Cơ hội cho các hộ dân tộc thiểu số tham gia chuỗi giá trị thịt lợn an toàn

Với giá bán cao như một loại đặc sản, lợn bản, lợn mán mang lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ nông dân, đặc biệt đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số Hỗ trợ quản lý giúp cải thiện an toàn của thịt lợn tại Việt Nam

Ghi nhận tại tỉnh Hòa Bình

Số liệu thống kê cho thấy, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang chăn nuôi khoảng 30 nghìn con lợn bản địa. Trong 22 giống lợn bản địa của Việt Nam được công bố, Hòa Bình có 2 giống lợn, gồm lợn mán và lợn bản.

Cơ hội cho các hộ dân tộc thiểu số tham gia chuỗi giá trị thịt lợn an toàn
Lợn bản, lợn mán mang lại nguồn thu lớn cho các hộ dân miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, các giống lợn mán, lợn bản được nuôi nhiều ở các địa phương, nhất là khu vực vùng cao, nơi có lợi thế về bãi chăn thả và nguồn thức ăn tự nhiên. Với giá bán cao như một loại đặc sản, thời gian qua lợn mán, lợn bản đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho các hộ nông dân, đặc biệt đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Đặc biệt, từ khi một số địa phương hình thành hợp tác xã chăn nuôi lợn bản thì giá trị mang lại cho bà con càng lớn. Như ở huyện Mai Châu, năm 2018, Hợp tác xã chăn nuôi lợn đen Mường Pa được thành lập tại xóm Báo, xã Bao La đã làm thay đổi đời sống của bà con người Thái ở Mường Pa.

Để chăn nuôi, người dân chủ yếu lên nương lấy lá dướng, khoai môn, thân cây chuối về trộn với sắn, ngô cùng nước suối nấu cám cho lợn ăn. Nhờ đó thịt lợn đen Mường Pa luôn được đánh giá thơm ngon.

Theo chia sẻ của ông Hà Thế Nhiên - Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi lợn đen Mường Pa: Hợp tác xã có 17 thành viên và liên kết với gần 150 hộ vệ tinh tại các xã Cun Pheo, Xăm Khòe, Bao La (Mai Châu). Mỗi năm, hợp tác xã cung cấp ra thị trường trên 50 tấn lợn thương phẩm. Với đầu ra và giá bán ổn định, nuôi lợn đen mang lại thu nhập bình quân cho thành viên chính thức khoảng 30 triệu đồng/tháng/hộ, hộ vệ tinh đạt khoảng 15 triệu đồng/tháng/hộ.

Với hiệu quả kinh tế cao, nuôi lợn bản địa được chú trọng mở rộng ở một số huyện, như Đà Bắc, Cao Phong...

Giờ đến xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong hỏi hộ gia đình chăn nuôi lợn bản Nguyễn Xuân Phúc ai cũng biết. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề chăn nuôi, anh Phúc đã phát triển thành công mô hình nuôi lợn bản địa. Đàn lợn của gia đình anh hiện có gần 60 con. Mỗi con đủ tiêu chuẩn xuất chuồng nặng khoảng 20 - 25 kg, với giá bán dao động 120 - 130 nghìn đồng/kg, mỗi năm cũng mang về nguồn thu lớn cho gia đình.

Còn với Đinh Công Tuân (ở bản Ngòi, xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc), chàng trai đã tốt nghiệp Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh nhưng lại trở về làng để nối tiếp sự nghiệp của gia đình nuôi cá dầm xanh, lợn mán, gà, dê ở ven bờ sông Đà… Năm qua, dù gặp khó khăn do dịch bệnh cũng như mới bắt tay vào làm thế nhưng Tuân đã có thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm.

Tham gia chuỗi giá trị an toàn để nâng cao hiệu quả kinh tế

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây của nhóm nghiên cứu Viện Chăn nuôi tại tỉnh Hòa Bình cho thấy, lợn bản chủ yếu được tiêu thụ tại chợ địa phương, do mối liên kết giữa các hộ chăn nuôi lợn nông hộ nhỏ với các tác nhân khác trong chuỗi còn yếu và thiếu thông tin về sở thích của người tiêu dùng. Người chăn nuôi là người dân tộc thiểu số, nhận thức về an toàn thực phẩm trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn tại địa phương còn hạn chế.

