Giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia - Để chính sách thực sự phát huy hiệu quả

Bài 3: Cần tạo chuyển biến căn bản, tập trung toàn lực thực hiện

3 chương trình mục tiêu quốc gia đã cho thấy vai trò quan trọng, do đó, việc đẩy nhanh thực hiện các chương trình này luôn nhận được sự quan tâm lớn.
Tiến độ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia chậm so với mục tiêuBài 1: Huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"

Thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp

Đoàn giám sát đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đó là, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức, thay đổi tư duy cho cán bộ và người dân, đặc biệt là phát triển kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ đơn giá trị sang đa giá trị; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững thiết thực, hiệu quả”.

Bài 3: "Hiến kế" đẩy nhanh tiến độ triển khai
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các ngành, các địa phương, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế để đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả chương trình. Chỉ đạo các địa phương khẩn trương hoàn thành ban hành các văn bản cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Trung ương.

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt cán bộ cơ sở. Trong phát triển sản xuất, cần chú trọng các chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi trường, chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch nông thôn, phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế, bảo tồn các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc…

Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và với địa phương trong công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương, Tổ công tác trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện chương trình.

Thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực, trong đó, huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước cho việc triển khai các nội dung về an sinh xã hội; các dự án đầu tư, hỗ trợ trực tiếp về phát triển nhân lực, hỗ trợ sản xuất.

Cả 3 chương trình đều có điểm chung là hướng đến người nghèo, vùng nông thôn, dân tộc thiểu số khó khăn. Vì vậy giải pháp về sinh kế, nâng cao thu nhập cần phải được chú trọng và ưu tiên hàng đầu. Song song với quá trình đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, phải có giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang làm việc ở khu vực công nghiệp, dịch vụ; thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập; thu hút lao động có trình độ về làm việc ở vùng này.

Nghiên cứu, rà soát, sắp xếp lại mô hình chỉ đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương đối với các chương trình mục tiêu quốc gia. Xây dựng trang thông tin điện tử phục vụ quản lý, giám sát chung cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong đó các tài liệu, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện được cập nhật và phổ biến thường xuyên; công khai ý kiến phản ánh, kiến nghị của các địa phương và hướng dẫn, trả lời của Chính phủ, các bộ, ngành. Đây là cơ sở để Quốc hội, đại biểu quốc hội, các tổ chức chính trị xã hội tham gia giám sát chương trình.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình ở các cấp, các ngành. Kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt, đồng thời có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện chương trình.

Đoàn Giám sát cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, các bộ, ngành liên quan có phương án giao kế hoạch thực hiện nguồn vốn sự nghiệp hoặc thông báo nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 - 2025 để các địa phương chủ động trong công tác phân bổ vốn.

Chỉ đạo dứt điểm việc hoàn thành giải quyết các khó khăn, vướng mắc, nhất là sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp trong các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Đồng thời, chỉ đạo nghiên cứu, tham mưu thực hiện các nội dung liên quan đến 3 chương trình mục tiêu quốc gia đã được Quốc hội; khẩn trương xây dựng, ban hành bộ tài liệu/cẩm nang/sổ tay hướng dẫn chi tiết, tích hợp cụ thể các văn bản triển khai 3 chương trình.

Nghiên cứu, xây dựng Trang thông tin điện tử riêng về 3 chương trình mục tiêu quốc gia thuộc Cổng thông tin điện tử Chính phủ để thông tin trao đổi, phản hồi nhanh, kịp thời, công khai, minh bạch về kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại từng địa phương. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đã nêu tại các báo cáo kiểm toán về 3 chương trình mục tiêu quốc gia và thông tin về kết quả thực hiện cho Đoàn giám sát trước khi diễn ra phiên họp tháng 9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cùng với đó, sớm triển khai Nghị quyết số 100/2023/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trong đó đối với lĩnh vực dân tộc có nội dung về nghiên cứu, đề xuất thực hiện thí điểm việc phân cấp cho cấp huyện chủ động quyết định, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, danh mục dự án đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

Mặt khác, đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc vận động sự tham gia của xã hội và cộng đồng trong công tác giảm nghèo; vận động các đoàn thể, tổ chức, cộng đồng dân cư quan tâm giúp đỡ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để giúp đỡ cho từng hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững; tăng cường giám sát và phản biện xã hội trong quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo.

Cùng với đó, đề nghị các địa phương tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền; có biện pháp quyết liệt thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn Trung ương và nguồn vốn địa phương đã được phân bổ cho các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đánh giá kết quả việc thực hiện quy định cơ chế lồng ghép giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác; cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để thúc đẩy việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Cần trả lời được câu hỏi: “Vì sao chậm, điểm nghẽn ở đâu?"

