Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
"Hồi sinh" cây lùng - cải thiện sinh kế cho bà con miền núi Nghệ An Giá nông sản "nhảy múa", người dân miền núi Nghệ An thấp thỏm

Mùa đi "săn" măng

Theo người dân đi săn măng ở xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An), cho biết bắt đầu vào mùa thu, khi thời tiết trở nên mát mẻ hơn, là thời điểm măng rừng vào chính vụ. Mùa "lộc trời" măng rừng thường khởi đầu khoảng tháng 7, đến hết tháng 9 hàng năm, sau những cơn mưa dông gột rửa tháng ngày nắng nóng. Theo kinh nghiệm dân địa phương, chừng 2 hoặc 3 ngày sau cơn mưa lớn, măng trong rừng sẽ đùn lên rất nhiều.

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản
Ngoài bán cho thương lái, nhiều người hái măng rừng về để chế biến thành nhiều món ăn đặc sản khác nhau. Măng được làm sạch có thể luộc ăn ngay rất ngọt.

“Mùa măng ở đây bắt đầu từ tháng 7 đến hết tháng 9 hàng năm. Những ngày đầu, vào rừng măng nhiều lắm. 2 mẹ con đi từ sáng đến trưa, có khi bán xong quay lại đi hái tiếp, đến 2 đợt trong ngày, kiếm được 150 nghìn đến 200 nghìn đồng…” – Chị Lữ Thị Hoa ở xã Hạnh Dịch, vừa tách măng vừa kể với chúng tôi.

Theo lời những người phụ nữ này, mỗi khi mùa măng đến, phụ nữ ở huyện miền núi Quế Phong lại rủ nhau vào rừng săn măng kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày, một người có thể kiếm được từ 1-2 yến măng, cho thu nhập từ 200- 300 nghìn đồng.

Để vào rừng bẻ được măng, công cụ họ mang theo chỉ có vài vật dụng thô sơ như gùi, dao rựa, bao, ủng. Một thứ không thể thiếu trong túi đồ chính là nắm cơm mang theo để ăn dọc đường. Bởi để bẻ được măng, họ phải đi cả buổi, thậm chí là cả ngày trong rừng sâu.

Khi mặt trời xuống núi, cũng là lúc những gùi măng trắng tinh, sạch sẽ được đưa từ rừng về. Với người dân vùng cao, măng được xem như thứ lộc của rừng. Trước đây, măng giúp dân bản nơi đây qua cơn đói. Ngày nay, không những là đồ ăn ngon, người dân còn biết biến thành thứ hàng hoá đặc sản, giúp người dân vùng cao có thêm thu nhập ngoài việc trồng nương rẫy.

Người dân có thể luộc rồi phơi măng để nấu hoặc bán. Mỗi kg măng khô, người dân sẽ bán được với giá từ 150-180.000 đồng/1kg.
Người dân có thể luộc rồi phơi măng để ăn hoặc bán. Mỗi kg măng khô người dân sẽ bán được với giá từ 150-180.000 đồng/1kg.

Tại huyện miền núi Quỳ Châu, nghề "săn" măng rừng có từ khi nào bà con không nhớ nữa. Chỉ nhớ mùa măng nứa bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Mỗi ngày cứ đều đặn 4h sáng, người dân xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu băng rừng săn măng. “Mùa này, cứ tờ mờ sáng tôi với con gái lên rừng hái măng. Chiều về làm sạch vỏ, luộc chín, tách măng đem phơi. Mỗi ngày với 2 gùi măng tươi, sau khi chế biến sẽ được khoảng 1,5 - 2kg măng khô, với giá bán 170.000 đồng/kg. Mỗi mùa măng gia đình bán được khoảng 1 - 1,2 tạ măng khô, cho thu nhập từ 18-20 triệu đồng. Măng bà con làm ra không phải mang đi bán, mà có người buôn vào mua tận bản…” - chị Lo Thị Minh bản Chiềng Ban, xã Châu Thắng cho biết.

Cũng là thợ săn “lộc rừng” lâu năm, anh Vi Văn Dấu ở bản Mưn xã Châu Nga cho biết: Vào mùa măng, 2 vợ chồng sáng sớm đi bộ 3km vào tận rừng sâu. Trung bình mỗi ngày 2 vợ chồng anh hái được khoảng 70kg măng tươi. Anh Dấu cho biết “Sau khi hái măng về phải tách hết vỏ, phần già cứng rồi xếp vào nồi đổ nước vào luộc chín. Thời gian luộc măng từ 1- 2 giờ đồng hồ tuỳ số lượng. Sau khi luộc, măng được tách thành miếng dẹt và đem phơi nắng. Sau khi phơi nắng, thì thu được khoảng 5kg măng khô, thương lái đến thu mua tận nhà với giá 180.000 đồng/kg” - anh Dấu chia sẻ.

Đưa măng loi trở thành đặc sản của địa phương

Ông Vi Văn Ngoan ở bản Phẩy Thái Minh, xã Tiên Kỳ (huyện Tân Kỳ) bám rừng thu hái măng loi đã gơn 15 năm nay. Ông kể từ chân núi lên đỉnh núi phải mất hơn 2 giờ đi bộ, hôm nào được nhiều khoảng 50-60 kg, ngày ít hơn cũng được 20kg. Măng loi ở đây rất đắt khách, có hôm người đặt hàng nhiều hàng chẳng đủ để bán. Tuy có vất vả, nhưng bù lại mỗi lần đi hái về tôi bán được từ 600 - 700.000 đồng tiền măng, giúp gia đình có thêm thu nhập.

