Thúc đẩy tài chính, hỗ trợ sinh kế cho hơn 11.000 phụ nữ dân tộc thiểu số
Cơ chế - Chính sách Thứ ba, 25/10/2022 - 21:04
Dự án “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện cho phụ nữ Dân tộc thiểu số” do tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và tập đoàn P&G phối hợp thực hiện trong 4 năm từ 2018, đã hỗ trợ phát triển sinh kế cho hơn 11.000 phụ nữ dân tộc thiểu số ở 18 tỉnh thành trên toàn quốc.
Hai năm đầu, dự án đã thành lập được 260 nhóm cổ phần tài chính tự quản, trực tiếp giúp 5.196 phụ nữ dân tộc thiểu số ở nhiều tỉnh miền núi, trong đó có Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Bắc Kạn, vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhiều thành viên VSLA cho biết, họ có thể tiết kiệm tiền nhiều hơn, đầu tư tốt hơn cho việc học hành của con cái và các hoạt động tạo ra thu nhập khác.
Giai đoạn thứ hai của Dự án, từ tháng 12/2020 tới hết tháng 12/2021, đã thành lập được 287 nhóm tiết kiệm tín dụng thôn bản với 4.185 phụ nữ tham gia ở nhiều địa phương như Cao Bằng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Sóc Trăng, Trà Vinh… Đã huy động được 9,35 tỷ đồng tiết kiệm và cho 2.427 lượt thành viên vay vốn làm kinh tế ở quy mô hộ gia đình. Trong nửa đầu năm 2022, có 269 nhóm với 4.058 phụ nữ tham gia, huy động 5,62 tỷ đồng tiết kiệm và cho 1.416 lượt thành viên vay vốn để phát triển sinh kế.
![]() |
Dự án “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện cho phụ nữ Dân tộc thiểu số giúp phát triển sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số |
Số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2017 (Findex) cho thấy chỉ có 30% nam giới và 31% nữ giới trưởng thành ở Việt Nam được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức, đây một trong những tỷ lệ thấp ở Đông Á. Dựa trên các phân tích về giới do CARE thực hiện, phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn trong tiếp cận tài chính và chịu tác động tiêu cực từ bất bình đẳng giới, các chuẩn mực văn hóa truyền thống. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với việc ra quyết định về tài chính và sản xuất nông nghiệp trong gia đình thì người chồng thường có tiếng nói quyết định về sinh kế và các khoản chi tiêu lớn. Điều đó cũng làm ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định và tham gia của phụ nữ ở cấp độ cộng đồng.
Đánh giá về hoạt động của dự án trong thời gian qua, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bà Phạm Thị Hương Giang, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch - Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, cho biết “Mô hình này rất phù hợp với điều kiện kinh tế và năng lực của phụ nữ dân tộc thiểu số, giúp cho chị em hình thành thói quen tiết kiệm, tự quản và cộng đồng hỗ trợ, giúp nhau trong những lúc khó khăn. Thông qua mô hình, Hội cũng đã triển khai các hoạt động truyền thông về các chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các kiến thức cần thiết khác cho phụ nữ như tổ chức cuộc sống gia đình, tăng thu nhập, bình đẳng giới”.
Bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, khẳng định cam kết của tổ chức về quan hệ hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam “Mô hình VSLA được coi là xuất phát điểm để giúp thành viên các tổ nhóm gắn kết và tiếp cận với các hình thức dịch vụ tài chính khác và là một phần trong hệ hjsinh thái tài chính bao trùm, trong đó ai cũng có quyền tham gia và tiếp cận dịch vụ tài chính. Cách làm và đặc điểm của mô hình VSLA rất phù hợp với các mục tiêu của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tiến trình thực hiện dự án 8. CARE cam kết đồng hanh và hỗ trợ kỹ thuật với Trung ương Hội trong năm năm tới để thực hiện hiệu quả các hoạt động nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra.”
Tin mới nhất

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương
Tin cùng chuyên mục

Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

'Mở đường' cho nông sản vùng cao: Bộ Công Thương hành động quyết liệt

Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn
