Đắk Lắk: Bồi dưỡng tiếng dân tộc Ê Đê cho cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công 198
Cơ chế - Chính sách Thứ hai, 17/10/2022 - 21:57
Đắk Lắk: Khai giảng lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên |
Ngày 17/10 tại tỉnh Đắk Lắk, Lữ đoàn Đặc công 198 (Binh chủng Đặc công) phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Buôn Ma Thuột khai mạc lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Ê Đê năm 2022.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Đỗ Hoàng Nhị - Phó Chính ủy Binh chủng Đặc công, thông tin cho biết: Trong những năm qua, Binh chủng Đặc công nói chung và Lữ đoàn Đặc công 198 nói riêng đã triển khai đồng bộ, toàn diện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng gắn với xây dựng địa bàn nơi đơn vị đứng chân an toàn, vững mạnh về chính trị. Trong đó, công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
![]() |
Đại tá Đỗ Hoàng Nhị phát biểu khai mạc lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Ê Đê năm 2022 của Lữ đoàn Đặc công 198. |
Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ được đặt ra ngày càng cao, trong khi đó, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn Đặc công 198 còn hạn chế trong giao tiếp với đồng bào tại chỗ bằng tiếng Ê Đê và một số ngôn ngữ dân tộc khác. Điều này cũng ảnh hưởng tới hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, bám nắm địa bàn của đơn vị.
Đợt này có 85 cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn được bồi dưỡng các nội dung, chương trình tiếng Ê Đê do Ban nghiên cứu Giáo dục học sinh dân tộc (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk) biên soạn với 7 chủ đề (họ hàng, dòng tộc, buôn làng, văn hóa…), 450 tiết bao gồm học tập và thi sát hạch, kiểm tra (nghe, nói, đọc, viết) trong thời gian 3 tháng với yêu cầu đạt loại khá trở lên.
Các học viên tích cực học tập, nghiên cứu văn hóa, học kết hợp với rút kinh nghiệm thực tiễn từ địa phương nơi đơn vị đóng quân. Trong quá trình học, các học viên chấp hành nghiêm kỷ luật, nội quy lớp học, phấn đấu đạt loại khá trở lên.
![]() |
Đại diện lãnh đạo Binh chủng Đặc công, Lữ đoàn Đặc công 198, Trung tâm GDNN-GDTX TP Buôn Ma Thuột và các học viên tại lễ khai mạc. |
Ông Hà Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Buôn Ma Thuột, cho biết: “Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có tới 49 dân tộc anh em cùng sinh sống và làm việc. Trong đó đồng bào Ê Đê chiếm trên 20% dân số. Do đó, lớp học được tổ chức sẽ giúp cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn hiểu rõ hơn về văn hóa, phong tục, tập quán, giao tiếp của đồng bào Ê Đê, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.
Tin mới nhất

Phú Thọ xác định "dân vận khéo" vùng dân tộc thiểu số chính là góp phần Bảo vệ nền tư tưởng của Đảng

Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Giảm nghèo đa chiều còn nhiều thách thức

Du lịch nông nghiệp: Rất cần chính sách cho các mô hình thí điểm

Bắc Kạn: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP
Tin cùng chuyên mục

Du lịch nông nghiệp - giải pháp hiệu quả phát triển nông thôn

Hà Nội dẫn đầu cả nước trong nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Du lịch tạo sức bật cho nền kinh tế hàng hóa ở vùng cao Yên Minh (Hà Giang)

Hà Nội: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trao quyền kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số ở tỉnh Lai Châu

Nới chính sách để phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa tại Lâm Đồng

Bắc Giang: Phát triển du lịch cộng đồng để tạo sinh kế cho người dân

Lâm Đồng: Phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa

Hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối 2 huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa

Đưa văn bản quy phạm pháp luật gắn với cuộc sống đồng bào dân tộc

Nhiều nỗ lực trong bảo tồn di sản văn hóa tại Lâm Đồng

Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” là nền tảng xây dựng thế trận lòng dân trên biển

Trồng và phát triển dược liệu: Giải pháp sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Đắk Lắk: Hỗ trợ 2 buôn phát triển du lịch cộng đồng

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số

Phát huy tinh thần yêu nước của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài

Luật Đất đai (sửa đổi) cần cụ thể hóa vấn đề nguồn lực thực hiện các chính sách dân tộc

Đắk Lắk cần quan tâm đến giáo dục vùng dân tộc thiểu số
