Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
Phát triển nông nghiệp hàng hoá Nghị quyết 10 tạo đột phá, khơi nguồn lực phát triển nông nghiệp ở Bảo Thắng

Động lực từ Nghị quyết 05

Ươm mầm trên dải đất địa đầu Tây Bắc từ những năm 1960 của thế kỷ trước, đã có thời điểm, cây chè ở vùng đất Lai Châu dường như bị lãng quên, hòa vào những loài cây hoang dại ven các sườn đồi. Nhưng giờ đây, nhờ chủ trương đúng đắn của tỉnh, cây chè tiếp tục được bám rễ, sinh sôi trở lại trên khắp các vùng quê Lai Châu. Những nương chè xanh ngút tầm mắt, hương chè thoang thoảng bay, vị chát, ngọt nơi đầu lưỡi và hiện hữu trên thương trường thế giới, trở thành một trong những sản phẩm chủ lực đầy tự hào của địa phương.

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá
Chè là một trong những sản phẩm thế mạnh của Lai Châu (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lai Châu)

Việc phát triển cây chè thành một sản phẩm hàng hoá tập trung, có thương hiệu là “quả ngọt” từ hàng loạt các chính sách của địa phương, trong đó có các chính sách tại Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 05).

Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu, hơn 2 năm Nghị quyết được triển khai, với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, cùng với sự đồng thuận cao của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua khó khăn, thách thức, các quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết 05 từng bước được cụ thể hóa, nông nghiệp tỉnh Lai Châu nói chung và nông nghiệp hàng hóa tập trung nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực.

Theo đó, sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa tập trung, bước đầu khai thác lợi thế gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ vào các vùng trọng điểm, các sản phẩm chủ lực gắn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung đã chú trọng lấy doanh nghiệp, hợp tác xã là trung tâm, cộng đồng dân cư và hộ nông dân là chủ thể, gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch, qua đó đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần.

Về các sản phẩm hàng hóa chủ lực có lợi thế, tính đến hết năm 2022, tỉnh Lai Châu có tổng diện tích cây mắc ca 6.603 ha; tổng diện tích chè đạt 9.316,7 ha; chăm sóc, bảo vệ 12.945 ha cây cao su.

Về sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc sản, diện tích lúa hàng hóa đạt 3.936 ha; phát triển các loại hoa tập trung 115,2 ha/200 ha; trồng mới hoa địa lan 50.118 chậu; trồng mới cây ăn quả tập trung đạt 1.316,8 ha; toàn tỉnh hiện có 151 cơ sở chăn nuôi đại gia súc tập trung; phát triển mới 5.893 thùng ong; phát triển mới 55.512 m3 cá lồng…

Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất như: Nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao… đã được chú trọng phát triển. Toàn tỉnh thực hiện 34 mô hình khuyến nông chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho 3.252 hộ nông dân tham gia. Phục tráng và xây dựng nhiều nhãn hiệu sản phẩm lúa; phát triển 29,8 ha nhà màng, nhà lưới; cấp giấy chứng nhận theo các quy trình kỹ thuật an toàn 289,72 ha; có 01 trang trại nuôi lợn quy mô 10.933,4 m2; 01 cơ sở nuôi cá nước lạnh thể tích 9.000 m3.

Tự hào những sản phẩm thế mạnh

Đến nay, sau những quyết sách mạnh mẽ từ chính quyền địa phương và sự nỗ lực của người dân trên địa bàn tỉnh, Lai Châu đã có nhiều sản phẩm đáng tự hào.

Đơn cử, Lai Châu đang có khoảng gần 9.000 ha chè. Diện tích chè kinh doanh đạt gần 7.000 ha, năng suất chè búp tươi bình quân đạt 73,1 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 45 nghìn tấn/năm, tương ứng 11.000 tấn chè búp khô các loại. Diện tích chè tham gia liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên 5.700 ha, chiếm khoảng 64% tổng diện tích.

Cây chè Lai Châu tập trung chủ yếu tại các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, thành phố Lai Châu với giống chè như: Chè Shan, Kim Tuyên, PH8, chè cổ thụ. Trong đó, Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên là những địa phương có diện tích chè lớn của tỉnh Lai Châu. Tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên, cơ chế chính sách và nguồn lao động dồi dào, các huyện đã xây dựng thành công thương hiệu chè sạch chất lượng cao với sự tham gia của các công ty, doanh nghiệp và hàng nghìn hộ dân.

Cùng với cây chè, Lai Châu nằm ở vùng thượng lưu sông Đà nên có diện tích mặt nước lớn, là nguồn tài nguyên để phát triển thủy điện và nuôi trồng thủy sản. Tận dụng lợi thế này, nhiều hợp tác xã đã phát triển nghề nuôi cá thương phẩm, mang lại thu nhập cao cho các hộ thành viên.

