homestay gắn với sản phẩm OCOP, mở hướng phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề người Mông giữa hội nhập

Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề người Mông giữa hội nhập

Ở tuổi 92, Nghệ nhân Sùng Thị Cờ vẫn miệt mài vẽ sáp ong trên vải lanh, lưu giữ tinh hoa người Mông giữa nhịp sống hiện đại.
Sơn tra:

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La

Cùng với những cây trồng chủ lực như xoài, nhãn, chanh leo… các sản phẩm từ quả sơn tra tại Sơn La cũng mang lại giá trị cao cho bà con đồng bào dân tộc Sơn La.
Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Xây dựng thương hiệu là chìa khóa quan trọng để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường cho nông sản vùng dân tộc.
Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững

Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững

Nhờ phát huy các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, đời sống của đồng bào dân tộc vùng cao Mai Châu (Hòa Bình) từng bước được cải thiện đáng kể.
Mobile VerionPhiên bản di động