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản
Măng loi được người dân xã Tiên Kỳ (huyện Tân Kỳ) bán với giá từ 70 - 80.000 đồng/kg.

Măng loi sau khi hái về được sơ chế bằng cách dùng lưỡi dao mỏng, sắc lia nhẹ rọc toàn bộ lớp vỏ để lộ những mầm non. Ống măng càng xanh tươi thì măng càng giòn ngọt.

Thời điểm này, măng loi bóc vỏ được bán tại các chợ trên địa bàn huyện Tân Kỳ và nhập cho các nhà hàng ở Đô Lương, Nghĩa Đàn, Thành phố Vinh... với giá từ 70 - 80.000 đồng/kg.

Đang mua măng loi về dưới xuôi của ông Ngoan, bà Bà Vi Thị Hằng ở bản Chiềng, xã Tiên Kỳ - một tiểu thương thu mua măng loi tại huyện Tân Kỳ cho biết, măng loi là một món rau rừng đặc sản của địa phương được rất nhiều người ưa chuộng.

Thời điểm này, bà cùng một số người thu mua măng loi ở xã Tiên Kỳ về nhập cho các đầu mối tiêu thụ. Mỗi ngày bà bán dao động từ 20-50kg măng loi. Vào mùa vụ chính, có ngày bán được gần 1,5 tạ, thu lãi từ hơn 1 triệu đồng/ngày. Nhiều hôm "cháy hàng" không có để bán, bởi đây là giống măng rừng nên khó tìm, phụ thuộc vào người đi hái măng kiếm được nhiều hay ít.

Nhiều cơ sở ngâm măng thành từng hũ, thêm ớt để chua rồi bán làm quà. Những hũ măng trở thành đặc sản đi từ vùng núi đến các huyện thành thị trong và ngoài tỉnh.
Nhiều cơ sở chế biến ngâm măng thành từng hũ, thêm ớt để chua rồi bán làm quà. Những hũ măng trở thành đặc sản đi từ vùng núi đến các huyện thành thị trong và ngoài tỉnh.

Hiện nay, ở huyện Tân Kỳ diện tích rừng măng loi tự nhiên ước đạt 80-100 ha; trong đó, diện tích hiện còn cho khai thác ước đạt 45-50 ha. Thời vụ khai thác bắt đầu vào tháng 8 hàng năm và kết thúc vụ khai thác vào tháng 12 hàng năm.

Theo lãnh đạo xã Tiên Kỳ, vào mùa hái măng loi, bà con dân tộc Thổ, Thái vào rừng khai thác tự nhiên vì ngoài chế biến món ăn, còn đem bán cải thiện cuộc sống. Hiệu quả kinh tế từ cây măng loi cao hơn nhiều so với các cây rừng trồng khác trên diện tích đất rừng. Sản lượng ước đạt 18-20 tấn măng tươi, giá trị ước đạt 1-1,2 tỷ đồng/vụ khai thác.

“Để bảo vệ nguồn lợi tự nhiên này, chính quyền địa phương đã phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ triển khai tuyên truyền đến người dân về cách thu hái (khi thu hái, mỗi bụi măng như vậy phải chừa lại 1-2 mầm để nó phát triển thành cây, thành bụi) chứ không hái triệt để cả gốc…” ông La Văn Phúc - Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Kỳ cho biết.

Cũng theo ông La Văn Phúc, cả xã có khoảng 250 ha rừng có măng. Người dân khai thác từ tháng 7-10 âm lịch, chủ yếu do tổ hợp tác khai thác măng gồm 14 người. Mỗi mùa măng tạo việc làm cho khoảng 100 hộ dân với hơn 300 lao động. Mỗi hộ hết mùa măng khai thác khoảng 5 tấn măng tươi, giá bán 15-20 ngàn đồng/kg cho thu nhập 60 - 70 triệu đồng. Với thu nhập cao, đến mùa măng loi, nhiều hộ dựng lán dưới chân núi ở để săn măng 5 đến 7 ngày mới về.

Với mục tiêu dự án đáp ứng yêu cầu thiết thực của người dân, góp phần thu hút và tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người nông dân, nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Huyện Tân Kỳ đã phát triển trồng rừng sản xuất, đưa sản xuất lâm nghiệp là một trong các mũi nhọn phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Trong đó, tập chung chỉ đạo các xã có tiềm năng, thuận lợi trong phát triển các loài cây rừng đặc sản trở thành sản phẩm hàng hóa.

Cây măng có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất, chất xơ, có lợi cho tim và đường ruột. Măng có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch, chống ung thư, giúp giảm cân... nên được rất nhiều người tin dùng và ưa chuộng.

Măng rừng được người dân miền núi Nghệ An chế biến thành nhiều các món ăn đặc sản khác nhau như măng luộc, măng hầm, măng xào, măng ngâm chua cay tỏi ớt... Độc đáo và lạ miệng hơn chính là măng loi bỏ trong ống nứa được nướng trên than củi hồng đượm. Mùi thơm của măng hòa quyện vào vị ngọt của ống nứa tạo nên dư vị hấp dẫn và khó quên.

Lam Hoàng

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Hà Giang gia tăng các sản phẩm OCOP phục vụ phát triển du lịch

Hà Giang gia tăng các sản phẩm OCOP phục vụ phát triển du lịch

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, huyện Yên Minh đã có 19 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 4 sao cấp tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động