Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Việt Nam quan tâm thông tin về Mỹ muốn hợp tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp Thực hiện các biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Phát huy thế mạnh về kinh tế biển

Ông Trần Văn Sơn, Chủ tịch UBND phường Hải Bình cho biết, phường có Cảng cá Lạch Bạng được xây dựng với quy mô là cảng cấp vùng (loại I) trên diện tích quy hoạch là 40,6 ha. Trong đó, diện tích cầu tàu và khu dịch vụ, hậu cần trên cạn 8,7 ha; luồng vào cảng và mặt nước trước bến là 31,9 ha, thiết kế 400 mét cầu cảng, cho tàu đến 400CV cập cảng, năng lực bốc dỡ hàng thủy sản 270 tấn/ngày, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của cảng và các công trình phụ trợ kèm theo.

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu
Nghề đánh bắt, chế biến hải sản ở phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay Hải Bình có 200 tàu cá, trong đó có 70 tàu làm nghề dịch vụ thu mua trên biển và 130 tàu khai thác chủ yếu là các nghề như: vây, chụp, câu, dê và các nghề dã. Số lượng lao động hoạt động trong nghề đánh bắt, chế biển hải sản giao động từ 1.200 đến 1.500 người.

Với lợi thế về đánh bắt, chế biết thủy sản, thị xã Nghi Sơn và tỉnh Thanh Hóa đã ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá và xem đây là giải pháp, động lực phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, thị xã Nghi Sơn đã huy động hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cảng cá, bến cá, hệ thống các chợ đầu mối cùng các khu neo đậu tàu thuyền, kêu gọi đầu tư, lồng ghép các chương trình dự án, bố trí nguồn vốn tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm định hình các trung tâm nghề cá lớn bổ sung quy hoạch, xây dựng khu dịch vụ hậu cần nghề cá, nạo vét luồng lạch ở các cửa lạch để đón nhiều tàu thuyền có công suất lớn từ các tỉnh như: Quảng Ngãi, Nghệ An, Bình Định.. về giao lưu sản xuất, trao đổi hàng hóa đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế của địa phương.

Phát huy thế mạnh về kinh tế biển, mà chủ lực là khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến hải sản, phường Hải Bình đã có bước phát triển đáng kể cả về quy mô và chất lượng đặc biệt là đội tàu dịch vụ thu mua trên biển, khai thác với tàu có chiều dài gần 30m và công suất lớn có thể vươn xa tới các vùng biển của tổ quốc.

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Phường Hải Bình xem nghề cá vừa là nghề truyền thống và cũng nghề kinh tế mũi nhọn của địa phương, trong đó đã tập trung kêu gọi, đề nghị cấp có thẩm quyền đầu tư về hạ tầng kinh tế, vận động nhân dân đồng thuận trong giao đất cho nhà nước, doanh nghiệp để kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư cảng cá, các nhà máy, cơ sở chế biến thủy, hải sản, các cơ sở sản xuất đá lạnh, dịch vụ xăng dầu quy mô lớn và các dịch vụ thiết yếu khác cho hoạt động thủy sản nói riêng; phối hợp, đề nghị các ngân hàng tạo điều kiện cho bà con ngư dân vay vốn để mua sắm, đóng mới phương tiện có chiều dài và công suất máy lớn đủ sức vươn khơi, vươn xa.

Chị Lê Thị Hải, thôn Liên Thịnh, tiểu thương chuyên thu mua cá tại Cảng cá Lạch Bạng cho biết: “Tôi làm nghề thu mua cá từ nhiều năm nay rồi. Trước đây, gia đình tôi thuộc hộ nghèo, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, nhờ có nghề cá nên kinh tế của gia đình tôi giờ đã khá lên nhiều rồi”.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trần Văn Sơn, Chủ tịch UBND phường Hải Bình cho biết: “Nhờ phát triển có hiệu quả nghề đánh bắt và chế biến hải sản, đến nay, phường Hải Bình chỉ còn 1% hộ nghèo (30 hộ nghèo). Đời sống của người dân trong phường không ngừng được nâng lên, đáng chú ý, nhiều hộ nghèo trước đây giờ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ nghề đánh bắt, chế biển hải sản”.

Nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP

Từ khi Cảng cá Lạch Bạng và âu đậu tầu thuyền đi vào hoạt động có quy mô gần 1.000 tàu thuyền neo đậu, hàng năm có hàng trăm tàu về với Cảng. Trong năm 2022 tổng phương tiện là 200 tàu. Trong đó, tàu khai thác 130, tàu thu mua hải sản 70; sản lượng khai thác đạt hơn 20.000 tấn; thu mua đạt hơn 90.000 tấn; Chế biến hải sản đạt 20.000 tấn. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng phương tiện là 200. Trong đó, tàu khai thác 140, tàu thu mua 60; Sản lượng khai thác đạt 11.300 tấn; thu mua đạt gần 19.700 tấn; Chế biến hải sản đạt 6.700 tấn. Bình quân thu nhập nghề cá giao động từ 7-9 triệu đồng/lao động/tháng.

Ngoài ra, Hải Bình hiện có 60 tàu dịch vụ thu mua trên biển, 4 nhà máy chế biến thủy, hải sản; 02 khu bãi đà sửa chữa, đóng mới tàu thuyền; 01 cảng cá, 01 chợ cá, bến cá Liên Hưng; cơ sở chế biến hải sản vừa và nhỏ gần 70 hộ; 16 hộ nuôi trồng thủy sản; sản xuất đá lạnh 16 cơ sở nước đá cây với tổng công suất thiết kế khoảng 800 đến 1 triệu tấn/năm.

Với các thế mạnh về sản phẩm từ biển, phường đã xây dựng được 03 sản phẩm từ chế biến hải sản đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh như: nước mắm, mắm tôm, mắm tép Vị Thanh của Hợp tác xã chế biến hải sản Hải Bình; Sản phẩm chế biến từ thủy sản từng bước mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Đặc biệt là nước mắm, các sản phẩm được chế biến từ mực, các loại cá có giá trị cao, số lượng cung cấp ra thị trường đạt khoảng 50 đến 70 ngàn lít/năm. Nghề chế biến hải sản đã giải quyết công ăn việc làm cho trên 1.500 lao động, với mức thu nhập khoảng 7 triệu đồng/người/tháng.

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu
Với các thế mạnh về sản phẩm từ biển, phường Hải Bình đã xây dựng được 03 sản phẩm từ chế biến hải sản đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh là nước mắm, mắm tôm, mắm tép Vị Thanh.

Bên cạnh đó, Hải Bình cũng có hơn 60 tàu chuyên làm dịch vụ thu mua hải sản hoạt động rộng khắp trên các vùng biển. Hệ thống nậu, vựa là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy chế biến thủy sản. Nậu vựa quy mô lớn thường mua, bán nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, nậu vựa nhỏ thường mua bán thuỷ sản cho chế biến và tiêu thụ nội địa.

Thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Thực hiện Quyết định 1874/QĐ-UBND ngày 03/6/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa và các văn bản chỉ đạo của UBND thị xã Nghi Sơn về Quy trình xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản và các hành vi khác phát hiện qua hệ thống giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. UBND phường Hải Bình đã chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng và các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền về công tác chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định IUU đến toàn thể các chủ tàu cá và ngư dân trên địa.

Đến nay trên địa bàn 100% tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên đang hoạt động lắp đặt thiết bị GSHT, đồng thời các tàu cá vi phạm, như: Không treo quốc kỳ; đánh dấu nhận biết tàu cá sai quy định; không viết số đăng ký tàu cá, sử dụng vật liệu nổ, hết hạn đăng kiểm, giấy phép khai thác thủy sản.. từng bước giảm dần.

Có thể nói, nghề đánh bắt, chế biến hải sản ở phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân trên địa bàn không chỉ thoát nghèo bền vững, mà còn vươn lên làm giàu.

Hoàng Minh

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Hà Giang gia tăng các sản phẩm OCOP phục vụ phát triển du lịch

Hà Giang gia tăng các sản phẩm OCOP phục vụ phát triển du lịch

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, huyện Yên Minh đã có 19 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 4 sao cấp tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động