Đắk Nông: Phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho đồng bào

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên không chỉ quan tâm đến công tác bảo vệ, phát triển rừng, mà còn mang lại sự no ấm cho vùng đồng bào DTTS tại chỗ.
Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số Đắk Nông: Rộ nạn lâm tặc "bẫy" cán bộ bảo vệ rừng

Giữ rừng mãi xanh nơi đại ngàn

Tại khu vực huyện biên giới Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhiều năm qua Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên (gọi tắt là Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên) ngoài thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học còn là “bà đỡ” trong sinh kế của đồng bào ở vùng đệm, phát triển, xóa đói giảm nghèo từ rừng.

Hiện Công ty Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên đang quản lý 27.277ha rừng trên 33 tiểu khu, trong đó có khoảng 23 nghìn ha rừng tự nhiên tập trung, còn lại là 4 nghìn ha đất trồng lâm nghiệp. Trên địa phận rừng do Công ty quản lý có rất nhiều các cộng đồng đang sinh sống, đặc biệt là cộng đồng người M’nông, người Tày, người Dao và rất nhiều cộng đồng dân tộc khác.

Đắk Nông: Phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho đồng bào
Công ty Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên đang quản lý 27.277ha rừng trên 33 tiểu khu.

Ông Nguyễn Ngọc Bình - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên cho biết, công ty đã xác định rõ gắn quản lý đất đai và dân cư, cũng như gắn quản lý con người với ổn định kinh tế chính trị mới ổn định được tổng thể cùng phát triển.

Theo đó, Công ty đang triển khai nhiều chính sách như kêu gọi bà con liên doanh, liên kết; vận động bà con đã từng có hành động phá rừng, khai thác lâm sản trái phép thì sẽ được đưa vào cùng để phát triển dự án của công ty.

Do đó, Công ty đã giao khoán và liên kết 687 ha với 263 hộ gia đình, trong đó có tất cả các đồng bào cùng tham gia. “Đây mới chỉ là bước đầu nhưng cũng đã dần nhân rộng, kêu gọi bà con cùng tham gia với công ty để phát triển cây trồng cũng như là vật nuôi dưới tán rừng, mục đích nhằm phát triển rừng tốt nhất”, ông Bình thông tin thêm.

Đắk Nông: Phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho đồng bào
Ông Nguyễn Ngọc Bình - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên

Bên cạnh hoạt động giữ rừng, Công ty cũng đã cho các cộng đồng tham gia như cộng đồng thôn Bù Nga, thôn Đắk Á (xã Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) và bon Bu Sóp, bon Bu Lum (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) cùng tham gia giữ rừng. Công ty cũng đã hợp tác cùng 6 già làng trong bản tại các thôn, bon để tuyên truyền trực tiếp và thường xuyên, tạo ra thông tin quảng bá rộng rãi về bảo vệ và phát triển rừng.

Song song nhiệm vụ bảo vệ tốt diện tích rừng và đất rừng được giao, Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên đã quan tâm, tập trung cao cho các chương trình điều tra, nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học tài nguyên rừng; kết nối, làm việc và phối hợp với nhiều tổ chức nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước và quốc tế; đồng thời duy trì ổn định hệ sinh thái rừng đầu nguồn, độ che phủ của rừng. Qua đó cũng làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xóa bỏ các điểm nóng về khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản và săn bắt động vật rừng trái phép, không để xảy ra cháy rừng trên khu vực quản lý.

Phát triển kinh tế rừng theo hướng bền vững

Chủ tịch Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên Nguyễn Ngọc Bình cho biết thêm, công ty sau khi phê duyệt phương án đổi mới đã có 4 trụ cột phát triển: Thứ nhất, tập trung quản lý tất cả những diện tích rừng tự nhiên hiện còn, và đây là diện tích then chốt trong nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng; Thứ hai, khai thác chế biến những lâm sản phụ, loài cây chính là cây lồ ô; Thứ ba, tập trung phát triển rừng trên đất trống, các cây nguyên liệu, dược liệu, các cây rừng để liên kết, liên doanh và giao khoán cho bà con để phát triển vùng này và Thứ tư là phát triển du lịch cộng đồng và phát triển du lịch sinh thái rừng tự nhiên.

Đắk Nông: Phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho đồng bào
Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên xác định ngoài trách nhiệm kinh doanh còn phải có trách nhiệm với cộng đồng.

Tuy nhiên, Chủ tịch Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên cũng trăn trở, mong muốn các ngân hàng sẽ cùng đồng hành hỗ trợ cho bà con vay vốn sau khi có các chính sách của Nhà nước và công ty để có thể đi vào cuộc sống, gắn với phát triển rừng và ổn định dân cư, định hình được khu vực, phát triển tốt hơn.

“Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên là doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi xác định ngoài trách nhiệm kinh doanh thì còn phải có trách nhiệm với cộng đồng, địa phương”, ông Bình bày tỏ. Theo đó, công ty đã tổ chức liên kết, liên doanh, giao khoán thì công ty giao cho bà con cây, hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn chăm sóc, giám sát, cùng bà con phát triển cây trên phần đất được giao. Ngoài ra, bà con sẽ tổ chức nhân công, tham gia vào công tác tuyên truyển của công ty để cùng hỗ trợ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

“Với trách nhiệm của doanh nghiệp địa phương, công ty đã thực hiện các công tác xã hội, làm đường nông thôn, làm đường nội vùng, tạo cho bà con những cơ sợ nền tảng ban đầu; tạo điều kiện cho bà con làm những nhà tạm, mang tính chất để bà con sinh sống, chăn nuôi ban đầu”, ông Bình chia sẻ.

Đắk Nông: Phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho đồng bào
Tạo sinh kế cho người dân tham gia bảo vệ rừng. (Ảnh: Đức An)

Để xác định hoàn thành nhiệm vụ, Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp để xây dựng sinh kế bền vững, giúp địa phương và nhân dân khai thác những tiềm năng, thế mạnh vốn có của mình; đảm bảo nâng cao thu nhập, đời sống và giải quyết công ăn việc làm cho người dân, qua đó giảm áp lực lên tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của khu bảo tồn, từng bước thay đổi được nhận thức của người dân, xã hội hóa nghề rừng đến với nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đức Thảo

Tin mới nhất

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng với người nghèo và đối tượng chính sách đã đi vào cuộc sống, song để nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ thì vẫn còn rào cản cần tháo gỡ...
Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9h30 ngày mai (8/11), Báo Công Thương dự kiến tổ chức Tọa đàm “Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Sau 3 năm, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Hà Nội đã có bước tiến quan trọng, thể hiện sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Vướng về cơ chế chính sách, muốn làm mà không thể làm được - ĐBQH đề nghị truy trách nhiệm các bộ, ngành chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn.
Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Để nâng cao hiệu quả công tác cung cấp thông tin cho bà con vùng sâu, vùng xa góp phần phát triển kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò dẫn dắt chủ đạo.
Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Giảm nghèo thông tin là một chủ trương lớn, cấu phần quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững được các địa phương, Bộ ngành nỗ lực thực hiện.
Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm “Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho các xã nghèo, huyện nghèo".
Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thực hiện chương trình giảm nghèo thông tin, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm "Nâng cao hiệu qủa cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"
Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thanh Hóa giảm, năm 2023 ước còn 3,49%, bình quân giai đoạn 2022-2023 giảm 1,65%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch.
Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Đường bộ và hàng không là hai loại hình giao thông trọng tâm cần được ưu tiên đầu tư nhằm giúp các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ phát triển.
Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thiếu hạ tầng giao thông được xác định là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện rà soát, xác định nguyên nhân, các chính sách đặc thù... nhằm đưa ra các giải pháp, chính sách cụ thể trong giảm nghèo bền vững.
Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công với độ mở lớn đã và đang hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi giảm nghèo một cách hiệu quả.
Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hàng năm 1,5% trở lên, đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.
Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc.
Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Là khu vực tập trung nhiều sản phẩm đặc sản chất lượng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền núi, đồng bào dân tộc luôn được quan tâm đặc biệt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động