Giảm nghèo đa chiều còn nhiều thách thức
Cơ chế - Chính sách Thứ năm, 25/05/2023 - 14:10
Giảm nghèo đa chiều trong tình hình mới Giảm nghèo đa chiều thông qua đẩy mạnh hỗ trợ tạo việc làm bền vững |
Giảm nhưng chưa bền vững
Hai năm qua, công tác giảm nghèo đã đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Tỷ lệ hộ nghèo từ 9,88% năm 2015 (năm đầu kỳ) xuống còn 2,23% năm 2021, trung bình mỗi năm giảm 1,27%.
Riêng năm 2022, ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 1,2% so với cuối năm 2021, đạt mục tiêu đề ra. Đã có nhiều tấm gương điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo, sản xuất và làm kinh tế giỏi; nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
![]() |
Giảm nghèo đa chiều còn nhiều thách thức |
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại, để đạt được mục tiêu giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 là thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay.
Cơ sở cho những lo ngại này là hiện tại nhiều huyện nghèo, xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chưa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, do là vùng “lõi nghèo”, có địa hình hiểm trở, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sinh sống ở vùng nông thôn, có sinh kế, thu nhập không bền vững, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, khó tiếp cận việc làm.
Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Dịch bệnh, biến đổi khí hậu, xu thế đô thị hóa, xu hướng già hóa dân số, chênh lệch về thu nhập và mức sống, tình trạng di cư lao động đặt ra thách thức lớn đối với người nghèo.
Tiến sĩ Nguyễn Thắng - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - cho rằng: Thách thức lớn nhất là lực lượng lao động phi chính thức hay là lao động không có giao kết hợp đồng. Hiện tỷ lệ người làm nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp không có giao kết hợp đồng khá lớn. Như vậy họ rất dễ bị tổn thương, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch.
Đáng lo ngại, còn một bộ phận người nghèo chưa chủ động vươn lên, có tâm lý trông chờ, ỷ lại. Hơn nữa, dù hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo được ban hành khá đồng bộ, toàn diện, nhưng vẫn còn một số cơ chế, chính sách, chương trình giảm nghèo chưa thực sự hiệu quả.
Bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần
Để đạt được mục tiêu “Giảm tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì ở mức 1 - 1,5%/năm” góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2022-2025, Việt Nam cần nỗ lực, quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm.
Theo đó, tiếp tục rà soát, tích hợp, hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới thực chất cách tiếp cận về giảm nghèo, ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cường tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo.
Đối với hộ nghèo không có khả năng lao động thực hiện các biện pháp hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn huy động xã hội hóa. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng...
Đồng thời huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong công tác giảm nghèo; động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội…
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp; hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện, đáp ứng yêu cầu quản lý chương trình.
Mục tiêu giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025: Duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm. |
Tin mới nhất

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương
Tin cùng chuyên mục

Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

'Mở đường' cho nông sản vùng cao: Bộ Công Thương hành động quyết liệt

Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn
