Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số
Kinh tế nông thôn và miền núi Thứ tư, 07/12/2022 - 20:11
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi qua phát triển văn hóa, du lịch |
“Góp cây tạo sinh kế” là chương trình được thiết kế theo đó, với mỗi lượt đăng ký hoặc giao dịch mới của cộng đồng, Chợ Tốt sẽ góp một cây giống măng Bát Độ cho Chương trình “góp cây tạo sinh kế” của Ngân hàng cây xanh (TreeBank) để mùa xuân này hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Chương trình cũng hướng đến thúc đẩy giới trẻ mua bán tái sử dụng đồ cũ, tiêu dùng bền vững, giảm thiểu carbon.
Thời điểm cuối năm là dịp để các gia đình dọn nhà, thanh lý đồ đạc không dùng tới. Những món đồ cũ tạo giá trị cho người mới, góp phần giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội chính là gieo lộc phúc cho gia đình mình và cộng đồng trong năm mới.
Sáng kiến “Mua bán đồ cũ, góp cây tạo sinh kế bền vững cho đồng bào vùng cao” của TreeBank nhằm khuyến khích các bạn trẻ mua bán tái sử dụng để tạo giá trị chia sẻ đến cộng đồng và hướng đến tương lai phát triển bền vững.

Với chương trình này, khi thanh lý hoặc một món đồ cũ qua Chợ Tốt, các bạn trẻ không chỉ mang lại giá trị tích cực cho môi trường mà còn đóng góp một cây giống măng Bát Độ cho đồng bào dân tộc thiểu số xã Tân Xuân- xã vùng biên nghèo nhất tỉnh Sơn La.
Măng Bát Độ được thị trường ưa chuộng nhờ giàu dinh dưỡng, có độ giòn, ngọt, ít xơ. Đồng thời, măng Bát Độ là cây dài ngày, không có sâu bệnh, dễ trồng, thu hoạch thường xuyên.
Tại xã Tân Xuân từ năm 2019 - 2021, một dự án hỗ trợ của chính phủ Úc đã thí điểm trồng măng Bát Độ thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với trồng ngô, sắn, giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giữ nguồn nước. Hiện nay nhiều người dân ở xã Tân Xuân muốn trồng măng Bát Độ tạo sinh kế bền vững nhưng thiếu tiền mua cây giống.
Trong giai đoạn đầu của dự án, từ 30/11/2022 đến 15/1/2023, Chợ Tốt cùng người dùng hướng đến đóng góp 5.000 cây giống cho 10ha trong quý I năm 2023, diện tích trồng măng này sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp giống cho vụ sau.
Dự án “Mua bán đồ cũ, góp cây tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số” nằm trong nỗ lực dài hạn của Chợ Tốt trong hành trình truyền cảm hứng cho người Việt mua bán đồ đã qua sử dụng, hướng tới mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Mỗi năm, cùng với hàng triệu người tích cực mua bán đồ cũ, Chợ Tốt đã giúp vô số món đồ được mua bán tái sử dụng, giúp giảm gánh nặng tài chính cho cuộc sống nhiều người, đồng thời giúp giảm thiểu hàng trăm ngàn tấn CO2 thải ra ngoài môi trường nhờ hạn chế việc khai thác sản xuất mới.
Bằng việc mang đến nền tảng mua bán thanh lý đơn giản, dễ sử dụng, giờ đây bất kể ai, ở nơi nào cũng có thể dễ dàng mua bán đồ cũ cùng Chợ Tốt và góp cây cho dự án thông qua chiếc điện thoại nhỏ với việc truy cập chotot.com để bắt đầu mua bán đồ cũ và lan tỏa những điều tốt lành.
Tin mới nhất

Vùng cao Xín Mần dệt giấc mơ nông nghiệp xanh

Người Cơ Tu thoát nghèo nhờ chè dây Ra Zéh

Tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho người dân Kon Tum

Chè Tân Thành và giấc mơ ‘thoát nghèo’ cho người vùng cao

“Vàng xanh” giúp đồng bào Tủa Chùa thoát nghèo bền vững
Tin cùng chuyên mục

Dệt lanh - từ thủ công truyền thống đến chuỗi giá trị hàng hoá

Fìn Hò Trà: Nâng tầm vị chè Shan tuyết nơi rẻo cao

Dấu ấn người trẻ trên hành trình đổi mới nông thôn

Quế Bình Liêu: ‘Vàng xanh’ giúp bà con dân tộc làm giàu

Cao Bằng: Nghề xưa ‘mở lối’ du lịch cộng đồng Hoài Khao

Người Thái khởi nghiệp du lịch cộng đồng giữa lòng hồ

Vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó nhờ cây sắn dây

Mỹ Lung đổi thay nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Đòn bẩy giảm nghèo từ đặc sản bản địa

Nghề nuôi hươu sao: Mở triển vọng cho người dân Pom Lót

Dệt thổ cẩm – Dệt nên hành trình giảm nghèo bền vững

Longform | Ngát hương trầm trên núi Hương Khê

Điện Biên: ‘Công thức vàng’ từ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

Tủa Chùa - nơi người Mông ‘xẻ’ đá trồng ngô, ‘dựng’ tương lai

Cây gai xanh ‘nở hoa’ nơi rẻo cao

Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay

Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề người Mông giữa hội nhập

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc
