Chè Tân Thành và giấc mơ ‘thoát nghèo’ cho người vùng cao
Kinh tế nông thôn và miền núi Chủ nhật, 27/04/2025 - 18:49
Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc |
Quyết tâm xây dựng thương hiệu chè
Chè Tân Thành, đặc sản của xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, vốn là sản phẩm nông sản quen thuộc nhưng lại ít người biết đến. Trước đây, chè Tân Thành chỉ được thu hoạch và bán buôn với giá trị thấp, người dân chưa chú trọng nhiều đến việc xây dựng thương hiệu hay nâng cao giá trị sản phẩm.
![]() |
Ông Bàn Văn Dương - Giám đốc Hợp tác xã Chè Tân Thái. Ảnh: TQ |
Một trong những người đầu tiên nhận ra tiềm năng của chè Tân Thành này là ông Bàn Văn Dương – người Dao, người con của vùng đất Tân Thành. Từng buôn bán chè tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng ông Bàn Văn Dương đã nhận thấy chè Tân Thành có hương vị đặc biệt, nhưng lại thiếu đi thương hiệu để có thể vươn ra thị trường rộng lớn.
Với quyết tâm đưa sản phẩm quê hương vươn xa, đồng thời giúp người dân địa phương xoá đói giảm nghèo, ông Bàn Văn Dương đã thành lập Hợp tác xã Chè Tân Thái 168 vào năm 2013, với mục tiêu không chỉ sản xuất chè sạch, mà còn xây dựng thương hiệu, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người dân địa phương.
Đây là hợp tác xã đầu tiên tại xã Tân Thành, đánh dấu bước đi đầu tiên trong công cuộc cải cách ngành nông nghiệp nơi đây.
Hợp tác xã Chè Tân Thái 168 không chỉ dừng lại ở việc sản xuất chè theo phương thức truyền thống mà đã tích cực áp dụng các kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng sản phẩm. Để đạt được mục tiêu chất lượng cao, ông Bàn Văn Dương đã cùng các thành viên hợp tác xã đã bắt tay vào thay đổi cách thức canh tác.
Đặc biệt, ông Bàn Văn Dương còn rất chú trọng tới việc xây dựng quy trình sản xuất chè sạch, an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP và hướng tới chứng nhận hữu cơ trong tương lai. Việc sử dụng phân hữu cơ thay cho phân hóa học, giảm thiểu thuốc trừ sâu, giúp sản phẩm chè giữ được hương vị tự nhiên và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Ngoài ra, Hợp tác xã Chè Tân Thái 168 cũng cung cấp vật tư nông nghiệp cho các hộ nông dân với hình thức trả chậm không tính lãi, giúp người dân yên tâm sản xuất. Năm 2023, hợp tác xã đã nhận được hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn, giúp mở rộng diện tích chè chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
![]() |
Hợp tác xã chè Tân Thái 168 thành lập vào năm 2013, với mục tiêu không chỉ sản xuất chè sạch, mà còn xây dựng thương hiệu, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người dân địa phương. Ảnh: TQ |
“Quả ngọt’ sau những nỗ lực
Với sự đổi mới trong phương thức sản xuất, chè Tân Thái 168 đã sớm nhận được sự đánh giá cao từ thị trường. Chia sẻ về những kết quả sau nhiều năm nỗ lực, Giám đốc Hợp tác xã Chè Tân Thái 168 Bàn Văn Dương cho biết: Hiện, hợp tác xã đã cung cấp 8 sản phẩm chè xanh OCOP 3 sao, với giá bán giao động từ 200.000/kg - 600.000/kg. Mỗi năm, hợp tác xã xuất ra thị trường từ 20-25 tấn chè với doanh thu trên 3 tỷ đồng.
Các sản phẩm chè của hợp tác xã đã có mặt tại nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hệ thống bán hàng OCOP trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời, sản phẩm chè xanh của hợp tác xã cũng bày bán tại nhiều siêu thị và được người tiêu dùng các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Bình, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu... đón nhận.
Trong đó, sản phẩm chè Long Vân được sản xuất từ giống chè mới với đặc tính vị ngọt hậu, chất lượng vượt trội, đã được hợp tác xã tập trung trồng thử nghiệm trên diện tích lớn.
Việc áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ đã tạo ra một sản phẩm cao cấp với giá bán lên tới 1 triệu đồng/kg. Đây là một bước đột phá trong việc nâng cao giá trị nông sản của xã Tân Thành, giúp người nông dân không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu từ nghề chè.
Chè Tân Thái 168 đã đạt được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, một dấu mốc quan trọng trong việc khẳng định thương hiệu nông sản của xã Tân Thành. Những sản phẩm chè của hợp tác xã được phân loại rõ ràng từ bình dân, trung cấp đến cao cấp, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Sự phát triển mạnh mẽ của Hợp tác xã chè Tân Thái 168 không chỉ giúp nâng cao giá trị chè Tân Thành mà còn giúp cải thiện đời sống người dân địa phương. Hiện tại, toàn xã Tân Thành có 131 ha chè, với năng suất bình quân đạt 86 tạ/ha, một số vùng có thể đạt tới 180 tạ/ha.
Người dân xã Tân Thành, đặc biệt là các hộ nông dân tham gia hợp tác xã, giờ đây có thể kiếm được thu nhập ổn định từ cây chè. Thu nhập bình quân từ cây chè đạt từ 120-180 triệu đồng/ha/năm, giúp nhiều hộ gia đình cải thiện đời sống, thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ sản phẩm quê hương.
Không chỉ dừng lại ở việc tăng thu nhập, cây chè còn tạo ra việc làm cho người dân địa phương, giúp cải thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng cơ hội phát triển kinh tế cho cả xã. Chính vì vậy, chè Tân Thành đã trở thành cây trồng chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn.
Với những thành tựu đạt được trong năm qua, ông Bàn Văn Dương và Hợp tác xã Chè Tân Thái 168 đặt ra mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững. Để tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp tác xã sẽ tiếp tục đầu tư vào công nghệ chế biến hiện đại và phát triển vùng nguyên liệu bền vững. Đây là một phần trong chiến lược phát triển sản phẩm chè Tân Thành, nhằm không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn gia tăng giá trị sản phẩm để phục vụ các thị trường lớn hơn trong tương lai.
Chè Tân Thành đã có những bước đi vững chắc, không chỉ góp phần phát triển kinh tế địa phương mà còn trở thành một trong những sản phẩm nông sản đặc trưng có tiềm năng. Với chiến lược phát triển đúng đắn, Hợp tác xã Chè Tân Thái 168 đang dần khẳng định thương hiệu chè Tân Thành tại thị trường trong nước và tìm kiếm các cơ hội mở rộng sản xuất.
Hành trình làm giàu từ sản phẩm chè quê hương của ông Bàn Văn Dương và Hợp tác xã chè Tân Thái 168 là minh chứng rõ ràng cho việc kết hợp giữa nông sản truyền thống và sáng tạo trong phát triển thương hiệu. Mặc dù con đường phía trước còn nhiều thử thách, nhưng với chiến lược đúng đắn, quyết tâm và tâm huyết của người 'thuyền trưởng' Hợp tác xã Chè Tân Thái 168, chè Tân Thành đã, đang và sẽ từng bước khẳng định được vị thế của mình. |
Tin cùng chuyên mục

“Vàng xanh” giúp đồng bào Tủa Chùa thoát nghèo bền vững

Dệt lanh - từ thủ công truyền thống đến chuỗi giá trị hàng hoá

Fìn Hò Trà: Nâng tầm vị chè Shan tuyết nơi rẻo cao

Dấu ấn người trẻ trên hành trình đổi mới nông thôn

Quế Bình Liêu: ‘Vàng xanh’ giúp bà con dân tộc làm giàu

Cao Bằng: Nghề xưa ‘mở lối’ du lịch cộng đồng Hoài Khao

Người Thái khởi nghiệp du lịch cộng đồng giữa lòng hồ

Vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó nhờ cây sắn dây

Mỹ Lung đổi thay nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Đòn bẩy giảm nghèo từ đặc sản bản địa

Nghề nuôi hươu sao: Mở triển vọng cho người dân Pom Lót

Dệt thổ cẩm – Dệt nên hành trình giảm nghèo bền vững

Longform | Ngát hương trầm trên núi Hương Khê

Điện Biên: ‘Công thức vàng’ từ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

Tủa Chùa - nơi người Mông ‘xẻ’ đá trồng ngô, ‘dựng’ tương lai

Cây gai xanh ‘nở hoa’ nơi rẻo cao

Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay

Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề người Mông giữa hội nhập

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La
