Điện Biên: Biến tiềm lực thành nguồn lực; vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh

PV

PV

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Điện Biên phải phát triển đột phá, nhanh, bền vững, xoá đói giảm nghèo thiết thực, hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khát vọng khởi nghiệp là hoài bão giúp tiến lên thành công, hướng đến điều tốt đẹp Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ủy hội sông Mekong quốc tế: Phát huy tinh thần hợp tác Mekong

Ngày 9/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên, đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, quý I năm 2023 của Điện Biên, đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới và giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.

Thủ tướng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Cùng tham gia cuộc làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc làm việc đánh giá, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Năm 2022, tỉnh đạt và vượt 48/51 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu. GRDP tăng 10,19% (cao hơn mức tăng chung của cả nước là 8,02%, đứng thứ 14/63 cả nước, thứ 2/14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía bắc).

Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực; sản lượng lúa đạt trên 206.000 tấn, tăng 3,09%; mắc ca đạt gần 150 tấn, tăng 16,6%; trồng mới được 475,6 ha rừng, tăng 68,21% so với cùng kỳ; thủy sản phát triển theo hướng nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao.

Công nghiệp tăng tốt; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 22,2%. Dịch vụ phục hồi tốt; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng gần 41%. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 21,9%. Các chỉ số cải cách hành chính thuộc nhóm trung bình cả nước và tiếp tục được cải thiện. Chuyển đổi số được thúc đẩy.

Trong quý I/2023, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có nhiều điểm sáng tích cực. GRDP tăng khá, đạt 6,7%, cao hơn mức bình quân chung cả nước là 3,32%, xếp thứ 24/63 toàn quốc và 5/14 vùng.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 21,8% so với cùng kỳ. Tuy tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đạt 71,7% kế hoạch, xếp thứ 92/114 bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; nhưng quý I/2023 đạt 24,67%, nằm trong nhóm những địa phương có tỉ lệ giải ngân cao. Thu ngân sách nhà nước tăng 12,3%.

Nông nghiệp tiếp tục khởi sắc. Công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 6,36% so với cùng kỳ. Khu vực dịch vụ phục hồi mạnh mẽ; tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tăng 49,3% so với cùng kỳ. Du lịch có nhiều khởi sắc; tổng lượng khách du lịch tăng gần 10 lần, trong đó khách quốc tế tăng hơn 11 lần so với cùng kỳ.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, lao động được quan tâm; triển khai hiệu quả công tác bảo đảm an sinh xã hội. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng; năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên.

Phát biểu tại cuộc làm việc, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương quyết tâm, sự cố gắng, nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Điện Biên, với khí thế Điện Biên Phủ, góp phần vào thành tựu chung của cả nước.

Thủ tướng và các đại biểu dành nhiều thời gian phân tích về tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Điện Biên. Thủ tướng nêu rõ, tỉnh có "báu vật" Điện Biên Phủ, khả năng phát triển năng lượng tái tạo và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đường biên giới với Lào và Trung Quốc dài gần 456 km gắn với thị trường tiêu thụ lớn.

Điện Biên là vùng đất cách mạng gắn với chiến thắng Điện Biên phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử đấu tranh, giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Con người Điện Biên giàu truyền thống cách mạng, đoàn kết, cần cù, đôn hậu, mến khách.

Tỉnh có diện tích tự nhiên trên 9,5 nghìn km2 (đứng thứ 9/63 địa phương trên cả nước); dân số trên 630.000 người (thứ 58/63) với 19 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 83% dân số (dân tộc Mông chiếm 38,1%, Thái chiếm 35,7%).

Tỉnh có tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch đan xen - trong đó có nhiều "thương hiệu" quốc gia, quốc tế từ lịch sử, điều kiện tự nhiên, vừa từ do chính bàn tay, khối óc của con người Điện Biên xây dựng, gìn giữ, phát triển.

Tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, nhất là trữ lượng lớn về than và nguồn nước khoáng. Đất đai tương đối màu mỡ, diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Có hơn 350.000 ha rừng với nhiều loài động, thực vật đa dạng. Cánh đồng Mường Thanh rộng hơn 150 km², là cánh đồng lớn và nổi tiếng của khu vực Tây Bắc.

Nguồn nước rất phong phú với các hệ thống sông lớn (sông Hồng, sông Mã…); sông ngòi thường có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, chất lượng nước tương đối cao, ít bị ô nhiễm.

Tỉnh có nhiều địa điểm du lịch thiên nhiên giàu tiềm năng, nhiều di tích lịch sử gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, văn hóa các dân tộc đặc sắc, văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú, nhiều sản vật địa phương nổi tiếng.

Các đại biểu cho rằng, với nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh, cơ hội nổi trội và nguồn lực phong phú, đa dạng, có thể nói tỉnh Điện Biên hội tụ đủ các điều kiện riêng có để phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá, biên giới vững chắc của vùng Trung du và miền núi phía bắc và cả nước.

Tuy nhiên, tiềm năng lớn nhưng cơ chế chính sách còn hạn hẹp; hạ tầng cứng và mềm còn khó khăn, đặc biệt là hạ tầng giao thông, viễn thông, điện, y tế, giáo dục; thu nhập bình quân đầu người chưa bằng một nửa cả nước; thu ngân sách thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, Thủ tướng đánh giá.

Thủ tướng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trả lời các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Điện Biên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh một số quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành. Theo đó, cần quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; chú trọng vận dụng sáng tạo, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Luôn khát khao phát triển giàu có, xóa đói giảm nghèo, phát huy mạnh mẽ những tiềm năng, thế mạnh, tinh thần tự lực, tự cường; biến nguy thành cơ, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể; biến di sản thành tài sản, biến tiềm lực thành nguồn lực; vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, mảnh đất, cửa khẩu của mình, không trông chờ, ỷ lại.

Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; chú trọng sơ kết, tổng kết, đánh giá bài học kinh nghiệm, phát huy mô hình hay, cách làm hiệu quả, nhất là về kinh tế để tiếp tục nhân rộng, tạo sức lan tỏa. Giữ vững bản lĩnh, kiên định, kiên trì những vấn đề nguyên tắc nhưng chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phù hợp tình hình thực tiễn. Xác định nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân.

Là địa phương còn nhiều dư địa phát triển, nhất là về nông nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch văn hóa lịch sử-sinh thái, tỉnh phải hết sức chú trọng bảo đảm sự hài hòa, gắn kết giữa phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển.

Tập trung phát triển hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, nhất là hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, xã hội, y tế, viễn thông, điện; thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn; tập trung cho 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu. Phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, tháo gỡ khó khăn về tiếp cận vốn, các dự án đầu tư, thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội thông qua các hình thức hợp tác công-tư.

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Xây dựng hệ thống cơ quan hành chính trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, chủ yếu thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu trước hết, cần tiếp tục xây dựng, triển khai chương trình hành động để thực hiện, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Chuẩn bị và tổ chức tốt lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vào năm 2024.

Thứ hai, tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch; khẩn trương hoàn thiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hoàn thành trong tháng 9/2023. Chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối liên hoàn trong nội tỉnh, với các tỉnh trong vùng, giữa vùng với cả nước và quốc tế; đồng thời chú trọng phát triển hạ tầng số, chuyển đổi số. Tập trung hoàn thành sân bay Điện Biên trong tháng 11/2023 và xây dựng tuyến đường kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh.

Thứ ba, tập trung xây dựng, phát huy hiệu quả các vùng động lực kinh tế của tỉnh. Cơ cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến chế tạo, nhất là chế biến nông sản.

Phát triển nông, lâm nghiệp hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ứng dụng khoa học công nghệ gắn kết với công nghiệp chế biến, nhất là những nông sản có thế mạnh, tập trung phát triển cây mắc ca, cây dược liệu. Triển khai hiệu quả chương trình "mỗi xã một sản phẩm-OCOP". Xây dựng, quảng bá thương hiệu, phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu.

Tiếp tục tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao, độc đáo gắn với truyền thống văn hóa, bản sắc, nét đẹp của thiên nhiên, con người Điện Biên; đẩy mạnh liên kết với các tỉnh Tây Bắc, trung tâm du lịch của quốc gia và quốc tế. Đẩy mạnh đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế cửa khẩu.

Thứ tư, huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển; nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư (đặc biệt vốn FDI và hình thức đối tác công tư PPP). Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 03 chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung đầu tư các công trình hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch. Thủ tướng tiếp tục lưu ý tỉnh đổi mới tư duy, tập trung nguồn lực trọng tâm trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, manh mún, kéo dài, lãng phí.

Thứ năm, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, có thế mạnh. Thủ tướng nhắc lại sự phấn khởi khi được tới thăm trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên, chứng kiến các em có tỉ lệ học giỏi, đỗ đại học cao. Nghiên cứu xây dựng trường đại học để đào tạo nhân lực cho Điện Biên, Lai Châu, Sơn La.

Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Thường xuyên lắng nghe, giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp phát triển, làm giàu chính đáng; hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, vườn ươm phát triển doanh nghiệp. Cải thiện cho được chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Thứ bảy, chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của các dân tộc và con người Điện Biên.

Tổ chức triển khai hiệu quả 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đặc biệt chú trọng Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hết sức quan tâm, chú ý vấn đề vệ sinh môi trường vùng nông thôn, nhất là nhà vệ sinh.

Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ huyện nghèo, xã nghèo, hộ nghèo, người nghèo theo tinh thần hỗ trợ cả "cần câu" và "con cá" phù hợp, để người nghèo có ý chí, khát vọng vươn lên thoát nghèo. Nâng cao chất lượng y tế, giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đối với đồng bào dân tộc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa để giảm nghèo bền vững.

Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường và công tác dự báo, phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Thứ tám, giữ vững an ninh, quốc phòng; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh về phát triển kinh tế; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; làm tốt công tác thông tin, truyền thông.

Thứ chín, coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; giáo dục, rèn luyện đội nghĩ cán bộ, công chức nói không với tiêu cực, tham nhũng. Tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng và đạo tào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Thủ tướng một lần nữa nhắc lại, nhấn mạnh một số nhiệm vụ cụ thể với mốc thời gian hoàn thành: Hoàn thành sân bay Điện Biên trong tháng 11/2023; hoàn thành lập quy hoạch tỉnh trong tháng 9/2023; khẩn trương số hóa các dữ liệu về di tích lịch sử văn hóa; tập trung phát triển năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện áp mái; nghiên cứu, thành lập trường đại học trên cơ sở nâng cấp 5 trường cao đẳng; xóa nhà dột nát trong nhiệm kỳ này; tổ chức kỷ niệm chương trình 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tương xứng tầm vóc sự kiện và đậm đà bản sắc; không để người dân thiếu điện, thiếu sóng viễn thông.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, Điện Biên phải phát triển đột phá, nhanh, bền vững, xoá đói giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, với khí thế 70 năm chiến thắng lịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, xứng tầm thương hiệu quốc tế lớn Điện Biên Phủ và văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành đã trả lời các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Điện Biên. Cho ý kiến về các nội dung này, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc bố trí kinh phí để thực hiện việc bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích thuộc Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030 theo chủ trương đã được Ban Bí thư đồng ý, gắn với việc tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Thủ tướng cũng cho ý kiến định hướng về đề xuất xây dựng đường cao tốc Sơn La-Điện Biên-Cửa khẩu Tây Trang giai đoạn 1; cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 279 đoạn Điện Biên–cửa khẩu Tây Trang (với Lào), Quốc lộ 4H nối với lối mở A Pa Chải (với Trung Quốc) và nâng cấp lối mở A Pa Chải lên thành cửa khẩu, trên tinh thần huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội, tăng cưòng hợp tác công-tư.

Thủ tướng nhất trí cao về việc điều chỉnh, bổ sung tổng công suất quy hoạch phát triển nguồn năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh, giao Bộ Công Thương nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, tổng thể, xử lý theo thẩm quyền trong quá trình hoàn thiện Quy hoạch điện VIII.

Về Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" và "Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội", Thủ tướng giao các cơ quan, Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai các nhiệm vụ để tiếp tục hỗ trợ về nhà ở cho các hộ nghèo và đầu tư lưới điện cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

PV

Tin mới nhất

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng với người nghèo và đối tượng chính sách đã đi vào cuộc sống, song để nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ thì vẫn còn rào cản cần tháo gỡ...
Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9h30 ngày mai (8/11), Báo Công Thương dự kiến tổ chức Tọa đàm “Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Sau 3 năm, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Hà Nội đã có bước tiến quan trọng, thể hiện sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Vướng về cơ chế chính sách, muốn làm mà không thể làm được - ĐBQH đề nghị truy trách nhiệm các bộ, ngành chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn.
Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Để nâng cao hiệu quả công tác cung cấp thông tin cho bà con vùng sâu, vùng xa góp phần phát triển kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò dẫn dắt chủ đạo.
Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Giảm nghèo thông tin là một chủ trương lớn, cấu phần quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững được các địa phương, Bộ ngành nỗ lực thực hiện.
Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm “Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho các xã nghèo, huyện nghèo".
Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thực hiện chương trình giảm nghèo thông tin, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm "Nâng cao hiệu qủa cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"
Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thanh Hóa giảm, năm 2023 ước còn 3,49%, bình quân giai đoạn 2022-2023 giảm 1,65%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch.
Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Đường bộ và hàng không là hai loại hình giao thông trọng tâm cần được ưu tiên đầu tư nhằm giúp các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ phát triển.
Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thiếu hạ tầng giao thông được xác định là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện rà soát, xác định nguyên nhân, các chính sách đặc thù... nhằm đưa ra các giải pháp, chính sách cụ thể trong giảm nghèo bền vững.
Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công với độ mở lớn đã và đang hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi giảm nghèo một cách hiệu quả.
Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hàng năm 1,5% trở lên, đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.
Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc.
Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Là khu vực tập trung nhiều sản phẩm đặc sản chất lượng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền núi, đồng bào dân tộc luôn được quan tâm đặc biệt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động