Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Sáng 10/8, trong buổi làm việc và khảo sát tại huyện Trấn Yên của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, tỉnh Yên Bái có một số kiến nghị nhằm gỡ vướng cho các CTMTQG.
Yên Bái: 108 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử Yên Bái: Xây dựng thương hiệu để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản Nông sản Yên Bái rộn ràng xuất ngoại

Cùng đi với Phó Thủ tướng có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc của Quốc hội, và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương.

Còn nhiều vướng mắc trong triển khai các chương trình MTQG

Theo ông Trần Đông - Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên: Tổng nguồn lực thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) của huyện giai đoạn 2021-2023 là gần 79 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là hơn 64 tỷ đồng.

Đến nay, huyện Trấn Yên đã giải ngân vốn ngân sách Nhà nước đạt 35,09 tỷ đồng, bằng 45,6% kế hoạch, trong đó Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giải ngân đạt 10,501 tỷ đồng, bằng 53,3% kế hoạch, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững chưa thực hiện giải ngân, còn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giải ngân đạt 24,589 tỷ đồng, bằng 54,6% kế hoạch.

Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia
Phó Thủ tướng thăm khu trưng bày các sản phẩm OCOP của huyện Trấn Yên - Ảnh: VGP/Hải Minh

Là huyện có nhiều cách làm hay, linh hoạt trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, tuy nhiên trong quá trình thực hiện huyện Trấn Yên vẫn còn lúng túng trong rà soát, nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đặc biệt là đối với một số nội dung mới, lần đầu tiên thực hiện.

Báo cáo Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác, ông Trần Đông cho hay: Đầu giai đoạn 2021-2025, các văn bản về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG; văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương ban hành chưa đồng bộ, một số văn bản chưa thống nhất về nội dung... dẫn tới phải sửa đổi, điều chỉnh bổ sung, nên việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở địa phương gặp lúng túng và chậm tiến độ.

Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn của một số cán bộ cơ sở, đặc biệt là ở thôn, bản còn hạn chế, trong khi các chương trình MTQG gồm rất nhiều văn bản, nhiều quy định dẫn đến những khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Nguồn vốn sự nghiệp của các chương trình MTQG giao theo từng năm, không giao cả giai đoạn 2021-2025, vì vậy cũng gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn thực hiện chương trình, nhất là việc lựa chọn, xác định các dự án thực hiện có thời gian thực hiện trong nhiều năm.

Kiến nghị từ địa phương

Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên kiến nghị Chính phủ bổ sung Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện thành đối tượng thụ hưởng của các dự án, tiểu dự án thành phần về phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025

Huyện cũng đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu về tỉ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Yên Bái kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác để tháo gỡ vướng mắc trong các dự án, tiểu dự án của các chương trình MTQG có liên quan đến rừng.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của huyện Trấn Yên, cũng như tỉnh Yên Bái liên quan đến 3 chương trình MTQG để chuẩn bị cho cuộc họp trực tuyến với 14 tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ diễn ra chiều cùng ngày.

Phó Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao huyện Trấn Yên là huyện đầu tiên của tỉnh Yên Bái và khu vực Tây Bắc được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2019); có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.

Giảm nghèo nhờ cây măng Bát Độ

Trong chương trình khảo sát, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng đi thăm Công ty TNHH Yamazaki, chuyên chế biến măng tre Bát Độ xuất khẩu, liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản, thành lập năm 2021.

Phó Thủ tướng đặc biệt ấn tượng với nhà máy chế biến măng tre Bát Độ xuất khẩu, bởi đây là sinh kế rất phù hợp với phát triển kinh tế rừng và điều kiện sản xuất của tỉnh, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Măng tre Bát Độ mang lại lợi nhuận trung bình 35 triệu/ha/năm, không chỉ giải quyết việc làm cho lao động tại khu vực nông thôn, mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn rửa trôi trên vùng đất dốc. Đến nay, diện tích trồng tre măng Bát Độ của tỉnh đạt trên 5.700 ha, sản lượng trên 60.000 tấn/năm.

Sau 2 năm thành lập, công ty đã thực hiện xong các thủ tục về đất đai, thực hiện đầu tư giai đoạn 1 của dự án là xây dựng được 1 nhà máy chế biến măng muối với công suất chế biến hiện nay 2.500 tấn măng tươi/năm, sản phẩm măng muối 600 tấn/năm.

Nhà máy đạt doanh thu trên 20 tỷ đồng/năm; tạo việc làm tại chỗ cho hơn 60 lao động với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng, 100% số lao động ổn định của công ty được tham gia BHXH theo quy định.

Công ty tổ chức liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng 7 chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đầu tư nhà máy chế biến sâu đã nâng cao giá trị sản phẩm măng Bát Độ của tỉnh Yên Bái, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; phát triển 3 sản phẩm OCOP măng Bát Độ đạt tiêu chuẩn 3 sao là đặc sản măng giòn Bát Độ Kiên Thành, đặc sản măng chua Bát Độ Kiên Thành, măng Bát Độ Hồng Ca.

Giá thu mua măng thương phẩm tươi trung bình từ 5.500-6.500 đồng/kg. Tổng thu nhập từ sản phẩm măng tươi thương phẩm của tỉnh đạt trên 350 tỷ đồng/năm.

Đến nay, có thể khẳng định cây măng Bát Độ là cây giúp người dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhân dân, có hiệu quả kinh tế cao, được liên kết theo chuỗi giá trị vững chắc giữa người dân, doanh nghiệp; giá trị sản phẩm được nâng lên ở từng công đoạn sản xuất.

Thu Hường

Tin mới nhất

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng với người nghèo và đối tượng chính sách đã đi vào cuộc sống, song để nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ thì vẫn còn rào cản cần tháo gỡ...
Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9h30 ngày mai (8/11), Báo Công Thương dự kiến tổ chức Tọa đàm “Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Sau 3 năm, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Hà Nội đã có bước tiến quan trọng, thể hiện sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Vướng về cơ chế chính sách, muốn làm mà không thể làm được - ĐBQH đề nghị truy trách nhiệm các bộ, ngành chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn.
Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Để nâng cao hiệu quả công tác cung cấp thông tin cho bà con vùng sâu, vùng xa góp phần phát triển kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò dẫn dắt chủ đạo.
Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Giảm nghèo thông tin là một chủ trương lớn, cấu phần quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững được các địa phương, Bộ ngành nỗ lực thực hiện.
Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm “Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho các xã nghèo, huyện nghèo".
Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thực hiện chương trình giảm nghèo thông tin, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm "Nâng cao hiệu qủa cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"
Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thanh Hóa giảm, năm 2023 ước còn 3,49%, bình quân giai đoạn 2022-2023 giảm 1,65%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch.
Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Đường bộ và hàng không là hai loại hình giao thông trọng tâm cần được ưu tiên đầu tư nhằm giúp các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ phát triển.
Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thiếu hạ tầng giao thông được xác định là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện rà soát, xác định nguyên nhân, các chính sách đặc thù... nhằm đưa ra các giải pháp, chính sách cụ thể trong giảm nghèo bền vững.
Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công với độ mở lớn đã và đang hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi giảm nghèo một cách hiệu quả.
Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hàng năm 1,5% trở lên, đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.
Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc.
Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Là khu vực tập trung nhiều sản phẩm đặc sản chất lượng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền núi, đồng bào dân tộc luôn được quan tâm đặc biệt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động