Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Sau 3 năm, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Hà Nội đã có bước tiến quan trọng, thể hiện sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Điện lực Hoà Bình: Mang nguồn sáng đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế

Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội dành nguồn lực hơn 2.144 tỷ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, Hà Nội đã bố trí được hơn 1.172 tỷ đồng. Sau gần 3 năm thực hiện, thành phố đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đến năm 2025 Nghị quyết của Quốc hội khoá XII.

Thông tin về kết quả triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho biết, năm 2019, trên địa bàn Thủ đô có gần 108 nghìn người dân tộc thiểu số thuộc 50/53 dân tộc thiểu số sinh sống đan xen cùng người Kinh ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã; chiếm 1,3% dân số toàn thành phố.

Đồng bào các dân tộc thiểu số sống quần cư thành thôn ở 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức, dân số trên 55.000 người.

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô
Nhiều hộ đồng bào dân tộc Mường ở huyện Ba Vì có đời sống khá hơn nhờ trồng chè an toàn. Ảnh Văn Hùng

Đại diện Ban Dân tộc TP.Hà Nội cho biết, những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được thành phố quan tâm và ưu tiên dành nguồn lực lớn thông qua đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.

Giai đoạn 2021-2025, thành phố dành nguồn lực lớn với hơn 2.144 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2021-2030.

Nổi bật, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường đạt trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%; trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%...

Đối với các chỉ tiêu đến năm 2025, định hướng 2030; hiện nay tiếp tục triển khai thực hiện và dự kiến hoàn thành (14 chỉ tiêu) theo Nghị quyết của Quốc hội và kế hoạch của UBND thành phố; còn 2 chỉ tiêu, gồm: Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số; chỉ tiêu xã đạt nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu còn khó khăn, dự báo đến năm 2025 khó hoàn thành.

Ngoài ra, thành phố đã bố trí vốn cho 95/114 dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đạt 83% kế hoạch với kinh phí đã bố trí hơn 1.050 tỷ đồng, đạt 71,76% kế hoạch; đã thực hiện giải ngân được 883,548 tỷ đồng, đạt 83%; đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư 52 dự án, còn lại 15 dự án cơ bản hoàn thành, 13 dự án đang thi công, 15 dự án chuẩn bị khởi công, dự kiến hoàn thành và cơ bản hoàn thành trong năm 2025...

Hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số, miền núi được xây dựng vững mạnh, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi của Thủ đô được giữ vững.

Đơn cử, tại xã Minh Quang, một trong những xã miền núi khó khăn của huyện Ba Vì ở thời điểm nhiều năm về trước. Giờ đây, diện mạo vùng đất khó đã đổi thay rõ rệt từ cơ sở hạ tầng khang trang, đẹp đẽ hơn đến đời sống kinh tế, tinh thần của người dân có nhiều khởi sắc. Năm 2008, trước khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, xã Minh Quang có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 11,5% tổng số hộ dân; đến đầu năm 2023, tỷ lệ này còn 0,35%.

Sau khi thực hiện mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, xã Minh Quang được TP. Hà Nội, huyện Ba Vì quan tâm, đầu tư hơn 700 tỷ đồng để thực hiện các dự án xây dựng đường giao thông, hệ thống điện, đường, trường học, trạm y tế... Từ một xã có 11% đường bê tông, đến nay 98% tuyến đường ở Minh Quang được nhựa hóa, bê tông hóa; các trường học đều đạt chuẩn quốc gia; thu nhập bình quân của người dân đạt gần 64 triệu đồng/người/năm, cao gấp gần 10 lần so với năm 2008.

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô
80% số hộ ở thôn Đồng Rằng, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai thuộc nhóm khá, giàu từ phát triển chăn nuôi để cung cấp cho nội thành Thủ đô...

Theo lãnh đạo huyện Ba Vì, nhờ sự đầu tư tập trung, hiệu quả, đến nay, toàn bộ 7 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của huyện đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đạt nhiều kết quả quan trọng về kinh tế-xã hội, đời sống người dân được nâng lên.

7 xã miền núi của Ba Vì có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm hơn 38% dân số của huyện, gồm hai dân tộc thiểu số chính là Mường và Dao. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo tại 7 xã này là 13,15% số hộ dân toàn huyện, đến nay còn 0,69%.

Tìm hiểu ở huyện Quốc Oai, được biết trên địa bàn có 21 dân tộc thiểu số, với hơn 7.000 người, chiếm hơn 3,7% dân số toàn huyện. Đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng tại xã Phú Mãn và xã Đông Xuân, với dân tộc Mường chiếm gần 80%.

Theo kế hoạch, tổng số dự án thuộc nguồn vốn đầu tư công của thành phố cho hai xã vùng dân tộc thiểu số của huyện giai đoạn 2021-2025 là 25 dự án, với mức đầu tư hơn 386 tỷ đồng. Đến nay, thành phố đã bố trí hơn 257 tỷ đồng, triển khai 21 dự án. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho người dân

Với sự vào cuộc đồng lòng của các cấp chính quyền cũng như người dân các địa phương, tình hình phát triển kinh tế, đời sống của người dân đã từng bước khởi sắc. Song bên cạnh những kết quả đạt được, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đức Anh cho biết, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện vẫn chưa khai thác hết được lợi thế về tiềm năng của vùng rừng núi.

