Điện Biên: Gỡ khó, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Cũng như các địa phương khác trong cả nước, đến hết năm 2022, toàn tỉnh Điện Biên có 56 sản phẩm OCOP, trong đó 4 sản phẩm đạt 4 sao và 52 sản phẩm đạt 3 sao.
Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Góp phần tăng trưởng kinh tế

Trong thời gian qua, Chương trình OCOP được xác định là một trong những nhiệm vụ chỉ đạo trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới và đã được các địa phương trên cả nước triển khai thực hiện.

Thống kê của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy, đến nay toàn quốc có 8.565 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên; trong đó, 65,4% sản phẩm 3 sao; 33,4% sản phẩm 4 sao; 0,7% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2% sản phẩm 5 sao. Đã có gần 4.400 chủ thể OCOP; trong đó, 38,3% là hợp tác xã, 25,8% là doanh nghiệp, 33% là cơ sở sản xuất, kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác có sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Cũng như các địa phương khác trong cả nước, đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 56 sản phẩm OCOP, trong đó 4 sản phẩm đạt 4 sao và 52 sản phẩm đạt 3 sao.

Điện Biên: Gỡ khó, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP
Gạo Điện Biên, chè Tủa Chùa, cà phê Mường Ảng, bí Tìa Dình... đã trở thành những sản phẩm OCOP tiêu biểu của

Thông qua chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại các địa phương trong tỉnh Điện Biên đã đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng vào kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế ở mỗi địa phương.

Hiện đa số các sản phẩm OCOP phát triển dựa trên hoạt động sản xuất sẵn có và phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương như: gạo Điện Biên, chè Tủa Chùa, cà phê Mường Ảng, bí Tìa Dình... do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Một số sản phẩm đã phát triển với quy mô lớn, đang từng bước khẳng định giá trị, chất lượng và thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao và ngày càng sử dụng nhiều hơn.

Tại huyện vùng cao Tủa Chùa có ba sản phẩm, gồm: trà xanh shan tuyết cổ thụ Tủa Chùa, bạch trà shan tuyết cổ thụ Tủa Chùa và trà xanh shan tuyết Sính Phình do Công ty TNHH một thành viên Hương Linh sản xuất đã được công nhận sản phẩm OCOP.

Trước khi được công nhận sản phẩm OCOP, vùng chè shan tuyết cổ thụ ở các xã phía bắc huyện Tủa Chùa là Sín Chải và Tả Phìn đều trong tình trạng ế ẩm triền miên khiến người trồng chè nơi đây chán nản, chặt bỏ dần loại cây từng có thời gắn bó với họ như máu thịt. Nhưng kể từ khi Công ty TNHH MTV Hương Linh liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm chè búp tươi để chế biến thì vùng chè Tủa Chùa “đã sống lại”.

Bà con dân tộc H’Mông ở các xã: Sính Phình, Tả Phìn, Sín Chải càng thêm gắn bó hơn với cây chè, bởi nhờ cây chè cuộc sống người dân đã đổi thay. Đánh giá chung về sản lượng, hiệu quả kinh tế mà các sản phẩm chè được công nhận OCOP đem lại, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa Vũ Thị Ngọc Ánh cho biết: Sản lượng chè búp tươi do Công ty TNHH một thành viên Hương Linh thu mua hằng năm đều tăng 20%; diện tích vùng nguyên liệu cũng không ngừng mở rộng, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục nghìn hộ dân vùng cao Tủa Chùa.

Các sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từng bước khẳng định giá trị và chất lượng trên thị trường, người dân tin tưởng lựa chọn, sử dụng. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP bền vững, xây dựng vùng nguyên liệu, quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ chưa được các chủ thể chú trọng thực hiện.

Việc phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Nhiều sản phẩm OCOP mang tính thời vụ, chưa qua chế biến nên thời gian bảo quản, tiêu thụ ngắn, khó mở rộng được thị trường tiêu thụ; Mẫu mã, nhãn mác bao bì sản phẩm còn đơn sơ chưa hấp dẫn được người tiêu dùng.

Cùng với đó, đa số các chủ thể chưa chủ động xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất; mẫu mã, nhãn mác bao bì sản phẩm chưa hoàn thiện; chưa quan tâm xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho sản phẩm; thiếu chủ động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng…

Đưa các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Để kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP bền vững, theo ông Vũ Hồng Sơn – Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên, tỉnh đã có các văn bản hướng dẫn, yêu cầu các huyện, thị, thành phố hỗ trợ các chủ thể xây dựng dự án (hỗ trợ về mở rộng sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu, hoàn thiện mẫu mã, bao bì, nhãn mác của sản phẩm…) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ triển khai, hỗ trợ. Cân đối nguồn kinh phí địa phương, lồng ghép từ các chương trình, dự án và nguồn xã hội hóa để triển khai hỗ trợ thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển các sản phẩm OCOP bền vững phù hợp với địa phương.

Điện Biên: Gỡ khó, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh tập trung xây dựng thành công các sản phẩm OCOP trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ gắn với phát triển du lịch của tỉnh.

