Phát triển sâm Lai Châu để thay đổi cuộc sống bà con vùng cao

Tối 11/11, UBND tỉnh Lai Châu khai mạc Hội chợ sâm Lai Châu năm 2022 với chủ đề 'Nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức, khát vọng vươn xa'.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo tại lễ khai mạc. Cùng dự còn có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, khách mời quốc tế, nhà khoa học, nhà đầu tư…

Khai mạc Hội chợ sâm Lai Châu
Khai mạc Hội chợ sâm Lai Châu

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Trần Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu - nhấn mạnh: Lai Châu - mảnh đất ven trời Tây Bắc với 20 dân tộc anh em sinh sống ẩn mình trong đại ngàn núi rừng, bên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, được thiên nhiên ban tặng những món quà vô giá như: khí hậu trong lành, mát mẻ; cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ; dồi dào nguồn tài nguyên dược liệu có giá trị và quý hiếm, đặc biệt là Sâm Lai Châu.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sâm Lai Châu - loài cây đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và thế giới, loài đặc hữu của tỉnh Lai Châu. Tất cả các bộ phận của cây đều được dùng để chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Sâm Lai Châu phân bố ở độ cao 1.400 - 2.200m so với mặt nước biển; có hàm lượng saponin tổng hợp rất cao, lên tới 21,34%.

Đặc biệt, sâm Lai Châu có Majonosid- R2(MR2) là hoạt chất có khả năng kháng vi rút gây ung thư, chiếm hàm lượng cao tới 7,78%; hợp chất silphioside E là hợp chất lần đầu tiên công bố phân lập từ các loài thuộc chi Panax. Đây là hợp chất có tác dụng chống đông máu. Sâm Lai Châu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045, trong đó sâm Lai Châu là một trong 3 loài được chọn. Hội chợ sâm Lai Châu lần này nhằm hiện thực hóa việc phát triển vùng nguyên liệu sâm khoảng 3.000ha gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm chế biến từ sâm Lai Châu.

Thời gian tới, rất cần sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự ủng hộ, hỗ trợ của các cơ quan, bộ, ngành Trung ương; sự giúp đỡ của nhà khoa học và quyết tâm của người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp để hình thành liên kết, từ đó người dân liên kết phát triển vùng nguyên liệu gắn với bảo vệ rừng.

Tiếp tục mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các nước có ngành công nghiệp nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sâm phát triển. Tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ, quy trình canh tác, thu hoạch, bảo quản và chế biến, đặc biệt là chế biến sâu các sản phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe từ cây sâm Lai Châu. Xây dựng hệ thống chỉ dẫn; thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu đến người tiêu dùng, tạo lợi thế cạnh tranh, hướng tới xuất khẩu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ khai mạc
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ khai mạc

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai mạc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - khẳng định, Lai Châu có vai trò vị trí chiến lược quan trọng trong quốc phòng an ninh, vị trí xung yếu phòng hộ đầu nguồn sông Đà; có khí hậu ôn hòa, độ che phủ rừng đã tạo nên thảm thực vật có thể trồng nhiều cây dược liệu có dược tính cao trong đó có cây sâm. Đây là cơ hội quý cho Lai Châu phát triển.

Những năm gần đây, tỉnh Lai Châu đã kịp thời chỉ đạo, nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen quý, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sâm và các loại cây dược liệu, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và môi trường sinh thái. Với kết quả đó, đồng chí Chủ tịch nước tin tưởng Lai Châu hoàn toàn có thể hình thành vùng sản xuất, chế biến và khả thi với mức tăng trưởng cao. Mong muốn sâm Lai Châu không chỉ xứng danh tên gọi “quốc bảo” của Việt Nam mà còn là “quốc kế dân sinh” mang lại thu nhập cao cho toàn thể Nhân dân.

Để đạt được mục tiêu này, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần sự hỗ trợ tổng thể, mạnh mẽ của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương. Đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ liên quan quan tâm hơn nữa về cơ chế chính sách, tuyên truyền, phổ biến ưu điểm vượt trội, nâng tầm giá trị cây sâm Việt Nam nói chung, sâm Lai Châu nói riêng trong bảo vệ sức khỏe con người. Chú trọng phát triển bền vững, bài bản, lưu ý chất lượng sản phẩm, chỉ dẫn địa lý thông qua công tác chế biến; quyết liệt chống hàng giả…

Đối với sâm thì đất và rừng là yếu tố không thể thay thế, vì vậy tỉnh Lai Châu tiếp tục thực hiện việc bảo tồn, phát triển sâm Lai Châu gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng, giữ gìn môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa truyền thống, phát triển kinh tế du lịch.

Tỉnh cũng cần triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững; tạo thuận lợi để người dân trồng, phát triển cây dược liệu, trong đó có cây sâm Lai Châu để “sống với rừng, thoát nghèo từ rừng và tiến tới làm giàu từ rừng”, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Để thúc đẩy mở rộng vùng trồng và vận động người dân tích cực tham gia trồng sâm Lai Châu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng cây giống sâm Lai Châu cho các hộ gia đình tích cực trồng sâm của Lai Châu.

Nguyễn Hạnh

Tin mới nhất

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng với người nghèo và đối tượng chính sách đã đi vào cuộc sống, song để nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ thì vẫn còn rào cản cần tháo gỡ...
Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9h30 ngày mai (8/11), Báo Công Thương dự kiến tổ chức Tọa đàm “Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Sau 3 năm, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Hà Nội đã có bước tiến quan trọng, thể hiện sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Vướng về cơ chế chính sách, muốn làm mà không thể làm được - ĐBQH đề nghị truy trách nhiệm các bộ, ngành chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn.
Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Để nâng cao hiệu quả công tác cung cấp thông tin cho bà con vùng sâu, vùng xa góp phần phát triển kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò dẫn dắt chủ đạo.
Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Giảm nghèo thông tin là một chủ trương lớn, cấu phần quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững được các địa phương, Bộ ngành nỗ lực thực hiện.
Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm “Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho các xã nghèo, huyện nghèo".
Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thực hiện chương trình giảm nghèo thông tin, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm "Nâng cao hiệu qủa cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"
Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thanh Hóa giảm, năm 2023 ước còn 3,49%, bình quân giai đoạn 2022-2023 giảm 1,65%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch.
Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Đường bộ và hàng không là hai loại hình giao thông trọng tâm cần được ưu tiên đầu tư nhằm giúp các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ phát triển.
Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thiếu hạ tầng giao thông được xác định là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện rà soát, xác định nguyên nhân, các chính sách đặc thù... nhằm đưa ra các giải pháp, chính sách cụ thể trong giảm nghèo bền vững.
Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công với độ mở lớn đã và đang hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi giảm nghèo một cách hiệu quả.
Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hàng năm 1,5% trở lên, đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.
Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc.
Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Là khu vực tập trung nhiều sản phẩm đặc sản chất lượng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền núi, đồng bào dân tộc luôn được quan tâm đặc biệt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động