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá
Lai Châu nằm ở vùng thượng lưu sông Đà nên có diện tích mặt nước lớn, là nguồn tài nguyên để phát triển thủy điện và nuôi trồng thủy sản (Ảnh: Cổng Thông tin UBND huyện Nậm Nhùn)

Đáng chú ý, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, tỉnh Lai Châu thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất cho HTX đủ điều kiện, tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số và chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có lĩnh vực thuỷ sản.

Hiện tại, ở Lai Châu có 174 HTX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, tăng 66 HTX so với năm 2020, chiếm trên 53% so với tổng số HTX đang hoạt động. Tạo việc làm cho 1.568 thành viên và 1.868 lao động với thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/người/tháng.

Đối với cây ăn quả, huyện Than Uyên là một trong những điểm sáng của tỉnh Lai Châu. Theo đó, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, huyện Than Uyên đã nỗ lực vận động người dân tham gia sản xuất, mở rộng quy mô, thay đổi phương thức từ nhỏ lẻ sang tập trung; liên kết, giới thiệu, thu hút đầu tư các doanh nghiệp để phát triển các mô hình nông nghiệp hiệu quả. Hiện huyện đang tập trung vào các dự án nông nghiệp phát triển sản xuất chuyên canh với quy mô lớn như: gạo chất lượng cao, cao su, chè, quế, chăn nuôi tập trung đại gia súc, nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Huội Quảng, bản Chát.

Đặc biệt, huyện đã mạnh dạn đưa vào một số loại cây trồng tập trung có sự liên kết tiêu thụ sản phẩm như mô hình ngô ngọt, chanh leo (thực hiện liên kết sản xuất giữa huyện Than Uyên với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, chi nhánh Sơn La). Qua đánh giá chất lượng cho thấy cây ngô ngọt, chanh leo trồng ở Than Uyên phù hợp, năng suất cao, chất lượng đảm bảo, hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa. Từ đó góp phần thay đổi tư duy trong sản xuất thông qua các mô hình trồng trọt, chăn nuôi tập trung, hiệu quả; một số vùng nông sản đã hình thành và ngày càng ổn định.

Thời quan qua, với mục tiêu đẩy mạnh thâm canh, hạn chế đất nông nghiệp bỏ trống, vụ Xuân Hè năm nay, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Than Uyên phối hợp với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao thực hiện mô hình sản xuất thử nghiệm giống Ngô ngọt HIBRIX 53 gắn với liên kết và tiêu thụ sản phẩm.

Mô hình thử nghiệm được triển khai với quy mô 4 ha tại bản Hua Than, xã Mường Than và bản Nà Đình, xã Mường Kim. Qua 3 tháng trồng thử nghiệm cho thấy cây ngô phù hợp với đặc điểm khí hậu do thiếu nước, khô hạn tại các chân ruộng một vụ; từ đó bà con tận dụng được đất canh tác, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, hạn chế đất nông nghiệp bỏ trống.

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá
Cây chanh leo là một trong những cây giảm nghèo của địa phương (Ảnh: Báo Lai Châu)

Hiện nay, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã liên kết với các huyện trong tỉnh Lai Châu tạo vùng trồng nguyên liệu trên 100 ha chanh leo, 15 ha dứa. Sau hiệu quả của mô hình trồng thử nghiệm 4ha giống ngô ngọt HIBRIX 53, công ty tiếp tục mở rộng vùng trồng khoảng 200 ha ngô và khảo sát thổ nhưỡng tại xã Tà Mung để trồng thử nghiệm rau cải chân vịt. Đây là điều kiện thuận lợi giúp nông dân Lai Châu có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, nâng cao giá trị sản xuất, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp hàng hóa địa phương, tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Hoặc với cây sâm, sâm Lai Châu là cây bản địa chỉ phân bổ tự nhiên trên địa bàn tỉnh, có giá trị kinh tế cao. Tỉnh Lai Châu trên 30 nghìn ha diện tích có độ cao, khí hậu phù hợp phát triển cây sâm, tập trung tại các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường. Người dân địa phương có nhiều kinh nghiệm, kiến thức bản địa trong việc canh tác nuôi trồng dược liệu, thị trường tiêu thụ của cây sâm rất tiềm năng…

Về chính sách, ngoài những chính sách đặc thù về giống, vốn, công nghệ phát triển nuôi trồng khai thác dược liệu, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, chính sách liên quan đến Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030… của trung ương; tỉnh Lai Châu cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể đối với việc phát triển vùng dược liệu như: Chính sách hỗ trợ phát triển Sâm Lai Châu, hỗ trợ chi phí mua giống, phân bón, chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh.

Bước qua nửa chặng đường triển khai thực hiện, Nghị quyết 05 đã dần đi vào cuộc sống với những kết quả cụ thể, rõ nét. Ngành nông nghiệp của tỉnh có nhiều chuyển biến, từng bước khẳng định được vai trò là lĩnh vực kinh tế trọng điểm, trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bảo Ngọc

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động