Vĩnh Phúc triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm triển khai các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhờ đó đời sống người dân vùng dân tộc được cải thiện tích cực.
Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số Lạng Sơn: Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số

Nhiều chính sách thiết thực được triển khai

Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có gần 40 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có hơn 55.000 người, chiếm 4,8% dân số toàn tỉnh, chủ yếu là các dân tộc Sán Dìu, Dao, Sán Chay (nhóm Cao Lan), Tày, Mường, Nùng… Các dân tộc thiểu số tại Vĩnh phúc sống đan xen, rải rác ở địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh.

Vĩnh Phúc triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có gần 40 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có hơn 55.000 người, chiếm 4,8% dân số toàn tỉnh

Thực hiện Chiến lược công tác dân tộc trong tình hình mới, những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, việc lồng ghép và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được đặc biệt quan tâm.

Cụ thể, cùng với những chính sách của nhà nước, tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động, linh hoạt thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như: Hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách; hỗ trợ học phí cho con em người dân tộc thiểu số; hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động là đồng bào dân tộc thiểu số...

Nhờ những chính sách tích cực đó, công tác dân tộc thiểu số, xoá đói giảm nghèo tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được một số kết quả tích cực. Đến nay, tỉnh không còn xã đặc biệt khó khăn; 37/40 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã hoàn thành Chương trình Xây dựng nông thôn mới; cơ sở hạ tầng tại các xã từng bước được hoàn thiện, đồng bộ, thuận tiện cho việc đi lại của người dân.

Đáng chú ý, trong số 93,5% dân số toàn tỉnh tham gia Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội thì vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt gần 80%. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh năm 2021 đạt gần 80 triệu đồng/người/năm, trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hơn 47 triệu đông/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2021 là 1,51%; vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 3,01%...

Vĩnh Phúc triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Vĩnh Phúc đặt mục tiêu 100% đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia Bảo hiểm y tế

Mục tiêu 100% đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia Bảo hiểm y tế

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục đặt mục tiêu tất cả các xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có hệ thống đường giao thông được rải nhựa hoặc bê tông hóa; đường giao thông nội đồng được cứng hóa toàn bộ; 100% trường, lớp học, trạm y tế tại các xã, thôn được xây dựng kiên cố và đạt chuẩn; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia Bảo hiểm y tế; tất cả phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 7%...

Theo đại diện Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 được tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thực hiện trên địa bàn 11 xã, thị trấn vùng dân tộc thiểu số, gồm: Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương, Minh Quang, Hồ Sơn, Đại Đình, Hợp Châu (huyện Tam Đảo); Trung Mỹ (huyện Bình Xuyên); Ngọc Thanh (Tp. Phúc Yên); Quang Yên (huyện Sông Lô); Quang Sơn (huyện Lập Thạch).

Trên cơ sở hướng dẫn và yêu cầu của Trung ương, tỉnh đã kịp thời ban hành văn bản triển khai các cơ chế, chính sách, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương trong tỉnh thực hiện Chương trình. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện bám sát các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc để triển khai thực hiện nguồn vốn đã được giao; đồng thời hoàn thiện hồ sơ, thủ tục các danh mục dự án đầu tư để trình giao vốn theo quy định. Hệ thống các văn bản bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo đó, để đạt các mục tiêu đề ra, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết sẽ quan tâm tạo điều kiện cho người nghèo ổn định, phát triển sản xuất, việc làm, tăng thu nhập. Trong đó, tiếp tục thực hiện cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo, đảm bảo các đối tượng hộ nghèo có nhu cầu được vay vốn. Tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để có vốn mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tỉnh Vĩnh Phúc cũng sẽ tập trung hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ nghèo dân tộc thiểu số; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản; hỗ trợ phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hỗ trợ chi phí giống, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng, tư vấn, nâng cao kiến thức kỹ thuật canh tác, kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật theo hướng sản xuất hàng hóa nhất là đối với các sản phẩm là thế mạnh của các địa phương, ở các xã điểm xây dựng nông thôn mới, hộ nghèo làm nông nghiệp có lao động, có tư liệu sản xuất nhưng thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm sản xuất. nhằm tạo cơ hội cho người nghèo ổn định sản xuất, việc làm, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương…

Hoà Bình

Tin mới nhất

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.
Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc.
Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Là khu vực tập trung nhiều sản phẩm đặc sản chất lượng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền núi, đồng bào dân tộc luôn được quan tâm đặc biệt.
Xóa “vùng lõi nghèo”: Cần sự chung tay toàn xã hội

Xóa “vùng lõi nghèo”: Cần sự chung tay toàn xã hội

Trung du và miền núi phía Bắc vẫn là “vùng lõi nghèo" của cả nước khi tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2022 là 22%, gấp gần 3 lần bình quân cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Người dân ở nhiều huyện miền núi xứ Thanh mong chờ có một cây cầu bê tông

