Phong trào “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch": Nhiều gia đình thoát nghèo
Cơ chế - Chính sách Thứ năm, 08/06/2023 - 17:21
Những lá đơn xin thoát nghèo: “Thắp lửa” ý chí tự lực vươn lên Bộ trưởng Hầu A Lềnh lý giải việc nhiều hộ gia đình ở vùng nghèo không muốn thoát nghèo |
Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" gồm: Không đói nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không bất bình đẳng giới, không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ em suy dinh dưỡng; sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp.
Với những cách làm dễ hiểu, thiết thực, chương trình có tính lan tỏa sâu rộng. Tại nhiều địa phương, chương trình đang đi vào chiều sâu, được các hội viên phụ nữ tích cực hưởng ứng, có nhiều mô hình hay, cách làm mới đạt hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.
![]() |
Người dân xóm 10, xã Xuân Thượng, huyện Xuân Trường (Nam Định) phân loại, xử lý rác tại nguồn (Ảnh Nguyễn Lành) |
Ghi nhận tại tỉnh Tiền Giang: Hàng năm, Hội LHPN tỉnh triển khai sâu rộng cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" đến các cấp hội và hội viên trong tỉnh, phát huy vai trò phụ nữ gương mẫu thực hiện đạt mục tiêu cuộc vận động. Đồng thời, đóng góp tích cực chung sức xây dựng nông thôn mới tại cơ sở, thông qua những việc làm thiết thực, như: Hiến đất và góp công sức kiện toàn kiến thiết hạ tầng nông thôn; xử lý rác thải và bảo vệ môi trường; phòng, chống ô nhiễm môi trường; trồng hoa tạo cảnh quan nông thôn; giúp nhau phát triển kinh tế gia đình và xóa đói, giảm nghèo…
Tại huyện Mai Sơn (Sơn La), hàng năm, Hội LHPN huyện đã xây dựng kế hoạch, đăng ký ít nhất một phần việc cụ thể với cấp ủy, chính quyền tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Các cấp hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện tiêu chí của cuộc vận động. Qua đó, có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, thu hút đông đảo hội viên nữ tham gia, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đăng ký.
Đáng nói, trong tiêu chí “5 không”, không đói nghèo là một nội dung căn bản của xây dựng nông thôn mới, vì vậy, các cấp hội viên đã tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi cây trồng vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.
Tính đến nay, huyện Mai Sơn đã tạo điều kiện cho trên 4.300 hội viên vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội; hơn 500 hộ vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra, các cấp hội còn triển khai mô hình phụ nữ tiết kiệm, bằng hình thức tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng. Đến nay, đã tiết kiệm hơn 2 tỷ đồng, giúp 871 lượt hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Số liệu thống kê hết năm 2022, các cấp hội viên Hội LHPN huyện Mai Sơn đã giúp đỡ 52 hộ thoát nghèo, thành lập mới 65 mô hình phát triển kinh tế tại các xã, nâng tổng số lên 142 mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của phụ nữ...
Các hợp tác xã không chỉ tạo việc làm, thu nhập cho hội viên, thành viên là phụ nữ mà còn liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho hàng trăm phụ nữ và nông dân địa phương. Nhờ đó, đời sống kinh tế của các hội viên, nông dân địa phương ngày càng được nâng cao.
Theo Hội LHPN Việt Nam, qua hơn 10 năm, cuộc vận động đã được triển khai sâu rộng, đạt được nhiều kết quả tích cực, rõ nét, trở thành “thương hiệu” của Hội LHPN Việt Nam, được Chính phủ, các cấp, ngành đánh giá cao, đông đảo phụ nữ và nhân dân đồng tình, hưởng ứng tham gia...
Bà Trương Thị Thu Thủy - Trưởng Ban Gia đình Xã hội Trung ương Hội LHPN Việt Nam - cho biết: Trung ương Hội đang thực hiện đề tài nghiên cứu cấp cơ sở để đề xuất tiêu chí gia đình “5 có, 3 sạch”, trong đó, kế thừa tiêu chí “5 không, 3 sạch”, nâng mức độ cao hơn để phù hợp với giai đoạn mới, nhằm phát huy giá trị tốt đẹp và tiềm năng đóng góp của gia đình vào thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các xã nâng cao, kiểu mẫu.
Tin mới nhất

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương
Tin cùng chuyên mục

Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

'Mở đường' cho nông sản vùng cao: Bộ Công Thương hành động quyết liệt

Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn
