Nghệ An: Hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Cơ chế - Chính sách Thứ tư, 19/10/2022 - 09:47
Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi: Cần lồng ghép nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia |
Mới đây, tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn Ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 trên địa bàn Nghệ An.
Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2025, địa phương này được Ngân sách Trung ương phân bổ 2.632 tỷ 560 triệu đồng để thực hiện 9 dự án trên địa bàn các huyện miền núi Nghệ An.
![]() |
Nghệ An được Trung ương phân bổ hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 |
Cụ thể, các dự án này được hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt được đầu tư mức 161 tỷ 681 triệu đồng thực hiện trên địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn.
Dự án Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết được bố trí 86 tỷ 596 triệu đồng được thực hiện trên địa bàn các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong.
Dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị được bố trí 28 tỷ 733 triệu đồng, sẽ tập trung hỗ trợ phát triển dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại 5 huyện như, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong và Quỳ Châu.
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực dân tộc được bố trí 1.666 tỷ 502 triệu đồng thực hiện tại các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu.
Dự án phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được bố trí 418 tỷ 722 triệu đồng sẽ được tập trung bố trí để thực hiện đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, các đơn vị được thụ hưởng nguồn vốn để thực hiện là Sở Giáo dục và Đào tạo và các địa phương gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp.
Dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch được bố trí 77 tỷ 403 triệu đồng sẽ được giao cho Sở Văn hóa và Thể thao, cùng các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp.
Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được bố trí 59 tỷ 970 triệu đồng sẽ được triển khai tại huyện Con Cuông phục vụ xây dựng trung tâm y tế huyện và huyện Quỳ Hợp để xây dựng nhà cho khoa khám chữa bệnh, khoa xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, trạm điện, đồng thời cải tạo nhà hai tầng hiện là khoa Nội - Lây thuộc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp.
Dự án đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn được bố trí 97 tỷ 306 triệu đồng sẽ được thực hiện tại các huyện: Con Cuông, Tương Dương.
Còn Dự án truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình được bố trí 35 tỷ 647 triệu đồng sẽ tập trung thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Ban Dân tộc, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu triển khai.
Trong năm 2022, từ nguồn vốn này sẽ bố trí 492 tỷ 540 triệu đồng để thực hiện Dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt (46 tỷ 735 triệu đồng). Dự án Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết (15 tỷ 587 triệu đồng). Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực dân tộc (308 tỷ 808 triệu đồng). Dự án phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (75 tỷ 370 triệu đồng). Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (17 tỷ 730 triệu đồng). Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (10.795 triệu đồng). Dự án đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn được bố trí 17 tỷ 515 triệu đồng. |
Tin mới nhất

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương
Tin cùng chuyên mục

Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

'Mở đường' cho nông sản vùng cao: Bộ Công Thương hành động quyết liệt

Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn
