Nghiên cứu khả năng xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho Vùng núi phía Bắc
Xã hội 27/10/2022 10:19 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chính sách thuế - hải quan: Hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Quảng Ninh: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số |
Có tiềm năng nhưng chưa khai thác hiệu quả
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác quốc tế Cộng hoà Liên bang Đức (GIZ) tài trợ, sáng 27/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo: Nghiên cứu khả năng xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp độ vùng ở Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc trong bối cảnh chuyển đổi số.
![]() |
Hội thảo tập trung rà soát khung pháp lý về thể chế kinh tế vùng, cơ chế liên kết vùng, khung chính sách liên quan đến xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng |
Hội thảo tập trung vào 3 vấn đề, bao gồm: Thứ nhất, rà soát khung pháp lý về thể chế kinh tế vùng, cơ chế liên kết vùng, khung chính sách liên quan đến xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng; Thứ hai, phân tích kinh nghiệm quốc tế về xây dựng mục tiêu kinh tế - xã hội cấp vùng tại các quốc gia: Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia; Thứ ba, các yêu cầu và điều kiện cần thiết đối với xây dựng mục tiêu cấp độ vùng từ đó kiến nghị các giải pháp và lộ trình xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp độ vùng đối với Trung du và Miền núi phía Bắc.
Các chỉ tiêu hiện có đều cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả tích cực trong những năm qua. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bước đầu được triển khai có hiệu quả. Nhóm chính sách vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và chỉ tiêu kinh tế - xã hội đang ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem xét, thông qua, bước đầu bảo đảm tính khả thi và có thể đo lường, giám sát được về phương pháp và yêu cầu thống kê. Động lực tăng trưởng kinh tế xã hội khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc bước đầu được hình thành.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương): Trung du và Miền núi phía Bắc là vùng khó khăn nhất cả nước. Đây cũng là vùng có tiềm năng phát triển nhưng chưa được khai thác hiệu quả.
Cụ thể, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong vùng xấp xỉ mức bình quân cả nước (26,1%); số doanh nghiệp đang hoạt động ở vùng tính đến cuối năm 2021 chỉ chiếm 4,3% tổng số doanh nghiệp cả nước; thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh bằng 82,7% mức trung bình toàn quốc; đầu tư nước ngoài vào vùng Trung du và Miền núi phía Bắc còn rất hạn chế, đến cuối năm 2021 luỹ kế tổng số các dự án đầu tư nước ngoài vào vùng chỉ chiếm 3,4% tổng số dự án đầu tư nước ngoài của cả nước.
![]() |
Thúc đẩy liên kết vùng tạo cơ hội cho Trung du và Miền núi phía Bắc khai thác tốt tiềm năng |
Tăng cường liên kết nội vùng và ngoại vùng
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nguyên nhân khiến Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc chưa phát huy được tiềm năng vào tăng trưởng là do: Chưa có thể chế trực tiếp sử dụng kết quả theo dõi, đánh giá một số chỉ tiêu cấp vùng một cách định kỳ, nhằm phục vụ công tác điều hành, phương pháp tính toán thu thập số liệu và gộp từ số liệu cấp địa phương trong vùng lên số liệu cấp vùng đang còn hoàn thiện; Quy hoạch định hướng phát triển cho vùng trên cơ sở tính đặc thù của các địa phương trong vùng còn hạn chế. Trong khi đó, phân cấp thực hiện chưa rõ ràng, nguồn lực để đảm bảo xây dựng, điều chỉnh và theo dõi giám sát các chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội ở địa phương trong vùng còn khó khăn.
Bản thân các chỉ tiêu đánh giá phát triển vùng hiện nay vẫn chỉ cộng gộp từ các địa phương nên chưa đánh giá được hết đặc thù của từng địa phương trong vùng. Trong khi, phân cấp xây dựng, triển khai và đánh giá mục tiêu vẫn còn nhiều lúng túng, đặc biệt là ở cấp địa phương. Hội đồng điều phối vùng đã được thành lập nhưng chưa có quy chế hoạt động, chưa có quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân, quy chế thi đua, cơ sở khen thưởng, xử phạt tập thể nếu không hoàn thành nhiệm vụ.
Trong bối cảnh triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ đến năm 2030, Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc cần thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu, bao gồm: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế vùng và liên kết vùng, nhằm tạo động lực cho phát huy lợi thế so sánh của cả vùng và từng địa phương trong vùng; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, trong đó có nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thống kê Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; Thử nghiệm xây dựng và giao chỉ tiêu ở cấp vùng, lộ trình thực hiện các chỉ tiêu cấp vùng theo từng năm, gắn với các nhiệm vụ cụ thể được Hội đồng điều phối vùng trực tiếp điều hành và theo dõi; Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thông tin thống kê, theo dõi, đánh giá thực hiện các chỉ tiêu; Thực hiện phân cấp, đổi mới trên các lĩnh vực liên quan đến lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng; Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; Nghiên cứu điều chỉnh chế độ thống kê và chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhằm thích ứng với xu hướng mới như chuyển đổi số, tăng trưởng xanh trong điều kiện đặc thù của Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
Liên quan đến những giải pháp tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, liên kết vùng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, giúp chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang kinh tế số. Trên cơ sở đó, cần tạo cơ chế tăng cường khả năng liên kết vùng, kết nối giữa các doanh nghiệp trong vùng.
"Khả năng kết nối này không chỉ mang tính chất nội vùng, liên vùng mà cần mở rộng trong phạm vi cả nước và toàn cầu" - bà Trần Thị Hồng Minh khẳng định.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Thanh niên Quản lý thị trường và dấu ấn của màu xanh tình nguyện

Hàng loạt chuyến bay Hà Nội - Điện Biên bị hủy vì khói rơm rạ

Kon Tum: Đi tắm hồ đập, hai cháu nhỏ bị đuối nước

Đắk Lắk: Làm rõ vụ việc học sinh bị ngộ độc sau khi nhận bóng bay

TP. Hồ Chí Minh: Cháy xưởng gỗ, nhiều tài sản bị thiêu rụi, không có thương vong về người
Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Rà soát nhu cầu nhân lực kịp thời, kết nối, cung ứng lao động

Vinh danh 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022

Đắk Nông: Cây đa di sản hơn 200 tuổi ở Tà Đùng gãy đổ

500 doanh nghiệp tham gia tập huấn Quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy

Nhiều giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030

Chính thức nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy online trên toàn quốc

Infographic: Chu kỳ đăng kiểm ô tô mới nhất, những mốc thời gian chủ xe phải nhớ

T&T Group ủng hộ 2 tỷ đồng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hoạt động tiết kiệm Bưu điện vẫn diễn ra bình thường

Nhiều vấn đề nóng được nêu tại cuộc họp báo quý I/2023 của Bộ Y tế

Ngày hội hiến máu PV GAS – Một giọt máu triệu tấm lòng

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tiên phong tích hợp giải pháp ký số từ xa

Hà Nội: Bị quay video, hiệu trưởng trường tiểu học đấm tím mắt nữ giáo viên

Đồ uống có đường: Càng nhiều đường càng nên đánh thuế cao

Ưu tiên cấp căn cước công dân gắn chíp cho học sinh trong độ tuổi thi, tuyển sinh năm 2023

Đồng bào Công giáo Cần Thơ tích cực thực hiện thi đua yêu nước

Buộc tiêu hủy lô thuốc trị trào ngược dạ dày Rabesta 20

Thanh Hóa: Khen học sinh lớp 6 nhặt được của rơi trả lại người mất

Công an tỉnh Lạng Sơn: Cảnh báo thủ đoạn lừa tặng quà trên mạng xã hội
