Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa gợi mở nhiều hướng phát triển cho xã đặc biệt khó khăn huyện Như Xuân

Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa đã gợi mở các hướng phát triển, các mô hình kinh tế và xây dựng nông thôn mới cho xã đặc biệt khó khăn của huyện Như Xuân.
Hỗ trợ khởi nghiệp và đầu tư vào khu vực miền núi Phê duyệt danh sách 74 huyện nghèo, 54 xã đặc biệt khó khăn

Ngày 3/8, ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa đã dẫn đầu đoàn công tác làm việc với xã Thanh Quân, huyện Như Xuân. Tại đây, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa đã gợi mở các hướng phát triển, các mô hình kinh tế và xây dựng nông thôn mới cho xã Thanh Quân.

Theo đó, thực hiện Kế hoạch số 278/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Trong đó, Sở Công Thương Thanh Hóa được giao đỡ đầu, hỗ trợ xã Thanh Quân - xã đặc biệt khó khăn của huyện Như Xuân.

Sở Công Thương Thanh Hóa đỡ đầu, hỗ trợ xã đặc biệt khó khăn của huyện Như Xuân
Ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa dẫn đầu đoàn công tác làm việc với xã Thanh Quân, huyện Như Xuân.

Theo báo cáo của ông Phạm Văn Tiên, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Quân, xã có diện tích tự nhiên là 4.105,81ha, chủ yếu là đất rừng phòng hộ và núi cao, diện tích đất nông nghiệp khoảng 300 ha. Toàn xã có 9 thôn gồm 1.182 hộ với 5.647 khẩu, trong số hộ nghèo chiếm 26,09% và hộ cận nghèo chiếm 34,69%. Kinh tế chủ yếu của xã là nông nghiệp, tổng giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 102,18 tỷ đồng, tăng 10,62% so với cùng kỳ và đạt 57,28% so với kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 30 triệu đồng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đang nỗ lực từng bước để xây dựng nông thôn mới, đến nay Xã đã đạt 10/19 tiêu chí, phấn đấu năm 2023 tăng thêm 02 tiêu chí và đến năm 2024 có 01 thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

Tuy nhiên, Thanh Quân là xã miền núi, cách xa trung tâm huyện, gặp rất nhiều khó khăn trong nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Tại buổi làm việc, các đại biểu của xã đã phát biểu đề xuất các chương trình, dự án đề nghị các cấp, ngành quan tâm hướng dẫn hỗ trợ và tháo gỡ. Trong đó, có việc đề xuất hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế đặc biệt là mô hình “Nhân rộng đàn vịt bầu Thanh Quân” sớm trở thành sản phẩm hàng hóa cung cấp trên thị trường và đạt tiêu chuẩn sản phẩm Ocop của địa phương; đề xuất kêu gọi các dự án đầu tư sản xuất trên địa bàn để tận dụng các lợi thế của địa phương về sản phẩm nông, lâm nghiệp và nguồn lao động; đề xuất hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho thanh niên sau khi tốt nghiệp các cấp bậc học phổ thông và đề xuất hỗ trợ cơ sở vật chất cho các hộ thôn Ná Cà 2 để phấn đấu đạt tiêu chí thôn nông thôn mới.

Sở Công Thương Thanh Hóa đỡ đầu, hỗ trợ xã đặc biệt khó khăn của huyện Như Xuân

Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa Phạm Bá Oai trao quà cho các cháu Trường mầm non xã Thanh Quân, huyện Như Xuân

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa đã bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi trước những kết quả đạt được của xã về phát triển kinh tế. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn ảnh hưởng sau dịch bệnh Covid và tình hình kinh tế chung của tỉnh.

Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa đã gợi mở các hướng phát triển các mô hình kinh tế và xây dựng nông thôn mới của xã Thanh Quân. Ông Oai lưu ý chính quyền xã phải tận dụng được lợi thế gần 300ha đất nông nghiệp sản xuất lúa nước, nghiên cứu hướng dẫn bà con nông dân sản xuất các giống lúa chất lượng cao để cung cấp cho thị trường thay vì sản xuất tự cung tự cấp như hiện nay chỉ phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và chăn nuôi nhỏ lẻ. Đề nghị xã đánh giá chất lượng và dự kiến quy mô của mô hình “nhân rộng đàn vịt bầu Thanh Quân”, đấu mối, phối hợp với Phòng Nông nghiệp, UBND huyện Như Xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hỗ trợ về xây dựng mô hình và tranh thủ các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp để triển khai.

Ông Phạm Bá Oai cũng cho biết, Sở Công Thương sẽ có trách nhiệm hỗ trợ phát triển thương hiệu, phát triển thị trường đối với sản phẩm đầu ra. Đối với đề xuất bố trí cơ sở sản xuất tại địa phương, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa đề nghị UBND xã Thanh Quân và UBND huyện Như Xuân nghiên cứu ưu tiên bố trí quỹ đất sản xuất phù hợp để kêu gọi các nhà đầu tư đặc biệt là các dự án sử dụng nhiều lao động để lao động của xã không phải đi làm xa, gây nhiều hệ lụy về xã hội; giao phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp giới thiệu, vận động kêu gọi các nhà đầu tư các dự án quy mô phù hợp với điều kiện, lợi thế của địa phương tìm hiểu cơ hội đầu tư trên địa bàn xã.

Sở Công Thương Thanh Hóa đỡ đầu, hỗ trợ xã đặc biệt khó khăn của huyện Như Xuân
Ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa cùng nhà tài trợ trao quà cho các cháu học sinh mầm non.

Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa Phạm Bá Oai nhấn mạnh: Trong thời gian tới đây, Sở Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành cùng địa phương kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ từ các nhà tài trợ để chung tay xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân trong xã.

Nhân dịp này, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa cùng Nhà tài trợ Rabity đã trao 153 suất quà cho các cháu ở Trường mầm non xã Thanh Quân, huyện Như Xuân và trao 153 xuất quà của cho các cháu thuộc Trường mầm non xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh.

Hoàng Minh

Tin mới nhất

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng với người nghèo và đối tượng chính sách đã đi vào cuộc sống, song để nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ thì vẫn còn rào cản cần tháo gỡ...
Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9h30 ngày mai (8/11), Báo Công Thương dự kiến tổ chức Tọa đàm “Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Sau 3 năm, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Hà Nội đã có bước tiến quan trọng, thể hiện sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Vướng về cơ chế chính sách, muốn làm mà không thể làm được - ĐBQH đề nghị truy trách nhiệm các bộ, ngành chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn.
Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Để nâng cao hiệu quả công tác cung cấp thông tin cho bà con vùng sâu, vùng xa góp phần phát triển kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò dẫn dắt chủ đạo.
Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Giảm nghèo thông tin là một chủ trương lớn, cấu phần quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững được các địa phương, Bộ ngành nỗ lực thực hiện.
Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm “Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho các xã nghèo, huyện nghèo".
Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thực hiện chương trình giảm nghèo thông tin, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm "Nâng cao hiệu qủa cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"
Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thanh Hóa giảm, năm 2023 ước còn 3,49%, bình quân giai đoạn 2022-2023 giảm 1,65%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch.
Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Đường bộ và hàng không là hai loại hình giao thông trọng tâm cần được ưu tiên đầu tư nhằm giúp các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ phát triển.
Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thiếu hạ tầng giao thông được xác định là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện rà soát, xác định nguyên nhân, các chính sách đặc thù... nhằm đưa ra các giải pháp, chính sách cụ thể trong giảm nghèo bền vững.
Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công với độ mở lớn đã và đang hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi giảm nghèo một cách hiệu quả.
Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hàng năm 1,5% trở lên, đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.
Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc.
Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Là khu vực tập trung nhiều sản phẩm đặc sản chất lượng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền núi, đồng bào dân tộc luôn được quan tâm đặc biệt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động