Nhằm tạo điều kiện và nâng cao năng lực cho các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ để họ tham gia tích cực hơn vào chuỗi thị trường được cải thiện, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận tại Hòa Bình từ năm 2018 đến đầu năm 2023 thông qua chuỗi nghiên cứu đánh giá và các hoạt động can thiệp đơn giản, bao gồm: Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành; nghiên cứu về cách lựa chọn tiếp thị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thịt lợn từ lợn bản ở khu vực phía Bắc; nâng cao năng lực cho thành viên hợp tác xã lợn bản về tiếp thị và an toàn thực phẩm thông qua lớp tập huấn; đăng ký nhãn hiệu tập thể; can thiệp hỗ trợ để kích hoạt các thành viên nhỏ lẻ trong hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị được cải thiện; xây dựng kế hoạch kinh doanh cho hợp tác xã...

Kết quả cho thấy, việc hạn chế thông tin về giá cả thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng khiến người chăn nuôi khó bán được lợn với giá hợp lý. Thông tin về nguồn gốc xuất xứ lợn có ý nghĩa lớn đối với các chủ cửa hàng thực phẩm và người tiêu dùng…

Qua tuyên truyền, các thành viên hợp tác xã đã hiểu giá trị gia tăng của sản phẩm thịt lợn chế biến trong chuỗi giá trị chất lượng cao. Họ đã hiểu, nếu sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng thì mới có thể kinh doanh ở các thị trường cao cấp. Tiềm năng và thách thức khi hợp tác xã tham gia vào các chuỗi giá trị hiện đại được xem xét.

Vì vậy, sau khi xây dựng thương hiệu, tham gia vào các can thiệp an toàn thực phẩm và tiếp thị, lợn bản có thương hiệu được bán chủ yếu cho các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, thị xã Đà Bắc và TP. Hòa Bình với giá cao hơn.

Các đơn đặt hàng chủ yếu qua mạng facebook với nhóm người tiêu dùng và qua zalo. Giá trị gia tăng cao đến từ hoạt động giết mổ lợn, tuy nhiên số lượng còn hạn chế do các cửa hàng thực phẩm chậm thanh toán.

Có nhiều cơ hội hơn cho những người chăn nuôi lợn bản dân tộc thiểu số tham gia vào chuỗi giá trị thịt lợn an toàn khi họ làm việc trong một hợp tác xã. Trong đó, nếu tất cả các thành viên, thợ giết mổ, ban lãnh đạo được nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm và hành động tiếp thị tập thể thì họ có thể chủ động liên kết và cung cấp các sản phẩm khác nhau cho thị trường thành thị với chất lượng, giá cả cao hơn.

Nhóm nghiên cứu Viện Chăn nuôi tại tỉnh Hòa Bình cũng lưu ý, để đảm bảo tính bền vững, việc phân bổ giá trị gia tăng giữa các bên tham gia hợp tác xã và thị trường cần phải minh bạch và nhận được sự đồng thuận chung từ bên tham gia.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

Tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp trên cả nước, và sự ra đời của Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh là quyết định mang tính đột phá.
TP. Hồ Chí Minh: Thành lập Sở An toàn thực phẩm đầu tiên trong cả nước

TP. Hồ Chí Minh: Thành lập Sở An toàn thực phẩm đầu tiên trong cả nước

Tại kỳ họp thứ 11, HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thành lập Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, hoạt động đầu năm 2024.
Đồng Nai tăng cường hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu 2023

Đồng Nai tăng cường hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu 2023

Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh Đồng Nai và các sở, ban, ngành, các địa phương tập trung triển khai hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu.
Lại phát hiện thêm khách sạn 5 sao vi phạm an toàn thực phẩm

Lại phát hiện thêm khách sạn 5 sao vi phạm an toàn thực phẩm

Qua kiểm tra, đoàn công tác về vệ sinh an toàn thực phẩm của TP. Hà Nội phát hiện nhiều vi phạm chất lượng bánh trung thu tại môt số khách sạn 5 sao.
Hà Nội: Phát hiện nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại khách sạn 5 sao

Hà Nội: Phát hiện nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại khách sạn 5 sao

Đoàn kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại khách sạn 5 sao.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu 2023

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu 2023

Sở Công Thương Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 4251/KH-SCT ngày 28/8/2023 về bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu trên địa bàn thành phố năm 2023.
Bộ Công Thương kiểm tra công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm tại An Giang

Bộ Công Thương kiểm tra công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm tại An Giang

Đoàn kiểm tra công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2023 do Bộ Công Thương chủ trì vừa làm việc với Sở Công Thương tỉnh An Giang.
Vì sao cá Sủ vàng có giá “khủng” hàng trăm triệu đồng?

Vì sao cá Sủ vàng có giá “khủng” hàng trăm triệu đồng?

