Y Tý phấn đấu đến năm 2030 trở thành khu du lịch đặc sắc

Chiều 28/7, huyện Bát Xát đã tổ chức Hội thảo Đề án phát triển du lịch Ý Tý đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đánh thức đại ngàn Y Tý Xây dựng Y Tý thành khu du lịch đậm bản sắc văn hóa Hấp dẫn chợ phiên vùng cao Y Tý

Dự Hội thảo có đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh Lào Cai; lãnh đạo huyện Bát Xát; lãnh đạo một số phòng, ban của huyện; cấp ủy, chính quyền xã Y Tý.

Xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) là xã vùng cao biên giới của huyện Bát Xát cách trung tâm huyện khoảng 65km, toàn xã có 12 thôn, trên 940 hộ dân với gần 5.260 nhân khẩu, trong đó 98% là đồng bào dân tộc thiểu số với 3 dân tộc chính là Mông, Dao và Hà Nhì.

Y Tý phấn đấu đến năm 2030 trở thành khu du lịch đặc sắc

Quang cảnh hội thảo

Là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp, núi non hùng vĩ, khí hậu quanh năm mát mẻ và đặc biệt giá rét vào mùa đông, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú được bảo tồn, nổi bật là những cánh rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng, đỉnh Lảo Thẩn cao 2.860m được ví như “Nóc nhà Y Tý” với vẻ đẹp nguyên sơ, là thiên đường săn mây và khám phá, là một trong top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam và có tiềm năng phát triển loại hình du lịch thể thao mạo hiểm.

Y Tý phấn đấu đến năm 2030 trở thành khu du lịch đặc sắc

Chinh phục đỉnh Lảo Thẩn cao 2.600m

Cùng với đó, Y Tý là nơi hội tụ của văn hóa dân tộc Hà Nhì đen với bản sắc văn hóa độc đáo của kiến trúc nhà trình tường, văn hóa mặc (đặc biệt là nữ giới) và đời sống sinh hoạt đặc trưng, nổi bật là Lễ hội Khô Già Già (Lễ hội Cầu mùa) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2014, Lễ Gạ Ma Do (Cúng rừng) và nhiều nghi lễ truyền thống được bảo tồn và phát huy. Hai thôn Lao Chải và Choản Thèn đã được UBND tỉnh Lào Cai công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh gắn với du lịch cộng đồng, khám phá giá trị văn hóa đặc trưng của người Hà Nhì – một dân tộc thiểu số ít người của Việt Nam.

Y Tý phấn đấu đến năm 2030 trở thành khu du lịch đặc sắc

Du khách lựa chọn đến Y Tý để nghỉ ngơi, thư giãn

Đề án “Phát triển du lịch Y Tý, huyện Bát Xát giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với mục tiêu khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng, lợi thế vị trí, tài nguyên du lịch, tập trung huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch Y Tý đến năm 2030 trở thành khu du lịch đặc sắc hướng tới trở thành khu du lịch quốc gia; tầm nhìn đến năm 2050 trở thành trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng xanh theo tiêu chuẩn bền vững toàn cầu (GSTC); đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng dịch vụ, thương mại; giữ gìn lâu dài bản sắc văn hoá, giá trị lịch sử của địa phương. Hướng đến là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện và phát triển du lịch tỉnh Lào Cai.

Y Tý phấn đấu đến năm 2030 trở thành khu du lịch đặc sắc

Một bức ảnh đẹp của du khách tại Homestay Y Tý Clouds

Trong dự thảo Đề án Phát triển du lịch Y Tý huyện Bát Xát giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chỉ rõ. Phục hồi đại dịch Covid-19, với các hoạt động kích cầu du lịch từ đầu năm 2022, du khách đến với Y Tý đã tăng dần, năm 2022 lượng khách đến với Y Tý đạt trên 40 nghìn lượt khách, doanh thu đạt trên 70 tỷ đồng.

Y Tý phấn đấu đến năm 2030 trở thành khu du lịch đặc sắc

Một phần nghi lễ trong tết Gạ Ma O (Tết thiếu nhi) của người Hà Nhì Y Tý

Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2030 lượng khách du lịch đến Y Tý đạt 1 triệu lượt khách. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 4.800 tỷ đồng, thu hút trên 5.000 lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch (45% lao động gián tiếp và 55% lao động trực tiếp); Phát triển 5 nhóm sản phẩm du lịch chính: Du lịch văn hóa, cộng đồng; du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, lâm nghiệp; du lịch thể thao mạo hiểm...

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm rõ những vấn đề về định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đô thị du lịch; giải pháp về nguồn lực đầu tư phát triển đô thị; thủ tục quản lý lưu trú đối với khách du lịch nước ngoài lưu trú tại đô thị du lịch Y Tý đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Những nội dung liên quan đến quy hoạch không gian phát triển du lịch; hạ tầng giao thông kết nối với hạ tầng du lịch; sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực; vấn đề nước sạch vệ sinh môi trường, vấn đề liên kết với các vùng phụ cận, hợp tác du lịch...

Y Tý phấn đấu đến năm 2030 trở thành khu du lịch đặc sắc

Chiếc áo của phụ nữ Hà Nhì Y Tý mang nét văn hóa đặc trưng riêng

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, huyện Bát Xát sẽ tổng hợp, phân tích, lựa chọn các nội dung để bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện Đề án; tiếp tục xin ý kiến đóng góp của các đại biểu và trình UBND tỉnh phê duyệt, sớm triển khai thực hiện, đưa vào khai thác góp phần làm đa dạng hóa bản đồ du lịch của tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc.

Phạm Thúy

Tin mới nhất

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng với người nghèo và đối tượng chính sách đã đi vào cuộc sống, song để nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ thì vẫn còn rào cản cần tháo gỡ...
Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9h30 ngày mai (8/11), Báo Công Thương dự kiến tổ chức Tọa đàm “Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Sau 3 năm, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Hà Nội đã có bước tiến quan trọng, thể hiện sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Vướng về cơ chế chính sách, muốn làm mà không thể làm được - ĐBQH đề nghị truy trách nhiệm các bộ, ngành chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn.
Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Để nâng cao hiệu quả công tác cung cấp thông tin cho bà con vùng sâu, vùng xa góp phần phát triển kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò dẫn dắt chủ đạo.
Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Giảm nghèo thông tin là một chủ trương lớn, cấu phần quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững được các địa phương, Bộ ngành nỗ lực thực hiện.
Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm “Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho các xã nghèo, huyện nghèo".
Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thực hiện chương trình giảm nghèo thông tin, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm "Nâng cao hiệu qủa cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"
Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thanh Hóa giảm, năm 2023 ước còn 3,49%, bình quân giai đoạn 2022-2023 giảm 1,65%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch.
Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Đường bộ và hàng không là hai loại hình giao thông trọng tâm cần được ưu tiên đầu tư nhằm giúp các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ phát triển.
Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thiếu hạ tầng giao thông được xác định là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện rà soát, xác định nguyên nhân, các chính sách đặc thù... nhằm đưa ra các giải pháp, chính sách cụ thể trong giảm nghèo bền vững.
Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công với độ mở lớn đã và đang hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi giảm nghèo một cách hiệu quả.
Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hàng năm 1,5% trở lên, đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.
Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc.
Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Là khu vực tập trung nhiều sản phẩm đặc sản chất lượng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền núi, đồng bào dân tộc luôn được quan tâm đặc biệt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động