Xã Bản Liền huyện Bắc Hà gắn phát triển du lịch nông nghiệp với bảo vệ môi trường nông thôn mới

Xã Bản Liền huyện Bắc Hà là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nằm cách trung tâm huyện gần 30km về hướng đông nam.
Kéo dài hiệu lực Quyết định 582: Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bắc Hà rất vui mừng Bắc Hà triển khai hỗ trợ 20 hộ nghèo làm nhà đại đoàn kết năm 2022

Hiện xã vùng cao Bản Liền (Bắc Hà) đã và đang nỗ lực phấn đấu về đích xã nông thôn mới. Một trong những thành công nổi bật của Bản Liền trong quá trình thực hiện đã chú trọng gắn với giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ, tôn tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch nông nghiệp bền vững, với sản phẩm chè tuyết Shan tạo sự bứt phá là hướng đi mới đã và đang được ngành nông nghiệp và du lịch Việt Nam định hướng, khuyến khích phát triển.

Bản Liền huyện Băc Hà gắn phát triển du lịch nông nghiệp với bảo vệ môi trường nông thôn mới
Mùa vàng trên rẻo cao Bản Liền, Bắc Hà

Xã Bản Liền là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nằm cách trung tâm huyện gần 30km về hướng đông nam. Thời điểm bắt đầu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm thấp, đạt 4/19 tiêu chí. Đến tháng 6/2021, đã hoàn thành 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, 5 tiêu chí còn lại đã hoàn thành nhiều hợp phần quan trọng, tạo niềm tin để phấn đấu về đích xã nông thôn mới năm 2021 theo kế hoạch.

Phát triển du lịch nông nghiệp bền vững

Bản Liền nằm trên tuyến đường nối giữa Bắc Hà với huyện Xín Mần (Hà Giang), có nhiều tiềm năng lớn để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch homesay, nhất là loại hình du lịch miệt vườn thăm đồi chè Shan cổ thụ, thưởng thức hương vị chè, thăm rừng cọ, nương ruộng bậc thang, rừng nguyên sinh hùng vĩ, loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc…

Đưa chúng tôi thăm thú mảnh đất này, ông Vàng A Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Liền cho biết, với tiềm năng phong phú, mấy năm gần đây, được sự hỗ trợ từ Dự án Great, thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch, với việc hỗ trợ vay vốn để đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, xã Bản Liền đã và đang tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch kết hợp với nông nghiệp sinh thái bền vững, nhất là loại hình du lịch homestay, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm.

Đến nay, trên địa bàn xã đã có 34 hộ dân ở thôn Đội 3, 4, Pắc Kẹ hoạt động dịch vụ du lịch, trong đó có 4 hộ đăng ký lưu trú, mỗi hộ trung bình có thể đón 20 lượt khách; có 01 hộ đăng ký điểm dừng chân nghỉ, 01 nhóm văn nghệ, 10 hộ, nhóm nông nghiệp với 19 hộ dân tham gia. Dự án Cred đã đầu tư 250 triệu đồng giao cho Ban quản lý du lịch xã giải ngân cho 5 hộ gia đình làm du lịch homestay và dịch vụ vay. Các hộ đã vay nguồn vốn xoay vòng của dự án để sửa chữa nhà ở, cải tạo và làm mới công trình phụ bảo đảm tiêu chuẩn đón khách.

Bản Liền huyện Băc Hà gắn phát triển du lịch nông nghiệp với bảo vệ môi trường nông thôn mới
Trải nghiệm hái chè tuyết Shan Bản Liền

Toàn xã Bản Liền có 7 thôn với 486 hộ dân, có đến 310 hộ dân tham gia liên kết sản xuất cùng hợp tác xã chè hữu cơ Bản Liền. Đến nay, có khoảng hơn 500ha chè Shan Tuyết, trong đó, hơn 422ha được công nhận chè hữu cơ. Năm 2019, chè Bản Liền được công nhận đạt OCOP hạng 5 sao đầu tiên của tỉnh Lào Cai. Vùng chè Shan tuyết Bản Liền đã góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào và nay từ những búp chè xanh mơn mởn trên những triền núi cao, đồi chè Shan cổ thụ còn mở ra cơ hội mới phát triển du lịch.

Hộ anh Vàng A Bình, ở thôn Đội 4, đi tiên phong trong làm du lịch homestay tại xã Bản Liền. Cách đây hơn 5 năm, nhà anh đã là điểm dừng chân của không ít lữ khách. Được hỗ trợ từ Dự án Great, gia đình anh đã mạnh dạn vay 50 triệu đầu tư làm du lịch cộng đồng, anh Bình chia sẻ: Mình đã đầu tư chỉnh trang nhà ở, mua gối, đệm mới, rèm cửa, làm công trình nhà vệ sinh, nhà tắm để phục vụ khách tốt hơn. Mình và các bạn trẻ trong thôn cũng bỏ công làm các con đường mòn vào rừng sâu, lên các điểm ngắm cảnh đẹp; học kỹ năng hướng dẫn viên du lịch qua các lớp tập huấn; nhà mình cũng làm ra sản phẩm chè lam…

Ông Vàng A Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Liền hồ hởi bảo được hỗ trợ từ Dự án Great, thúc đẩy bình đẳng giới Bản Liền đã và đang bước đầu gắn phát triển du lịch nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới đem lại hiệu quả. Đây là hướng đi mới đã và đang được ngành nông nghiệp và du lịch địa phương nói riêng và Việt Nam định hướng, khuyến khích phát triển. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên lượng khách đến còn hạn chế, song số khách đã đến trong thời gian bỏ giãn cách đều phản hồi tích cực với chính quyền và các homestay về du lịch Bản Liền, ấn tượng sâu đậm và chắc chắn sẽ quay trở lại và giới thiệu thêm khách đến. Hi vọng khi tình hình ổn định, lượng khách sẽ đến đông hơn.

Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp

Có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hoá đậm đà bản sắc, sản phẩm du lịch độc đáo từ nông nghiệp, song song, Bản Liền xác định tầm quan trọng thực hiện tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch, tạo cảnh quan, môi trường du lịch an toàn cho du khách đến với vùng cao Bản Liền trải nghiệm, thời gian qua, xã Bản Liền đã chú trọng huy động các nguồn lực thực hiện. Đến nay, có 476 /491 hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt 97% so với yêu cầu tiêu chí. Trên địa bàn không có cơ sở chăn nuôi tập trung. Trên địa bàn xã không có đất để xây dựng khu mai táng tập chung, do địa hình các thôn cách xa nhau nên chôn cất theo từng thôn phù hợp thực tế của địa phương. Còn chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập chung, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được được thu gom, xử lý theo quy định chưa đạt theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, trên địa bàn xã có 491 hộ gia đình trong đó số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là 401 hộ đạt 81,7%, trong đó số hộ có đủ 3 công trình vệ sinh là 233 hộ, đạt 47,3%, chưa đạt theo yêu cầu. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn xã có 409/4.491 hộ chăn nuôi gia súc, trong đó hợp vệ sinh là 285 chuồng, đạt 69,7% còn 124 hộ có chuồng trại chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Tỷ lệ hộ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường: có 285/409 hộ chăn nuôi có chuồng nuôi gia súc hợp vệ sinh, chiếm 69,6%, đã đạt yêu cầu. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ông Vàng A Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Liền nhấn mạnh, đến nay, xã Bản Liền vẫn chưa đạt Tiêu chí số 17. Để phấn đấu về đích xã nông thôn mới vào cuối năm 2022, đối với tiêu chí này, Bản Liền đã và đang tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, triển khai xây dựng mới 3 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho 3 thôn để đảm bảo các hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh vào mùa mưa lũ, thực hiện xây dựng mới nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng gia súc, thu gom rác thải. Ban chỉ đạo xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch; vận động đoàn viên, hội viên xây dựng mới, nâng cấp các công trình vệ sinh, chuồng trại hợp vệ sinh.

Bản Liền huyện Băc Hà gắn phát triển du lịch nông nghiệp với bảo vệ môi trường nông thôn mới
Du khách trải nghiệm làm nông nghiệp với đồng bào Tày xã Bản Liền

Có thể khẳng định, du lịch nông nghiệp, du lịch homestay là loại hình du lịch mới có tiềm năng ở xã vùng cao Bản Liền và để quản lý, khai thác có hiệu quả, trong thời gian tới, xã Bản Liền tiếp tục có biện pháp phát triển toàn diện; đẩy mạnh công tác quảng bá, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, liên kết với các địa phương trong và ngoài huyện để thu hút khách du lịch, chú trọng bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp gắn với du lịch; nhằm đưa loại hình dịch vụ này ngày càng phát triển, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số địa phương, giúp xã phấn đấu về đích xã nông thôn mới vào cuối năm 2021, trở thành điểm sáng ở vùng cao Bắc Hà./.

Trần Thị Hường

Tin mới nhất

Bắc Kạn cần duy trì và nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng

Bắc Kạn cần duy trì và nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng

Tỉnh Bắc Kạn cần tập trung xử lý các vấn đề nóng,tồn đọng trong thực tiễn, có các giải pháp căn cơ để duy trì, nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn
Đắk Nông: Phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho đồng bào

Đắk Nông: Phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho đồng bào

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên không chỉ quan tâm đến công tác bảo vệ, phát triển rừng, mà còn mang lại sự no ấm cho vùng đồng bào DTTS tại chỗ.
Thừa Thiên Huế: Những “sinh kế” giúp huyện miền núi A Lưới giảm nghèo

Thừa Thiên Huế: Những “sinh kế” giúp huyện miền núi A Lưới giảm nghèo

Chính quyền các cấp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chung tay hỗ trợ vật nuôi, cây trồng, đào tạo nhân lực… từng bước giúp huyện miền núi A Lưới từng bước giảm nghèo.
Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vấn đề rừng chưa có chủ đã tồn tại nhiều năm qua, trong khi hàng nghìn hộ dân sống ở các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số đang rất thiếu đất sản xuất.
Nghệ An: Tiến độ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm

Nghệ An: Tiến độ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm

Việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Nghệ An hiện đang quá chậm so với mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế

Điện Biên: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế

Điện Biên tập trung rà soát, nghiên cứu, ưu tiên lựa chọn những ngành, lĩnh vực có thế mạnh để mời gọi, thu hút đầu tư như phát triển cây dược liệu có giá trị.
Thanh Hóa: Đồng bào dân tộc ở bản Pượn ngóng đường dân sinh bao giờ mới làm trở lại

Thanh Hóa: Đồng bào dân tộc ở bản Pượn ngóng đường dân sinh bao giờ mới làm trở lại

Nhiều tháng nay, gần 200 nhân khẩu đồng bào dân tộc Thái, Mường ở bản Pượn ngóng tuyến đường vào bản thi công dang dở bao giờ mới được triển khai trở lại.
Longform | Đắk Nông: Đánh thức tương lai xanh trên vùng đất đỏ

Longform | Đắk Nông: Đánh thức tương lai xanh trên vùng đất đỏ

Sau 20 năm thành lập tỉnh, từ một địa phương nghèo khó nhất vùng Tây Nguyên, đến nay Đắk Nông đã đạt được những thành quả nhất định.
5 đảng viên giúp 1 hộ dân thoát nghèo: Mô hình hiệu quả cần nhân rộng

5 đảng viên giúp 1 hộ dân thoát nghèo: Mô hình hiệu quả cần nhân rộng

Từ năm 2020 đến nay, huyện uỷ Đắk Song đã triển khai hiệu quả mô hình “5 đảng viên giúp 1 hộ dân thoát nghèo”, giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
Giáo dục nghề nghiệp giúp giảm nghèo bền vững

Giáo dục nghề nghiệp giúp giảm nghèo bền vững

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bên cạnh các công cụ khác, việc thúc đẩy các chương trình giáo dục nghề nghiệp được coi là giải pháp hiệu quả.
Đắk Nông: Khẩn trương hoàn thành chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Đắk Nông: Khẩn trương hoàn thành chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh giao Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh khẩn trương hoàn thành chương trình "Sóng và máy tính cho em".
Đắk Nông: Ngăn tình trạng học sinh bỏ học đi làm công nhân

Đắk Nông: Ngăn tình trạng học sinh bỏ học đi làm công nhân

UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các đơn vị có liên quan khắc phục tình trạng học sinh bỏ học đi lao động trái quy định.
Chính sách nông nghiệp: Chìa khóa nâng cao giá trị nông sản Sơn La

Chính sách nông nghiệp: Chìa khóa nâng cao giá trị nông sản Sơn La

Chính sách nông nghiệp Sơn La đã được xây dựng với mục tiêu xây dựng Sơn La trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng Tây Bắc.
Vui "Ngày hội Biên phòng toàn dân" tại xã biên giới tỉnh Đắk Nông

Vui "Ngày hội Biên phòng toàn dân" tại xã biên giới tỉnh Đắk Nông

Thông qua Ngày hội Biên phòng toàn dân, thúc đẩy hơn nữa tình đoàn kết quân dân và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn biên giới tỉnh Đắk Nông.
Đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên thay đổi ra sao sau ngày 10/4?

Đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên thay đổi ra sao sau ngày 10/4?

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện và 3 thành phố; 177 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 126 xã, 41 phường và 10 thị trấn.
Chính sách dân tộc phải phù hợp với văn hóa và tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số

Chính sách dân tộc phải phù hợp với văn hóa và tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu, chính sách dân tộc phải phát huy thế mạnh từng vùng, miền và phù hợp với văn hóa, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên

Bộ Công Thương đã đề ra kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên theo tinh thần Nghị quyết số 152/NQ-CP của Chính phủ.
Hiệu quả mô hình "Đảng viên 5 cộng 1” tại xã miền núi tỉnh Đắk Nông

Hiệu quả mô hình "Đảng viên 5 cộng 1” tại xã miền núi tỉnh Đắk Nông

Bằng phương pháp "trao cần câu, không cho con cá", các Đảng viên xã miền núi tỉnh Đắk Nông đã sát cánh cùng những hộ nghèo trên con đường vượt khó.
Sơn La: Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sơn La: Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Tỉnh Sơn La xác định chuyển đổi số và ứng dụng thương mại điện tử là "chìa khóa" phát triển bền vững nông nghiệp và là con đường đưa nông dân thoát nghèo.
Đắk Nông tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Đắk Nông tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Ngày 17/2, Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, Khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam: Những con số nhiều ý nghĩa

Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam: Những con số nhiều ý nghĩa

Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam năm 2022 vẫn được quan tâm trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Kon Tum: Các hộ nghèo vay vốn trồng sâm được khoanh nợ

Kon Tum: Các hộ nghèo vay vốn trồng sâm được khoanh nợ

Ngân hàng Chính sách xã hội khoanh nợ cho các hộ dân nghèo trồng sâm bị chết trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum với số tiền 3,6 tỷ đồng.
Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia

Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa có chuyến công tác từ Bắc đến Nam để lắng nghe kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Tây Nguyên cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình MTQG

Tây Nguyên cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình MTQG

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các tỉnh Tây Nguyên cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Tháo gỡ khó khăn, phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia Tây Nguyên

Tháo gỡ khó khăn, phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia Tây Nguyên

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyên về công tác triển khai thực hiện 3 chương trình MTQG.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động