Người dân ở nhiều huyện miền núi xứ Thanh mong chờ có một cây cầu bê tông

Nhiều cây cầu treo ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Người dân nơi đây mong lắm một cây cầu bê tông.
Bắc Kạn: Triển khai thực chất và hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin

Bắc Kạn: Triển khai thực chất và hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin

Bằng kế hoạch cụ thể, sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền, Bắc Kạn đã và đang triển khai hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin trên địa bàn.
Thủ tướng: Kon Tum cần triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội, giảm nghèo

Thủ tướng: Kon Tum cần triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội, giảm nghèo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Kon Tum triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội, giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Các Chương trình mục tiêu quốc gia bước đầu đạt một số kết quả tích cực, bám sát mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phạm vi, nguyên tắc trong Nghị quyết của Quốc hội.
Bài 3: Cần tạo chuyển biến căn bản, tập trung toàn lực thực hiện

Bài 3: Cần tạo chuyển biến căn bản, tập trung toàn lực thực hiện

3 chương trình mục tiêu quốc gia đã cho thấy vai trò quan trọng, do đó, việc đẩy nhanh thực hiện các chương trình này luôn nhận được sự quan tâm lớn.
Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"

Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"

Nguồn vốn đầu tư 3 chương trình mục tiêu quốc gia chưa đáp ứng được yêu cầu, phân bổ vốn còn manh mún, chưa phù hợp với đặc thù từng vùng, miền...
Quảng Nam: Đảm bảo giải ngân 100% vốn ngân sách Trung ương về các chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đảm bảo giải ngân 100% vốn ngân sách Trung ương về các chương trình mục tiêu quốc gia

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đề nghị cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc tiến độ giải ngân vốn của từng chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương.
Thừa Thiên Huế:  Ngày hội việc làm gắn với giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Ngày hội việc làm gắn với giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thừa Thiên Huế phối hợp huyện miền núi A Lưới tổ chức Ngày hội việc làm gắn với giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc.
Gia Lai: Tuyên truyền khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên xóa đói giảm nghèo cho đồng bào

Gia Lai: Tuyên truyền khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên xóa đói giảm nghèo cho đồng bào

Tỉnh Gia Lai cần chú trọng tuyên truyền thay đổi nhận thức người dân bằng cách khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Thanh Hóa: Người dân bản nghèo Sài Khao mừng đón “ánh sáng” trước ngày vui Tết Độc lập 2/9

Thanh Hóa: Người dân bản nghèo Sài Khao mừng đón “ánh sáng” trước ngày vui Tết Độc lập 2/9

Sau nhiều năm mong đợi, người dân bản Sài Khao, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa vui mừng vì đón ánh sáng điện trước ngày vui Tết Độc lập 2/9.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Nỗ lực giảm nghèo bền vững

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác giảm nghèo huyện Yên Định đạt được những kết quả đáng ghi nhận, huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,06%.
Thừa Thiên Huế: Tập trung nguồn lực, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tập trung nguồn lực, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung mọi nguồn lực, trong đó thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cà Mau phấn đấu giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới

Cà Mau phấn đấu giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới

Năm 2023 Cà Mau phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tối thiểu 0,8% và công tác giảm nghèo bền vững đang được địa phương tập trung triển khai.
Phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Đảng về an sinh xã hội.
Tín dụng chính sách xã hội: “Điểm sáng” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo

Tín dụng chính sách xã hội: “Điểm sáng” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo

Tín dụng chính sách xã hội đã trở thành “điểm sáng” và là “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước.
Quảng Nam: Gỡ khó cho doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh tiếp cận nguồn vốn vay

Quảng Nam: Gỡ khó cho doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh tiếp cận nguồn vốn vay

Hiện nhiều hộ trồng sâm và doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Nam gặp khó khi chưa thể tiếp cận nguồn vốn vay để tiếp tục đầu tư, phát triển sâm Ngọc Linh.
Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Sáng 10/8, trong buổi làm việc và khảo sát tại huyện Trấn Yên của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, tỉnh Yên Bái có một số kiến nghị nhằm gỡ vướng cho các CTMTQG.
Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa gợi mở nhiều hướng phát triển cho xã đặc biệt khó khăn huyện Như Xuân

Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa gợi mở nhiều hướng phát triển cho xã đặc biệt khó khăn huyện Như Xuân

Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa đã gợi mở các hướng phát triển, các mô hình kinh tế và xây dựng nông thôn mới cho xã đặc biệt khó khăn của huyện Như Xuân.
Nghệ An: Đoàn giám sát Quốc hội làm việc về thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Nghệ An: Đoàn giám sát Quốc hội làm việc về thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, làm việc với tỉnh Nghệ An về về thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện miền núi Quế Phong.
Y Tý phấn đấu đến năm 2030 trở thành khu du lịch đặc sắc

Y Tý phấn đấu đến năm 2030 trở thành khu du lịch đặc sắc

Chiều 28/7, huyện Bát Xát đã tổ chức Hội thảo Đề án phát triển du lịch Ý Tý đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động