"Điểm sáng" trong bức tranh kinh tế tỉnh Đắk Lắk năm 2022
Kinh tế nông thôn và miền núi Thứ năm, 29/12/2022 - 20:46
Đắk Lắk: Phấn đấu năm 2023, GRDP bình quân đầu người đạt 62,3 triệu đồng |
Thương mại dịch vụ là “điểm sáng nhất” trong bức tranh kinh tế
Ngày 29/12, Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo công bố tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2022.
![]() |
Theo báo cáo, tình hình kinh tế của tỉnh Đắk Lắk trong năm 2022 tiếp tục phát triển; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt khá. Sản xuất nông nghiệp duy trì đà tăng trưởng. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tăng trưởng cao.
Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk Đỗ Tấn Xuân cho biết, kể từ sau Quý I/2022, nền kinh tế của tỉnh đã có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ ở tất cả các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành Thương mại, dịch vụ có mức đóng góp lớn nhất 4,48 điểm với tốc độ tăng trưởng 10,56%, là điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế của tỉnh năm 2022.
Cụ thể, năm 2022 GRDP tỉnh Đắk Lắk ước đạt 58.355 tỷ đồng, tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng khá cao; vượt 3,65% so với kế hoạch. Trong đó, khu vực Thương mại - dịch vụ đạt 25.123,2 tỷ đồng, tăng 10,56%, đóng góp 4,48 điểm phần trăm; Khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 9.499,0 tỷ đồng, tăng 13,64%, đóng góp 2,13 điểm phần trăm...
Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của tỉnh Đắk Lắk ước đạt 1.500 triệu USD, bằng 125% kế hoạch, tăng 30,32% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu năm 2022 của tỉnh ước đạt 450 triệu USD, ổn định với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2022 trên địa bàn tỉnh tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước; 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng giá, tăng mạnh nhất là nhóm giao thông với mức 11,96% do giá nhiên liệu điều chỉnh tăng.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh trong hai năm gần đây bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là một trong những định hướng phát triển kinh tế ưu tiên hàng đầu mà tỉnh đặt ra trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Giá trị tổng sản phẩm ước đạt 108.178 tỷ đồng, vượt 3,05% kế hoạch cả năm. Trong đó khu vực dịch vụ đạt 45.820,2 tỷ đồng, vượt 4,56% kế hoạch cả năm, chiếm 42,36%; Khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 17.823,0 tỷ đồng, đạt 97,0% so kế hoạch, chiếm 16,48%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 4.645,3 tỷ đồng, đạt 97,38% kế hoạch năm, chiếm 4,68%...
![]() |
Ngành Thương mại, dịch vụ với tốc độ tăng trưởng 10,56%, là điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế của tỉnh Đắk Lắk năm 2022 |
Dự báo ngành công thương trong năm tới
Năm 2022, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ổn định và phát triển hơn so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2022 tăng 16,75% so với năm 2021, sản lượng sản xuất một số sản phẩm tăng cao như tinh bột sắn, cà phê bột, đường RS, quần áo, nước đóng chai... Ngành sản xuất điện và khí đốt tiếp tục là điểm sáng nhất trong hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh là do đóng góp của các nhà máy năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, ngành khai khoáng lại có dấu hiện sụt giảm so với cùng kỳ năm trước do gặp khó khăn trong cơ chế khai thác tài nguyên và chính sách bảo vệ môi trường.
Dự báo những tháng đầu năm 2023, ngành công nghiệp của tỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức do thiếu đơn hàng sản xuất cộng với tình hình thế giới và khu vực khó khăn, áp lực lạm phát, giá nguyên vật liệu, giá xăng dầu và nhiều hàng hóa khác tăng cao.
Về chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2022, giảm 4,91% so cùng kỳ. Trong đó giảm mạnh nhất là ngành sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 23,67%; sản xuất kim loại giảm 7,05%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất giảm 9,89%...đã ảnh hưởng đến chỉ số tiêu thụ của toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong kỳ do các đơn vị sản xuất công nghiệp của các ngành nói trên đã gặp rất nhiều khó khăn vì những biến động của kinh tế - xã hội thế giới.
Theo đó, trong năm 2023, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm, chú trọng đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm.., nhằm tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao mức tiêu thụ của sản phẩm.
![]() |
Dự báo đầu năm 2023, ngành công nghiệp tỉnh Đắk Lắk sẽ gặp khó khăn. |
Về hoạt động thương mại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 của tỉnh Đắk Lắk đạt 100.322,3 tỷ đồng, tăng 19,90% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2019-2022. Đây là điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế của địa phương, trong đó nổi bật là ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch.
Theo báo cáo, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong những tháng cuối năm rất phong phú, nhộn nhịp, nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cho dịp Lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 của người dân tăng mạnh, sức mua của người dân đã được khôi phục hoàn toàn và dự báo sẽ tăng trưởng hơn nữa trong những tháng đầu năm 2023.
Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương
Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia
