Tín dụng chính sách: Góp phần quan trọng trong giảm nghèo ở xã Tân Nguyên

Triển khai hiệu quả tín dụng chính sách đã giúp Tân Nguyên - xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Bình (Yên Bái) hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tỉnh Hà Giang: Tín dụng chính sách giúp người nghèo thay đổi tư duy

Tân Nguyên thay đổi diện mạo mới

Xã Tân Nguyên có 9 thôn, với hơn 64% là người đồng bào dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Dao, Nùng, Tày... Đây là xã khó khăn của huyện Yên Bình, trong đó có 4 thôn đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách: Góp phần quan trọng trong giảm nghèo ở xã Tân Nguyên
Đoàn giám sát Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Yên Bái tới thăm hộ gia đình bà Lương Thị Liên ở xã Tân Nguyên

Thời gian qua, được sự đầu tư của ngân sách nhà nước, nhiều công trình tại xã đã được xây dựng mới khang trang, phục vụ tốt cho y tế, giáo dục tại địa phương. Đặc biệt, các chương trình tín dụng chính sách đã và đang triển khai tại xã đã góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, ổn định an ninh chính trị, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

Lãnh đạo UBND xã Tân Nguyên cho biết, 20 năm qua xã đã phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Bình hỗ trợ cho hơn 5.200 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững; tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm cho hơn 3.000 lượt hộ dân trong xã; xây dựng hơn 1.000 công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường nông thôn; phủ xanh đất trống đồi trọc hơn 3.000 ha rừng, giúp 47 hộ nghèo được vay vốn để xây dựng nhà ở...

Điều đáng nói, nhờ làm tốt công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, đôn đốc của UBND xã, Ban giảm nghèo, các hội, đoàn thể nhận ủy thác tại xã nên 100% các hộ có dư nợ đều thực hiện tốt quy định của Nhà nước, cũng như ngân hàng chính sách xã hội, thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi đúng kỳ hạn, không phát sinh nợ quá hạn.

100% hộ vay vốn tham gia gửi tiền tiết kiệm qua tổ với số tiền đạt 1.863 triệu đồng; mức gửi bình quân đạt 100.000 đồng/hộ/tháng. Bên cạnh đó, xã còn làm tốt công tác tuyên truyền việc huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư tại điểm giao dịch xã để nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến đúng đối tượng, phát huy hiệu quả sử dụng.

Nhờ đó, hàng năm, mức thu nhập của hộ nghèo được tăng lên, mỗi năm thoát nghèo từ 25 - 30 hộ. Nhiều hộ nghèo có thu nhập cao từ việc phát triển kinh tế đã mua sắm được ti vi, đồ gia dụng, đầu tư xây nhà cửa, cơ sở vật chất khang trang hơn.

Điển hình như hộ gia đình ông La Văn Nam, Vi Văn Chung, Hoàng Xuân Hồng ở thôn Trại Phung; ông Lý Văn Thân ở thôn Khe Cọ… Từ đó đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, khuyến khích hội viên hăng hái tiếp tục tăng gia sản xuất.

Thúc đẩy chính sách phát phát huy hiệu quả hơn nữa

Lãnh đạo UBND xã Tân Nguyên khẳng định, nguồn vốn tín dụng đã góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương và củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước. Với việc quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng chính sách cũng đã góp phần ổn định an ninh quốc phòng và đẩy nhanh việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

Những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Tân Nguyên luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện tốt Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, Chỉ thị 40-CT/TW và kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Đặc biệt quan tâm đối với công tác giảm nghèo, tạo việc làm, an sinh xã hội trên địa bàn, từng bước phát triển kinh tế hộ gia đình tại các thôn, làm tiền đề cho công cuộc đổi mới, an sinh xã hội, các hộ dân trong thôn vươn lên thoát nghèo bền vững. Do đó, UBND xã thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng chính sách huyện để thống nhất chỉ đạo công tác tín dụng ưu đãi trên địa bàn xã.

Song song với công tác chỉ đạo và phối hợp thực hiện công tác tín dụng ưu đãi trên địa bàn, UBND xã đã bố trí điểm giao dịch xã cố định tại hội trường trong khuôn viên của UBND xã vào ngày 24 hàng tháng để ngân hàng chính sách xã hội huyện về giao dịch, đảm bảo an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ tiết kiệm và vay vốn nộp lãi, gửi tiết kiệm, các hộ vay trả nợ gốc không mất thời gian và chi phí đi lại. Các bảng biểu thông báo chính sách, lãi suất, công khai dư nợ được treo đầy đủ tại điểm giao dịch, giúp cho việc phổ biến các chính sách dễ dàng hơn, góp phần đẩy mạnh việc “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”.