"Trong đó, chương trình giảm nghèo chưa bền vững, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, đời sống của nhân dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung của huyện; tỷ lệ hộ có nguy cơ tái nghèo cao" - Phó chủ tịch UBND huyện Ba Vì nói.

Chỉ rõ một số tồn tại, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng, mặc dù những năm qua, thành phố quan tâm dành nhiều nguồn lực để hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên với điều kiện đặc thù xuất phát điểm thấp, xa trung tâm, hệ thống hạ tầng chưaqđồng bộ, thu ngân sách còn thấp, việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao thu nhập bình quân đầu người của các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, nhất là Ba Vì còn khó khăn.

Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số chậm triển khai do thiếu sự sâu sát của các địa phương, đơn vị...

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô
UBND các địa phương luôn quan tâm dành nguồn lực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nhằm hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống

Để phát huy tối đa nguồn phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, lãnh đạo huyện Ba Vì cho biết, huyện sẽ tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung tại Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; chú trọng giải quyết hiệu quả những vấn đề bức thiết; thúc đẩy đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Đồng thời, huyện sẽ huy động, thu hút, phát huy mọi nguồn lực để đầu tư phát triển; nâng cao hiệu quả và mở rộng vốn tín dụng ưu đãi đối với các dự án, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức phát triển sản xuất, kinh doanh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận nỗ lực, quyết tâm và sự cố gắng của UBND TP các sở, ban, ngành, UBND các địa phương luôn quan tâm dành nguồn lực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nhằm hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe cho người dân...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng chỉ rõ những hạn chế cần sớm khắc phục. Đó là việc mặc dù những năm qua, thành phố đã quan tâm dành nhiều nguồn lực để hỗ trợ các huyện, tuy nhiên với điều kiện đặc thù xuất phát điểm thấp, xa trung tâm, hệ thống hạ tầng chưa đồng bộ, thu ngân sách còn thấp, việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; nâng cao thu nhập bình quân đầu người của các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, nhất là Ba Vì cũng còn khó khăn…

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy chỉ rõ việc một số dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số chậm triển khai do thiếu sự sâu sát của các địa phương, đơn vị…

Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị các địa phương, đơn vị tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với việc tăng cường tuyên truyền về các mục tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo các nghị quyết của trung ương và Thành ủy Hà Nội, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030…

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô
Thành phố sẽ ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thành phố sẽ ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân dân tộc thiểu số và miền núi. Đối với 35 dự án mới của các huyện đề xuất, thành phố sẽ nghiên cứu đề xuất HĐND TP điều chỉnh, bổ sung, cập nhật vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và đầu tư giai đoạn 2025-2030.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị UBND TP tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, các huyện thực hiện đồng bộ các giải pháp 10 chương trình công tác của Thành ủy; tập trung nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo kế hoạch.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số… Chủ động ngăn chặn, kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc để chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương...

Ngọc Linh

Tin mới nhất

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng với người nghèo và đối tượng chính sách đã đi vào cuộc sống, song để nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ thì vẫn còn rào cản cần tháo gỡ...
Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9h30 ngày mai (8/11), Báo Công Thương dự kiến tổ chức Tọa đàm “Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Vướng về cơ chế chính sách, muốn làm mà không thể làm được - ĐBQH đề nghị truy trách nhiệm các bộ, ngành chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn.
Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Để nâng cao hiệu quả công tác cung cấp thông tin cho bà con vùng sâu, vùng xa góp phần phát triển kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò dẫn dắt chủ đạo.
Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Giảm nghèo thông tin là một chủ trương lớn, cấu phần quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững được các địa phương, Bộ ngành nỗ lực thực hiện.
Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm “Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho các xã nghèo, huyện nghèo".
Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thực hiện chương trình giảm nghèo thông tin, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm "Nâng cao hiệu qủa cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"
Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thanh Hóa giảm, năm 2023 ước còn 3,49%, bình quân giai đoạn 2022-2023 giảm 1,65%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch.
Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Đường bộ và hàng không là hai loại hình giao thông trọng tâm cần được ưu tiên đầu tư nhằm giúp các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ phát triển.
Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thiếu hạ tầng giao thông được xác định là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện rà soát, xác định nguyên nhân, các chính sách đặc thù... nhằm đưa ra các giải pháp, chính sách cụ thể trong giảm nghèo bền vững.
Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công với độ mở lớn đã và đang hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi giảm nghèo một cách hiệu quả.
Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hàng năm 1,5% trở lên, đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.
Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc.
Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Là khu vực tập trung nhiều sản phẩm đặc sản chất lượng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền núi, đồng bào dân tộc luôn được quan tâm đặc biệt.
Xóa “vùng lõi nghèo”: Cần sự chung tay toàn xã hội

Xóa “vùng lõi nghèo”: Cần sự chung tay toàn xã hội

Trung du và miền núi phía Bắc vẫn là “vùng lõi nghèo" của cả nước khi tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2022 là 22%, gấp gần 3 lần bình quân cả nước.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động