Gia Lai: Hỗ trợ vốn vay xây dựng nhà ở vùng dân tộc thiểu số
Cơ chế - Chính sách Thứ năm, 10/11/2022 - 17:57
Gia Lai: Vùng đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tư duy sản xuất |
Theo đó, từ đầu tháng 10/2022 đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội các huyện: Kbang, Kông Chro, Krông Pa, Chư Păh, Đak Pơ và Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã bắt đầu giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở (thuộc dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt) ngay sau khi UBND các huyện ra quyết định phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng.
![]() |
Tỉnh Gia Lai đang đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn cho vay hỗ trợ xây dựng nhà ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số |
Là một trong những hộ đầu tiên của huyện Đak Pơ được hỗ trợ vay vốn làm nhà ở, anh Đinh Ngọc (làng Leng Tô, thị trấn Đak Pơ, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) phấn khởi cho biết, gia đình anh được hỗ trợ cho vay xây nhà với số tiền 40 triệu đồng, anh sẽ gom thêm với tiền của gia đình để xây căn nhà khoảng 40-45 m2.
“Gia đình tôi thuộc diện khó khăn. Căn nhà đang ở được cất tạm bợ khi tôi lập gia đình, giờ đã xuống cấp. Mới đây, tôi được Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện vay vốn làm nhà ở” – anh Ngọc nói.
Theo quyết định của UBND huyện Đak Pơ, toàn huyện có 26 hộ được vay hỗ trợ làm nhà ở, 42 hộ được hỗ trợ đất sản xuất ở các xã: An Thành, Yang Bắc, Ya Hội và thị trấn Đak Pơ.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đăk Pơ cho biết, Phòng Giao dịch đang tích cực phối hợp với Phòng Dân tộc và UBND các xã, thị trấn nằm trong vùng dự án giúp người dân tiếp cận và thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước và kịp thời giải ngân cho vay hỗ trợ cho người dân làm nhà ở.
“Từ cuối tháng 10 đến nay, Phòng Giao dịch đã giải ngân nguồn vốn vay hỗ trợ nhà ở với số tiền 630 triệu đồng cho 16 hộ. Hơn 400 triệu đồng còn lại, đơn vị sẽ giải ngân hết trong tháng 11 cho các hộ vay theo danh sách. Đối với nguồn vốn hỗ trợ đất ở hơn 4 tỷ đồng, do địa phương không còn quỹ đất sản xuất nên Phòng Giao dịch chưa triển khai cho vay được” – bà Thanh cho biết thêm.
Còn tại huyện Kbang, bà Đinh Thị Thu Hiền - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kbang thông tin, theo danh sách phê duyệt của UBND huyện, năm 2022 có 30 hộ được hỗ trợ làm nhà ở, thuộc địa bàn xã Đông, Nghĩa An, Kông Pla, Kông Lơng Khơng, Tơ Tung, Lơ Ku, Sơn Lang, Đak Smar, Đak Rong, Kon Pne và thị trấn Kbang.
“Căn cứ vào danh sách đối tượng thụ hưởng được phê duyệt trong tháng 10, chúng tôi đã giải ngân cho vay được 7 hộ với số tiền 280 triệu đồng. Trong tháng 11 này, Phòng Giao dịch tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, Phòng Dân tộc huyện hướng dẫn bà con lập hồ sơ thủ tục để được hỗ trợ vốn vay làm nhà ở, góp phần đưa chính sách sớm đi vào cuộc sống”, bà Hiền nhấn mạnh.
![]() |
Nhiều người dân là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tiếp cận được nguồn vốn vay để xây dựng nhà ở |
Theo số liệu của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai, đến nay, toàn tỉnh đã giải ngân cho vay phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ được 116 hộ vay với hơn 6 tỷ đồng.
Dự kiến đến ngày 31/12/2022, doanh số cho vay đạt 60 tỷ đồng, trong đó, riêng nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở là 24 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu này, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy nhanh giải ngân để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao năm 2022. Trong đó, chủ động phối hợp với Phòng Dân tộc các địa phương kịp thời tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng để Ngân hàng Chính sách xã hội có cơ sở cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ, đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở bao gồm: hộ nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Mức cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận nhưng không vượt quá 40 triệu đồng/hộ. Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận, nhưng tối đa là 15 năm. Trong 5 năm đầu, khách hàng chưa phải trả nợ gốc. Lãi suất cho vay bằng 3%/năm; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Tin mới nhất

Bắc Kạn cần duy trì và nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng

Đắk Nông: Phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho đồng bào

Thừa Thiên Huế: Những “sinh kế” giúp huyện miền núi A Lưới giảm nghèo

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Nghệ An: Tiến độ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm
Tin cùng chuyên mục

Điện Biên: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế

Thanh Hóa: Đồng bào dân tộc ở bản Pượn ngóng đường dân sinh bao giờ mới làm trở lại

Longform | Đắk Nông: Đánh thức tương lai xanh trên vùng đất đỏ

5 đảng viên giúp 1 hộ dân thoát nghèo: Mô hình hiệu quả cần nhân rộng

Giáo dục nghề nghiệp giúp giảm nghèo bền vững

Đắk Nông: Khẩn trương hoàn thành chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Đắk Nông: Ngăn tình trạng học sinh bỏ học đi làm công nhân

Chính sách nông nghiệp: Chìa khóa nâng cao giá trị nông sản Sơn La

Vui "Ngày hội Biên phòng toàn dân" tại xã biên giới tỉnh Đắk Nông

Đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên thay đổi ra sao sau ngày 10/4?

Chính sách dân tộc phải phù hợp với văn hóa và tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên

Hiệu quả mô hình "Đảng viên 5 cộng 1” tại xã miền núi tỉnh Đắk Nông

Sơn La: Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Đắk Nông tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam: Những con số nhiều ý nghĩa

Kon Tum: Các hộ nghèo vay vốn trồng sâm được khoanh nợ

Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia

Tây Nguyên cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình MTQG