Có thể nói, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đã giúp cho xã Tân Nguyên thực hiện có hiệu quả công cuộc xoá đói, giảm nghèo của xã hội cũng như của địa phương trong nhiều năm qua, là chỗ dựa vững chắc cho người nghèo, gia đình chính sách phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp nhiều gia đình xây được nhà mới, nhiều học sinh sinh viên được cắp sách đến trường.

Để chương trình tín dụng chính sách phát huy hiệu quả hơn nữa, lãnh đạo UBND xã Tân Nguyên đề xuất: Nhà nước, UBND các cấp, ngân hàng chính sách xã hội tiếp tục quan tâm bố trí bổ sung thêm nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, qua đó thu hút thêm người lao động, giải quyết công ăn việc làm, cho vay sản xuất kinh doanh đối với hộ có thu nhập trung bình, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới của các xã, của huyện.

Theo kế hoạch, năm 2022 xã Tân Nguyên sẽ đạt tiêu chí nông thôn mới, như vậy sẽ ra khỏi danh sách vùng khó khăn, một số chính sách tín dụng đối với vùng khó khăn như chính sách cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, chính sách cho vay thương nhân vùng khó khăn sẽ không được tiếp tục triển khai thực hiện. Trong khi đó, nhu cầu vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình của người dân trên địa bàn vẫn rất lớn.

Vì vậy, đại diện xã Tân Nguyên kiến nghị Chính phủ cho tiếp tục kéo dài chính sách cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, chính sách cho vay thương nhân vùng khó khăn thêm 5 năm sau khi các đơn vị cấp xã ra khỏi vùng khó khăn để đảm bảo kết quả xây dựng nông thôn mới được duy trì bền vững.

Số liệu của UBND xã Tân Nguyên cho thấy, tổng số hộ rà soát đến cuối năm 2021 trên địa bàn xã là 1.527 hộ, trong đó hộ nghèo là 297 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 19,45%; hộ cận nghèo là 212 hộ, tỷ lệ là 13,88%.

Thanh Tâm

Tin mới nhất

Bắc Kạn cần duy trì và nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng

Bắc Kạn cần duy trì và nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng

Tỉnh Bắc Kạn cần tập trung xử lý các vấn đề nóng,tồn đọng trong thực tiễn, có các giải pháp căn cơ để duy trì, nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn
Đắk Nông: Phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho đồng bào

Đắk Nông: Phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho đồng bào

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên không chỉ quan tâm đến công tác bảo vệ, phát triển rừng, mà còn mang lại sự no ấm cho vùng đồng bào DTTS tại chỗ.
Thừa Thiên Huế: Những “sinh kế” giúp huyện miền núi A Lưới giảm nghèo

Thừa Thiên Huế: Những “sinh kế” giúp huyện miền núi A Lưới giảm nghèo

Chính quyền các cấp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chung tay hỗ trợ vật nuôi, cây trồng, đào tạo nhân lực… từng bước giúp huyện miền núi A Lưới từng bước giảm nghèo.
Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vấn đề rừng chưa có chủ đã tồn tại nhiều năm qua, trong khi hàng nghìn hộ dân sống ở các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số đang rất thiếu đất sản xuất.
Nghệ An: Tiến độ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm

Nghệ An: Tiến độ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm

Việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Nghệ An hiện đang quá chậm so với mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế

Điện Biên: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế

Điện Biên tập trung rà soát, nghiên cứu, ưu tiên lựa chọn những ngành, lĩnh vực có thế mạnh để mời gọi, thu hút đầu tư như phát triển cây dược liệu có giá trị.
Thanh Hóa: Đồng bào dân tộc ở bản Pượn ngóng đường dân sinh bao giờ mới làm trở lại

Thanh Hóa: Đồng bào dân tộc ở bản Pượn ngóng đường dân sinh bao giờ mới làm trở lại

Nhiều tháng nay, gần 200 nhân khẩu đồng bào dân tộc Thái, Mường ở bản Pượn ngóng tuyến đường vào bản thi công dang dở bao giờ mới được triển khai trở lại.
Longform | Đắk Nông: Đánh thức tương lai xanh trên vùng đất đỏ

