Quảng Nam: Đảm bảo giải ngân 100% vốn ngân sách Trung ương về các chương trình mục tiêu quốc gia

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đề nghị cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc tiến độ giải ngân vốn của từng chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương.
Quảng Nam cần nỗ lực hơn trong triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Thực hiện các chương trình còn chậm

Quảng Nam là một trong những tỉnh thực hiện cùng lúc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tại các huyện miền núi (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi).

Tại buổi làm việc với các địa phương miền núi về tiến độ triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia vừa qua, sau khi nghe báo cáo tình hình triển khai các chương trình, những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất và ý kiến, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam kết luận, qua hơn 2 năm triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn 9 huyện miền núi nói riêng đã đạt được một số kết quả tích cực. Hầu hết mục tiêu, chỉ tiêu của các Chương trình mục tiêu quốc gia đề ra trong năm 2021, năm 2022 đều cơ bản đảm bảo theo kế hoạch.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tại 9 huyện miền núi còn chậm so với yêu cầu; nhiều dự án, công trình triển khai dở dang, chậm tiến độ; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn thực hiện so với nguồn vốn đã phân bổ đạt quá thấp.

Quảng Nam: Đảm bảo giải ngân 100% vốn ngân sách Trung ương về các chương trình mục tiêu quốc gia
Chậm giải ngân vốn khiến tiến độ triển khai các dự án tại miền núi gặp khó khăn, trở ngại. Ảnh: A.L.Ngước

Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam nhận thấy trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật sự quyết tâm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn biểu hiện e dè, né tránh trách nhiệm trong tổ chức triển khai thực hiện; công tác phối hợp, hướng dẫn của một số ngành chuyên môn cấp trên đối với với cấp dưới chưa chặt chẽ, thiếu kịp thời.

Kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có biểu hiện ngại khó, thiếu trách nhiệm

Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện và phát huy tối đa hiệu quả, lợi ích từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đối với sự phát triển của các địa phương miền núi, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đề nghị Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan của tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực hỗ trợ các địa phương triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn, thẩm định, tập huấn chuyên môn cho các đơn vị, địa phương liên quan về tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, lập dự toán và thanh, quyết toán nguồn kinh phí thực hiện theo quy định; kịp thời phúc đáp, hướng dẫn tháo gỡ các vướng mắc của địa phương khi nhận được văn bản đề nghị.

Tăng cường kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện, tiến độ giải ngân vốn của từng chương trình tại các địa phương; chủ động điều chuyển vốn đã phân bổ từ địa phương không đủ khả năng giải ngân hết vốn sang địa phương khác có nhu cầu nhằm đảm bảo cuối năm giải ngân 100% nguồn vốn ngân sách Trung ương. Tổ chức làm việc với các địa phương để xác định rõ thẩm quyền, định hướng chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; tổng hợp các vướng mắc vượt quá thẩm quyền của tỉnh để báo cáo Trung ương cho chủ trương giải quyết. Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy, người đứng đầu và là nội dung gợi ý kiểm điểm trách nhiệm năm 2023 đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cũng đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương miền núi, nhất là đồng chí Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện phải quyết tâm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, linh hoạt trong quản lý, điều hành, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương. Định kỳ ít nhất 1 lần/tháng, đồng chí Bí thư Huyện ủy làm việc với UBND và các ban, ngành của huyện để lãnh đạo, chỉ đạo. Đồng thời, tập trung rà soát, đánh giá để có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện đối với từng chương trình; trường hợp nhận thấy khả năng không thể thực hiện đúng kế hoạch vốn được giao thì phải khẩn trương báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh xử lý.

Kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có biểu hiện ngại khó, thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Linh hoạt trong việc trưng tập, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức tham gia bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Quảng Nam: Đảm bảo giải ngân 100% vốn ngân sách Trung ương về các chương trình mục tiêu quốc gia

Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy, người đứng đầu

Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với ngành cấp trên để được hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ. Xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công, phân nhiệm rõ ràng, xác định trách nhiệm của từng cá nhân liên quan, lựa chọn cán bộ có năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm, đạo đức tốt để phụ trách trực tiếp từng nhiệm vụ, dự án, tiểu dự án. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, xử lý ngay các tồn tại, bất cập, tuân thủ nghiêm tiến độ giải ngân theo kế hoạch đề ra. Phát huy vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư; nâng cao chất lượng công tác giám sát quản lý chất lượng thi công các công trình; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hợp đồng.

Hạ Vĩ

Tin mới nhất

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng với người nghèo và đối tượng chính sách đã đi vào cuộc sống, song để nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ thì vẫn còn rào cản cần tháo gỡ...
Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9h30 ngày mai (8/11), Báo Công Thương dự kiến tổ chức Tọa đàm “Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Sau 3 năm, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Hà Nội đã có bước tiến quan trọng, thể hiện sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Vướng về cơ chế chính sách, muốn làm mà không thể làm được - ĐBQH đề nghị truy trách nhiệm các bộ, ngành chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn.
Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Để nâng cao hiệu quả công tác cung cấp thông tin cho bà con vùng sâu, vùng xa góp phần phát triển kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò dẫn dắt chủ đạo.
Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Giảm nghèo thông tin là một chủ trương lớn, cấu phần quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững được các địa phương, Bộ ngành nỗ lực thực hiện.
Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm “Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho các xã nghèo, huyện nghèo".
Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thực hiện chương trình giảm nghèo thông tin, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm "Nâng cao hiệu qủa cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"
Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thanh Hóa giảm, năm 2023 ước còn 3,49%, bình quân giai đoạn 2022-2023 giảm 1,65%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch.
Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Đường bộ và hàng không là hai loại hình giao thông trọng tâm cần được ưu tiên đầu tư nhằm giúp các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ phát triển.
Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thiếu hạ tầng giao thông được xác định là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện rà soát, xác định nguyên nhân, các chính sách đặc thù... nhằm đưa ra các giải pháp, chính sách cụ thể trong giảm nghèo bền vững.
Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công với độ mở lớn đã và đang hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi giảm nghèo một cách hiệu quả.
Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hàng năm 1,5% trở lên, đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.
Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc.
Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Là khu vực tập trung nhiều sản phẩm đặc sản chất lượng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền núi, đồng bào dân tộc luôn được quan tâm đặc biệt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động