Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Đắk Lắk về bảo vệ, phát triển rừng

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Quảng Ninh về bảo vệ, phát triển rừng

Sáng 4/4, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/02/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc.

Đắk Lắk là tỉnh có nhiều mô hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với phát triển kinh tế rừng, bảo tồn văn hóa Tây Nguyên hiệu quả nhiều năm qua, diện tích và trữ lượng rừng của Đắk Lắk thuộc nhóm lớn trong cả nước với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học. Đắk Lắk có nhiều địa danh, phong cảnh nổi tiếng gắn với rừng như: Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Vườn Quốc gia Yok Đôn, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka, hồ Lắk. Rừng không chỉ có vị trí đặc biệt quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm quốc phòng, an ninh. Do vậy, các hoạt động về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Đắk Lắk được Trung ương đặc biệt quan tâm.

Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo Tỉnh uỷ Đắk Lắk cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư, nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và người dân đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được nâng cao. Cả hệ thống chính trị đã nhận thức được việc bảo vệ và phát triển rừng vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp có chiều hướng giảm cả về số vụ vi phạm và mức độ thiệt hại. So với giai đoạn 2012 - 2016, số vụ vi phạm giảm hơn 44,5 %, trong đó số vụ phá rừng trái pháp luật giảm 31,2%, Trong giai đoạn 2017 - 2022 số vụ vi phạm giảm 234 vụ, tương đương giảm 16,64%. Công tác trồng rừng đã có nhiều kết quả khả quan hơn; giai đoạn 2017 - 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trồng được 12.405 ha (cả rừng trồng mới và rừng trồng lại sau khai thác), trong đó: Trồng rừng sản xuất là 10.108 ha; Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng là 497 ha.

Chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng đã ngày càng phát huy hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng tại các vùng trong lưu vực của hệ thống thủy điện, từng bước thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng chưa trở thành phong trào có sức lan tỏa rộng; Cấp ủy, chính quyền địa phương một số nơi chưa thực hiện đầy đủ công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; Một số chủ rừng năng lực còn hạn chế, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng tại gốc dẫn đến tình hình vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng, kinh doanh lâm sản... chưa được ngăn chặn triệt để, rừng vẫn tiếp tục bị phá, lấn chiếm, bị khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật còn diễn biến phức tạp.

Tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép ở một số địa phương vẫn còn tiếp diễn, chưa xử lý dứt điểm; tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là các địa phương có nhiều dân di cư tự do đến sinh sống nhưng chưa thực hiện được quy hoạch ổn định; Công tác trồng rừng, phát triển các mô hình lâm nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Việc thực hiện xử lý thu hồi đất lâm nghiệp để trồng lại rừng rất khó thực hiện do người dân thực sự thiếu đất sản xuất dẫn đến khi thu hồi đất dễ tạo thành “điểm nóng” về chống đối người thi hành công vụ trong thời gian vừa qua.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty lâm nghiệp sau sắp xếp chưa cao; Hầu hết các dự án Nông lâm nghiệp trên đất rừng gặp rất nhiều khó khăn và kém hiệu quả; nhiều dự án nông lâm nghiệp bộc lộ những tồn tại, yếu kém về năng lực, chậm tiến độ, cây trồng sinh trưởng kém, chưa thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, để rừng bị chặt phá, đất đai bị xâm canh lấn chiếm, giải quyết việc làm cho người lao động chưa đáng kể... Một số dự án có vi phạm pháp luật về đất đai đã bị thu hồi đất rừng, chấm dứt dự án.

Tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự đã có nhiều ý kiến trao đổi về tình hình thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của tỉnh Đắk Lắk. Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn thiếu đồng bộ, nhiều bất cập, phân cấp trách nhiệm của các ngành, các cấp trong bảo vệ, phát triển rừng chưa cụ thể; các quy định về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ rừng không tạo được động lực cũng như trách nhiệm quản lý bảo vệ phát triển rừng... Đồng thời các đại biểu cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đạt hiệu quả cao nhất và tranh thủ tận dụng tốt được thế mạnh của rừng để thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an sinh xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống, thu nhập người dân.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết Chỉ thị 13-CT/TW đánh giá cao sự vào cuộc, triển khai quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao của Tỉnh ủy Đắk Lắk, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, các nội dung cho cuộc họp được Tỉnh ủy chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc, có chất lượng, nhiều ý kiến phát biểu đã đi thẳng vào những vấn đề lớn trong tổ chức thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW trên địa bàn tỉnh, giúp Ban Chỉ đạo hiểu rõ hơn những vấn đề thực tiễn tại địa phương.

Đồng thời, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cũng biểu dương tỉnh Đắk Lắk trong việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW với nhiều kết quả nổi bật: Cả hệ thống chính trị đã nhận thức được việc bảo vệ và phát triển rừng vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững; phát triển kinh tế - xã hội phải đồng thời với bảo vệ và phát triển rừng; đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng là đầu tư cho phát triển bền vững; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Đã nghiêm túc triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương về không khai thác gỗ rừng tự nhiên, không cải tạo rừng khộp nghèo, nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp, không chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang trồng cây cao su.

Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương sơ kết 5 năm  thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW phát biểu chỉ đạo
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cơ bản đồng tình với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp của tỉnh đề xuất, đồng thời đồng chí đề nghị tỉnh Đắk Lắk nghiên cứu, triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng như: Tiếp tục rà soát, bổ sung, ban hành mới chương trình, kế hoạch, đề án để tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW trên địa bàn tỉnh, quan tâm lập điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng thực sự hiệu quả bảo đảm tính đồng bộ, liên thông. Tập trung xử lý các vấn đề nóng, tồn đọng trong thực tiễn, đặc biệt là các giải pháp căn cơ để duy trì và nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh; giải quyết cơ bản tình trạng tranh chấp đất lâm nghiệp, vi phạm quy định về rừng, lâm nghiệp; đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp. Thực hiện quản lý, bảo vệ, phát triển rừng bền vững gắn với phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường quản lý, bảo vệ, khôi phục và nâng cao chất lượng rừng; công tác bảo vệ và phát triển rừng hướng tới việc thực hiện cam kết quốc tế giảm mức phát thải ròng về “0ˮ vào năm 2050. Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả. Thực hiện tốt các giải pháp về an sinh xã hội, tạo việc làm bền vững cho người dân khu vực có rừng.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cũng đề nghị Đoàn công tác tổng hợp, chắt lọc, tiếp thu tối đa các ý kiến tại buổi làm việc để phục vụ cho việc xây dựng Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW và tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước những chủ trương, cơ chế, chính sách có hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong bối cảnh mới.

Đức Thảo

Tin mới nhất

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Chợ là thiết chế quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cần chính sách mạnh hơn để phát triển chợ khu vực này.
Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang hỗ trợ người dân tạo sinh kế bền vững thông qua đào tạo nghề và xuất khẩu lao động.
Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, để phát triển chợ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần chính sách đồng bộ, minh bạch và cách làm thực chất.
Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Nhờ quan tâm đến chính sách giảm nghèo, đời sống người dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ngày càng ấm no, đủ đầy, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm.
Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương

Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương

Không chỉ dừng lại ở những chương trình xúc tiến đơn lẻ, tỉnh Lào Cai đang chủ động triển khai hàng loạt giải pháp kết nối, mở rộng thị trường cho sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Với nhiều giải pháp từ phát triển chợ, xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử, Sở Công Thương Điện Biên đang tìm đầu ra hiệu quả cho nông sản.
Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Tỉnh Hòa Bình đang đi một hướng giảm nghèo có chiều sâu - giảm nghèo bằng kinh tế, bằng tri thức và bằng chính bàn tay cần lao của người dân tộc thiểu số.
Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

Năm 2025, tỉnh Yên Bái phấn đấu hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 100% hộ người có công và hộ nghèo, nhằm giúp người dân giảm khó khăn, ‘an cư lạc nghiệp’.
‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam không chỉ bảo tồn văn hóa mà còn trở thành không gian tạo sinh kế cho cộng đồng dân tộc thiểu số.
Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Những năm vừa qua, chính sách giảm nghèo đã giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô phát triển kinh tế bền vững.
Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Không để ai bị bỏ lại phía sau, chính sách dân tộc đang mở đường cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vượt nghèo, hội nhập và làm chủ vận mệnh phát triển.
Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Điện Biên đang từng bước khơi dậy nội lực nông nghiệp bằng công nghệ cao, mở ra hướng đi mới giúp đồng bào miền núi giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

Từ mặt nước thủy điện mênh mông, đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Sơn La đang thắp lên khát vọng thoát nghèo, tự chủ sinh kế và bảo tồn văn hóa dân tộc.

'Mở đường' cho nông sản vùng cao: Bộ Công Thương hành động quyết liệt

Xúc tiến thương mại, nâng cấp chợ vùng cao, xây dựng chuỗi liên kết… là giải pháp Bộ Công Thương triển khai nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản vùng dân tộc thiểu số.
Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Từ những hạt cà phê tưởng như vô danh, phụ nữ Mường Ảng đã gây dựng thương hiệu, làm chủ kinh tế, viết nên hành trình vượt nghèo đầy cảm hứng.
Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Chương trình 1719 đang là 'đòn bẩy' phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, để không ai bị bỏ lại phía sau.
Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Những chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Hà Giang đã giúp củ cải muối nói riêng và nông sản Hà Giang nói chung xuất khẩu thành công đến Nhật Bản.
Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại; quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử… là giải pháp Lào Cai triển khai nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm vùng dân tộc.
Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

Cùng với việc giám sát chặt chẽ và nâng cao năng lực cán bộ, việc chuyển nguồn vốn sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững.
“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Bản Ché Lầu, xã Na Mèo (Thanh Hóa) nay khác xưa với những con đường bê tông hóa, những hủ tục lạc hậu cũng đã bị xóa bỏ, thay thế bằng nếp sống mới.
Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Mobile VerionPhiên bản di động