Phát biểu tại phiên họp cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát bước đầu việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, mong muốn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là có một Nghị quyết sắc sảo, kiến nghị, đề xuất đúng và trúng để thúc đẩy các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó, tập trung vào các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia như xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo giai đoạn này khác gì so với giai đoạn trước?

“Hiện nay có nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, quan điểm xây dựng nông thôn mới đặt trong tam nông, nông dân là chủ thể, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, mục tiêu giai đoạn này đã khác với giai đoạn trước - Chủ tịch Quốc hội nêu.

Bài 3: "Hiến kế" đẩy nhanh tiến độ triển khai
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì cuộc làm việc với Chính phủ về 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng, phát huy mô hình nông thôn mới cấp thôn bản ở những vùng khó khăn, gắn kết với chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ và miền núi, làm rõ quan điểm chính sách dân tộc theo đối tượng hay theo địa bàn hoặc theo cả 2. Kết hợp nhuần nhuyễn các chính sách đó trong các dự án, tiểu dự án như thế nào?

Về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, điểm mới trong kết luận gần đây của lãnh đạo liên quan đến nội dung này còn gắn với trách nhiệm UBND cấp tỉnh, do đó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần làm nổi bật lên trong Báo cáo.

Bên cạnh tiến độ thực hiện Chương trình, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần quan tâm đến chất lượng của các chương trình mục tiêu quốc gia. Đề nghị cần làm rõ các quan điểm lớn như: Quan điểm xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu mạnh mẽ ngành nông nghiệp; phải có ít nhất 1 Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, hoạt động có hiệu quả, gắn với sinh kế và đời sống ở đó; xây dựng nông thôn mới phải đặt trong quan hệ với phát triển đô thị và kinh tế đô thị… Xem chương trình đi có đúng hướng hay không? Đồng thời, xem xét sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong các nội dung này như thế nào?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, cần làm rõ và trả lời được câu hỏi: “Vì sao chậm, vì sao vướng mắc, các điểm nghẽn ở đâu, việc tháo gỡ như thế nào? Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng dường như quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo có suy giảm hơn so với trước không?...”. Vì vậy, đề nghị Báo cáo cần chỉ rõ các vấn đề này.

Chủ tịch Quốc hội mong muốn phân tích rõ các hạn chế, vướng mắc, tồn tại, yếu kém trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, đề nghị cần đưa ra các sáng kiến để thực hiện tốt công tác giám sát, do đó cần làm rõ: Còn xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong các chương trình này như các lần trước không? Còn vấn đề trục lợi chính sách không? Chính sách nào để duy trì được giảm nghèo bền vững?

Đáng lưu ý, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá sâu việc sau dịch Covid-19 tình trạng nghèo/tái nghèo có tăng lên hay không, tác động, tỉ lệ nghèo hiện nay là bao nhiêu. "Giám sát là phải xác định rõ trách nhiệm, không thể chung chung, trách nhiệm của ai (Quốc hội, Chính phủ hay các bộ ngành) cần được chỉ rõ" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, sau giám sát cần tạo chuyển biến căn bản, tập trung toàn lực cho việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đến việc phối hợp, có cần thay đổi gì không? Ở địa phương cũng vậy.

"Hiến kế" đẩy nhanh tiến độ chương trình

Đại biểu Hà Đức Minh - đoàn Lào Cai cho hay, thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, các nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Thủ tướng Chính phủ về 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, thời gian vừa qua, các địa phương trong cả nước đã tích cực chủ động điều hành, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bài 3: Cần tạo chuyển biến căn bản, tập trung toàn lực thực hiện
Đại biểu Hà Đức Minh - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những khó khăn, vướng mắc dẫn đến tỷ lệ giải ngân đến nay còn thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả mục tiêu của chương trình.

Phân tích cụ thể, đại biểu Hà Đức Minh nêu, đối với nguồn vốn sự nghiệp mới được giao trong năm 2022 và 2023 mà chưa được giao cả giai đoạn. Do vậy, địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng các danh mục sử dụng vốn sự nghiệp, nhất là các dự án có thời gian thực hiện trong nhiều năm.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính quyết định giao dự toán bổ sung có mục tiêu vốn sự nghiệp cho địa phương, phân bổ cho từng dự án, từng lĩnh vực chi, khi triển khai có nhiều nội dung chưa phù hợp, nhiều lĩnh vực thừa kinh phí, nhiều lĩnh vực còn có khả năng chi nhưng lại thiếu về kinh phí.

Nghị định số 27 của Chính phủ và hệ thống các thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã ban hành, nhiều nội dung còn chưa rõ ràng nên khó khăn cho địa phương trong công tác tổ chức triển khai thực hiện.

Tại khoản 3 Điều 53 Luật Ngân sách nhà nước về thời hạn điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách có quy định hoàn thành trước ngày 15/11 năm hiện hành. Tuy nhiên, thực tế để giải ngân vốn kế hoạch, việc xác định được cụ thể khối lượng chính thức hoàn thành trong năm, điều chỉnh quy hoạch vốn, dự toán kinh phí giữa các dự án, các hoạt động cho phù hợp thì phải đến hết thời điểm tháng 12.