Cá Sủ vàng là một loài cá cực kỳ quý hiếm được ví như "cục vàng biển" ở các nước Việt Nam, Trung Quốc. Đáng nói loài cá này được trả giá hàng trăm triệu đồng.
Cựu lãnh đạo thuộc Bộ Y tế bị mạo danh, Cục ATTP phát thông báo khẩn

Cựu lãnh đạo thuộc Bộ Y tế bị mạo danh, Cục ATTP phát thông báo khẩn

PGS.TS. Trần Thị Hồng Phương, nguyên lãnh đạo thuộc Bộ Y tế bị sử dụng hình ảnh và danh tính để bán thực phẩm rởm, lừa đảo người tiêu dùng.
Bắc Ninh: Tăng cường kết nối chuỗi thực phẩm an toàn trong năm 2023

Bắc Ninh: Tăng cường kết nối chuỗi thực phẩm an toàn trong năm 2023

Năm 2023 tỉnh Bắc Ninh xác định bên cạnh đảm bảo an toàn thực phẩm, tỉnh sẽ tăng cường xác nhận chuỗi thực phẩm an toàn, đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Ngành Công Thương Hà Nội: Tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới

Ngành Công Thương Hà Nội: Tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới

Ngành Công Thương Hà Nội tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới theo Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong chợ

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong chợ

An toàn thực phẩm là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Đảm bảo an toàn thực phẩm trong chợ đang được thành phố Hà Nội triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp.
Đề xuất nhiều giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Đề xuất nhiều giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Thời gian qua, công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm đã có những kết quả đáng khích lệ, không ngừng nâng cao, song vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế.
Quảng Ninh: Nâng cao kiến thức và trách nhiệm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Quảng Ninh: Nâng cao kiến thức và trách nhiệm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Nhằm nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm, Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị tập huấn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Ngành Công Thương Khánh Hòa nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm

Ngành Công Thương Khánh Hòa nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm

Hàng trăm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm.
Đà Nẵng: Ngộ độc thực phẩm, 7 khách du lịch nhập viện

Đà Nẵng: Ngộ độc thực phẩm, 7 khách du lịch nhập viện

Bệnh viện 199 cho biết đơn vị vừa tiếp nhận gần 7 ca ngộ độc thực phẩm, trong đó có 2 trẻ nhỏ. Đây đều là khách du lịch miền Bắc vào TP. Đà Nẵng du lịch.
Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng thông tin việc rà soát sử dụng hóa chất nhuộm chè

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng thông tin việc rà soát sử dụng hóa chất nhuộm chè

Sở Công Thương Lâm Đồng khẳng định, các doanh nghiệp xuất khẩu chè sang thị trường Pakistan và Afghanistan không sử dụng hóa chất trong quá trình chế biến.
Ninh Thuận: Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Lễ hội Nho - Vang 2023

Ninh Thuận: Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Lễ hội Nho - Vang 2023

UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch phát động hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong thời gian diễn ra Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023.
Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang EU kiểm soát an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang EU kiểm soát an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị sản xuất và xuất khẩu mì ăn liền sang EU tiếp tục duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm.
EU nới lỏng quy định đối với mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam

EU nới lỏng quy định đối với mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam

Từ ngày 27/6, các mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Không phát hiện chất cấm Salbutamol trong các mẫu kiểm tra

Không phát hiện chất cấm Salbutamol trong các mẫu kiểm tra

5 tháng năm 2023, Cục Thú y xét nghiệm mẫu thịt tươi, nước tiểu gia súc, thức ăn chăn nuôi và không phát hiện chất cấm Salbutamol trong các mẫu kiểm tra.
Đồng Nai: Nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm

Đồng Nai: Nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại tỉnh Đồng Nai vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, nhất là thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Liên tiếp xuất hiện các ca ngộ độc sau ăn chả lụa: Cơ sở sản xuất chưa có giấy phép

Liên tiếp xuất hiện các ca ngộ độc sau ăn chả lụa: Cơ sở sản xuất chưa có giấy phép

Các cơ quan liên quan tại TP.HCM đã có nhận định ban đầu sau khi phát hiện thêm 3 trường hợp ngộ độc butulinum do nghi ngờ ăn thực phẩm là chả lụa.
Ngành Công Thương Sơn La: Tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trong năm 2023

Ngành Công Thương Sơn La: Tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trong năm 2023

Nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, năm 2023 Sở Công Thương Sơn La sẽ tăng cường công tác hậu kiểm trong dịp Tết và mùa lễ hội.
Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai tháng hành động vì An toàn thực phẩm

Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai tháng hành động vì An toàn thực phẩm

Ngày 9/5, Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đã làm việc tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động