Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam: Những con số nhiều ý nghĩa
Xã hội 13/02/2023 21:44 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thủ tướng yêu cầu tập trung vào 3 nhóm chính sách giảm nghèo Tài chính nông thôn - "Trụ cột" cho chính sách giảm nghèo tại Việt Nam |
Chính sách giảm nghèo đã được ưu tiên bố trí khoảng 23.000 tỷ đồng trong năm 2022 từ ngân sách nhà nước để thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, thông tin từ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho biết.
Hệ thống cơ chế, chính sách giảm nghèo ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, tạo điều kiện cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững, hạn chế tác động tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh.
Đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, nâng cao, an sinh xã hội luôn được đảm bảo; hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn không ngừng được tăng cường, khoảng cách phát triển giữa các vùng đang từng bước được thu hẹp.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Chính phủ đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện hỗ trợ người nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, khuyến khích người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững.
Về chính sách tín dụng ưu đãi, ước đến 31/12/2022, tổng dư nợ đạt trên 283 nghìn tỷ đồng với hơn 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Tín dụng chính sách xã hội góp phần hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho trên 867 nghìn nghìn lao động, trong đó có trên 7 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 62 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, giúp mua gần 87 nghìn máy vi tính, thiết bị học trực tuyến; xây dựng hơn 1,4 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; xây dựng khoảng 13 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo và nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp.
Về huy động nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tính riêng từ tháng 1 đến tháng 9/2022, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức vận động 3.544 tỷ đồng cho Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội; trong đó: Quỹ “Vì người nghèo” 4 cấp vận động được hơn 971 tỷ đồng và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ chương trình an sinh xã hội trực tiếp các địa phương hơn 2.572 tỷ đồng.
Trong năm 2023, mục tiêu tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân duy trì mức giảm 1 – 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; tỷ lệ nghèo đa chiều của các huyện nghèo giảm khoảng 4%.
Để thực hiện các mục tiêu này theo lãnh đạo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, trước hết cần tiếp tục rà soát, tích hợp, hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới thực chất cách tiếp cận về giảm nghèo, ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cường tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo
Hai là đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Ba là tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Bốn là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc Việt Nam.
Năm là tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp.
Sáu là xây dựng cơ sở dữ liệu về giảm nghèo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giảm nghèo; khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ các huyện nghèo, xã nghèo; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng ở Nghệ An đang ở mức rất cao

Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim: Gắn nghiên cứu khoa học với công tác chuyên môn

Hà Nội: Tạm giữ 126 phương tiện, tước 63 giấy phép lái xe trong ngày 30/5

Xây dựng nông thôn mới, tỉnh Gia Lai đề xuất gì?

Đoàn công tác Bộ Công Thương thăm hỏi người lao động nhân Tháng Hành động về An toàn vệ sinh lao động
Tin cùng chuyên mục

Năm 2023 Việt Nam sẽ đón bao nhiêu cơn bão, áp thấp nhiệt đới?

Tết Thiếu nhi sớm cho các em nhỏ tại bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng

Đắk Nông: Cứu cháu đuối nước, cả 2 bà cháu tử vong

Tuổi trẻ ngành Công Thương tiếp sức cùng Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2023 tại tỉnh Thái Bình

TP. Hồ Chí Minh: Sở Thông tin Truyền thông lên tiếng về quảng cáo sai quy định trên không gian mạng

Bộ Tài chính: Ban hành thông tư hướng dẫn về kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường

Gắn chương trình giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới

2 xe khách va chạm trên cao tốc La Sơn - Túy Loan, ít nhất 5 người thương vong

Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc

Vì sao lao động được tạo việc làm tại Hà Nội giảm?

Tuyển sinh lớp 10 THPT Sài Gòn và miễn 100% học phí năm 2023

Khởi động nghiên cứu đầu tư cầu Cần Thơ 2

SHB tích cực đồng hành cùng Bộ Công Thương và WB thúc đẩy tiết kiệm năng lượng

Trà Vinh: 85/85 xã đạt Tiêu chí 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Hà Nội đình chỉ hàng loạt cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Công đoàn Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức thành công Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028

Phát động cuộc thi viết “Tiết kiệm điện thành thói quen”

10 lĩnh vực sinh viên ra trường có tỷ lệ việc làm cao nhất

Nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung: Nguy cơ hỏa hoạn, cháy nổ