Longform | Đắk Nông: Đánh thức tương lai xanh trên vùng đất đỏ

Sau 20 năm thành lập tỉnh, từ một địa phương nghèo khó nhất vùng Tây Nguyên, đến nay Đắk Nông đã đạt được những thành quả nhất định.
5 đảng viên giúp 1 hộ dân thoát nghèo: Mô hình hiệu quả cần nhân rộng

5 đảng viên giúp 1 hộ dân thoát nghèo: Mô hình hiệu quả cần nhân rộng

Từ năm 2020 đến nay, huyện uỷ Đắk Song đã triển khai hiệu quả mô hình “5 đảng viên giúp 1 hộ dân thoát nghèo”, giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
Giáo dục nghề nghiệp giúp giảm nghèo bền vững

Giáo dục nghề nghiệp giúp giảm nghèo bền vững

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bên cạnh các công cụ khác, việc thúc đẩy các chương trình giáo dục nghề nghiệp được coi là giải pháp hiệu quả.
Đắk Nông: Khẩn trương hoàn thành chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Đắk Nông: Khẩn trương hoàn thành chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh giao Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh khẩn trương hoàn thành chương trình "Sóng và máy tính cho em".
Đắk Nông: Ngăn tình trạng học sinh bỏ học đi làm công nhân

Đắk Nông: Ngăn tình trạng học sinh bỏ học đi làm công nhân

UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các đơn vị có liên quan khắc phục tình trạng học sinh bỏ học đi lao động trái quy định.
Chính sách nông nghiệp: Chìa khóa nâng cao giá trị nông sản Sơn La

Chính sách nông nghiệp: Chìa khóa nâng cao giá trị nông sản Sơn La

Chính sách nông nghiệp Sơn La đã được xây dựng với mục tiêu xây dựng Sơn La trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng Tây Bắc.
Vui "Ngày hội Biên phòng toàn dân" tại xã biên giới tỉnh Đắk Nông

Vui "Ngày hội Biên phòng toàn dân" tại xã biên giới tỉnh Đắk Nông

Thông qua Ngày hội Biên phòng toàn dân, thúc đẩy hơn nữa tình đoàn kết quân dân và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn biên giới tỉnh Đắk Nông.
Đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên thay đổi ra sao sau ngày 10/4?

Đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên thay đổi ra sao sau ngày 10/4?

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện và 3 thành phố; 177 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 126 xã, 41 phường và 10 thị trấn.
Chính sách dân tộc phải phù hợp với văn hóa và tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số

Chính sách dân tộc phải phù hợp với văn hóa và tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu, chính sách dân tộc phải phát huy thế mạnh từng vùng, miền và phù hợp với văn hóa, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên

Bộ Công Thương đã đề ra kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên theo tinh thần Nghị quyết số 152/NQ-CP của Chính phủ.
Hiệu quả mô hình "Đảng viên 5 cộng 1” tại xã miền núi tỉnh Đắk Nông

Hiệu quả mô hình "Đảng viên 5 cộng 1” tại xã miền núi tỉnh Đắk Nông

Bằng phương pháp "trao cần câu, không cho con cá", các Đảng viên xã miền núi tỉnh Đắk Nông đã sát cánh cùng những hộ nghèo trên con đường vượt khó.
Sơn La: Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sơn La: Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Tỉnh Sơn La xác định chuyển đổi số và ứng dụng thương mại điện tử là "chìa khóa" phát triển bền vững nông nghiệp và là con đường đưa nông dân thoát nghèo.
Đắk Nông tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Đắk Nông tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Ngày 17/2, Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, Khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam: Những con số nhiều ý nghĩa

Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam: Những con số nhiều ý nghĩa

Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam năm 2022 vẫn được quan tâm trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Kon Tum: Các hộ nghèo vay vốn trồng sâm được khoanh nợ

Kon Tum: Các hộ nghèo vay vốn trồng sâm được khoanh nợ

Ngân hàng Chính sách xã hội khoanh nợ cho các hộ dân nghèo trồng sâm bị chết trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum với số tiền 3,6 tỷ đồng.
Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia

Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa có chuyến công tác từ Bắc đến Nam để lắng nghe kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Tây Nguyên cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình MTQG

Tây Nguyên cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình MTQG

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các tỉnh Tây Nguyên cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Tháo gỡ khó khăn, phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia Tây Nguyên

Tháo gỡ khó khăn, phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia Tây Nguyên

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyên về công tác triển khai thực hiện 3 chương trình MTQG.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động