Vì vậy, đề nghị Quốc hội trong quá trình sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước nghiên cứu bổ sung thêm nội dung quy định riêng đối với thời hạn điều chỉnh dự toán thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp địa phương hoàn thành trước ngày 31/12 năm hiện hành.

Cùng với đó, để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ một số nội dung như sau: Thứ nhất, giao vốn sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cả giai đoạn 2021-2025 giống như đầu tư công cho địa phương để địa phương chủ động trong công tác lập và triển khai thực hiện.

Thứ hai, giao vốn sự nghiệp hàng năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Cần giao tổng kinh phí từng dự án thành phần, không giao chi tiết đến lĩnh vực chi để các địa phương được chủ động phân bổ cho từng lĩnh vực phù hợp với thực tế của từng địa phương.

Đồng thời, nguồn vốn sự nghiệp không có khả năng thực hiện giải ngân trong giai đoạn 2021-2025 và nguồn vốn hỗ trợ sản xuất giai đoạn 2026-2030, đề nghị thực hiện theo hướng không hỗ trợ vốn trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân mà có cơ chế sử dụng, ủy thác thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi.

Thứ ba, hiện nay, các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như vốn đầu tư công khác, tiến độ thực hiện chậm, trong đó nguyên nhân chính là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ dự án, cần nghiên cứu quy định tách dự án giải phóng mặt bằng thành dự án riêng đối với tất cả các dự án, không chỉ là các dự án trọng điểm của quốc gia.

Cùng với đó, Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chủ quản chủ động xây dựng khung đánh giá kết quả, hiệu quả của chương trình để các địa phương có căn cứ đánh giá, từ đó kịp thời chỉ đạo nhằm phát huy được hiệu quả mục tiêu của chương trình.

Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với các xã khu vực vùng 2, vùng 3 được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trở thành xã khu vực 1 và thôi hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ, dẫn đến đời sống của nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức, học sinh trên địa bàn các xã này gặp nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến các mục tiêu giảm nghèo bền vững.

"Cá nhân tôi và nhiều đại biểu đã có ý kiến về vấn đề này, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được giải quyết" - đại biểu nói, đồng thời đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ đối với các xã thuộc các huyện, tỉnh có yếu tố đặc thù về biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, các xã thuộc các huyện nghèo ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn do đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 861 hoặc cho phép các xã này tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách đã ban hành để đảm bảo trong công tác an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững ở tại các địa phương.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao quá trình triển khai Đoàn giám sát cũng là quá trình Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia trong 2 năm qua. Đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra giám sát, nhiều cuộc giao ban, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc từ 339 kiến nghị của các địa phương; đồng thời, đã tập trung xử lý kịp thời nhiều văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành phù hợp với thực tiễn, các Quyết định của Chính phủ, các thông tư, hướng dẫn, các công văn chỉ đạo khác đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Quỳnh Nga

Tin mới nhất

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng với người nghèo và đối tượng chính sách đã đi vào cuộc sống, song để nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ thì vẫn còn rào cản cần tháo gỡ...
Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9h30 ngày mai (8/11), Báo Công Thương dự kiến tổ chức Tọa đàm “Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Sau 3 năm, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Hà Nội đã có bước tiến quan trọng, thể hiện sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Vướng về cơ chế chính sách, muốn làm mà không thể làm được - ĐBQH đề nghị truy trách nhiệm các bộ, ngành chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn.
Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Để nâng cao hiệu quả công tác cung cấp thông tin cho bà con vùng sâu, vùng xa góp phần phát triển kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò dẫn dắt chủ đạo.
Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Giảm nghèo thông tin là một chủ trương lớn, cấu phần quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững được các địa phương, Bộ ngành nỗ lực thực hiện.
Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm “Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho các xã nghèo, huyện nghèo".
Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thực hiện chương trình giảm nghèo thông tin, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm "Nâng cao hiệu qủa cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"
Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thanh Hóa giảm, năm 2023 ước còn 3,49%, bình quân giai đoạn 2022-2023 giảm 1,65%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch.
Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Đường bộ và hàng không là hai loại hình giao thông trọng tâm cần được ưu tiên đầu tư nhằm giúp các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ phát triển.
Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thiếu hạ tầng giao thông được xác định là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện rà soát, xác định nguyên nhân, các chính sách đặc thù... nhằm đưa ra các giải pháp, chính sách cụ thể trong giảm nghèo bền vững.
Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công với độ mở lớn đã và đang hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi giảm nghèo một cách hiệu quả.
Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hàng năm 1,5% trở lên, đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.
Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc.
Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Là khu vực tập trung nhiều sản phẩm đặc sản chất lượng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền núi, đồng bào dân tộc luôn được quan tâm đặc biệt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động