Đặc biệt, đề án mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được tỉnh phê duyệt với mục tiêu tổng quát đưa đề án mỗi xã một sản phẩm trở thành chương trình kinh tế trọng tâm của tỉnh; góp phần phát huy tiềm năng thế mạnh truyền thống của các địa phương, sức sáng tạo của người dân để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, đạt các tiêu chuẩn quy định…

Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh tập trung xây dựng thành công các sản phẩm OCOP trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ gắn với phát triển du lịch của tỉnh, nhất là du lịch ẩm thực các dân tộc, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa; giai đoạn 2026 - 2030, Chương trình tập trung vào phát triển sản phẩm mới, giám sát và tôn vinh các tổ chức OCOP, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và điều hành chương trình…

Nhằm thực hiện đề án trên, năm 2023, Sở Công Thương Điện Biên cũng đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện. Cụ thể như tạo điều kiện để phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh thương mại theo quy mô hộ kinh doanh cá thể; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;

Đồng thời, tập trung tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm Ocop, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm, hàng hóa có thế mạnh của tỉnh như: Chè, cà phê, gạo Điện Biên, xi măng…. Đến với người tiêu dùng để tìm kiếm, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, Sở cũng tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại và thương mại điện tử quốc gia và địa phương năm 2023, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh trong tỉnh trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh; Vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các chương trình Xúc tiến thương mại.

Đỗ Nga

Tin mới nhất

Gắn chương trình giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới

Gắn chương trình giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới

Nhờ tích cực triển khai chương trình giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã thoát nghèo.
Lai Châu: Người dân thay đổi sinh kế, vươn lên thoát nghèo nhờ chương trình đào tạo nghề

Lai Châu: Người dân thay đổi sinh kế, vươn lên thoát nghèo nhờ chương trình đào tạo nghề

Nhằm cải thiện đời sống và giảm nghèo bền vững cho người dân trên địa bàn, tỉnh Lai Châu đã ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2023.
Sơn La: Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững

Sơn La: Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững

Ngày 25/5, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức Hội nghị Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững tỉnh Sơn La.
Những lá đơn xin thoát nghèo: “Thắp lửa” ý chí tự lực vươn lên

Những lá đơn xin thoát nghèo: “Thắp lửa” ý chí tự lực vươn lên

Xin thoát nghèo không hẳn vì họ đã hết khó khăn nhưng sâu thẳm trong suy nghĩ họ mong được tự thân, nhường suất nghèo cho những gia cảnh đáng thương hơn...
Sản xuất theo chuỗi giá trị: Mô hình cần được nhân rộng

Sản xuất theo chuỗi giá trị: Mô hình cần được nhân rộng

Nhờ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhiều tỉnh, thành phố, nhất là khu vực miền núi đã hình thành các vùng sản xuất lớn, thay đổi tư duy canh tác...

Tin cùng chuyên mục

Giá nông sản "nhảy múa", người dân miền núi Nghệ An thấp thỏm

Giá nông sản "nhảy múa", người dân miền núi Nghệ An thấp thỏm

Sự lên xuống thất thường của giá các loại nông sản thế mạnh khiến đời sống của người dân miền núi Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn.
Du lịch nông nghiệp, mở ra hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm vùng nông thôn

Du lịch nông nghiệp, mở ra hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm vùng nông thôn

Phát triển du lịch nông thôn sẽ giúp mở ra hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cải thiện cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn, mang lại lợi ích bền vững.
Hợp tác xã phát huy vai trò ‘trụ đỡ’ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An

Hợp tác xã phát huy vai trò ‘trụ đỡ’ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An

Nhiều hợp tác xã ở vùng miền núi Nghệ An do người dân tộc thiểu số làm chủ, đã mở ra hướng phát triển kinh tế hàng hóa cho bà con đồng bào dân tộc địa phương.
Hồi sinh tour du lịch sông Chảy hấp dẫn trên miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Hồi sinh tour du lịch sông Chảy hấp dẫn trên miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Du lịch trên sông Chảy từ thôn Trung Đô xã Bảo Nhai đến Hồ Thủy điện xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà đã từng là tour thu hút rất đông khách du lịch.
Để mật ong thương hiệu Việt xuất khẩu thành công ra thị trường nước ngoài

Để mật ong thương hiệu Việt xuất khẩu thành công ra thị trường nước ngoài

Bà Lê Thị Nga – Tổng Giám đốc Công ty CP Ong Tam Đảo (Honeco) đã chia sẻ với phóng viên về giải pháp để xuất khẩu thành công mật ong thương hiệu Việt.
Phát triển thương hiệu chè Shan tuyết trên cao nguyên trắng Bắc Hà

Phát triển thương hiệu chè Shan tuyết trên cao nguyên trắng Bắc Hà

Phát triển thương hiệu chè Shan tuyết trên cao nguyên trắng Bắc Hà, tỉnh Lào Cai góp phần quảng bá sản phẩm chè, tạo việc làm cho lao động địa phương.
Cao Bằng: Hiệu quả tích cực từ Chương trình OCOP

Cao Bằng: Hiệu quả tích cực từ Chương trình OCOP

Nhờ triển khai tích cực Chương trình OCOP, nhiều sản phẩm nông sản của Hoà An đã tìm được thị trường tiêu thụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Huyện Hoà An – Cao Bằng: 100% xã có điện lưới quốc gia và đường ôtô đến trung tâm

Huyện Hoà An – Cao Bằng: 100% xã có điện lưới quốc gia và đường ôtô đến trung tâm

Nhờ triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay 100% xã tại huyện Hoà An có điện lưới, đường ôtô đến tận trung tâm
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ mô hình du lịch cộng đồng ở Nghệ An

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ mô hình du lịch cộng đồng ở Nghệ An

Du lịch sinh thái với nền tảng du lịch cộng đồng là một trong những sản phẩm du lịch được tỉnh Nghệ An tập trung phát triển trong nhiều năm qua.
Hội Cựu chiến binh Bảo Thắng-Lào Cai: Phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”

Hội Cựu chiến binh Bảo Thắng-Lào Cai: Phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”

Các cựu chiến binh huyện Bảo Thắng - Lào Cai phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ không ngại khó khăn, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới.
Khởi nghiệp từ phát triển cây chè Shan tuyết hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng homestay

Khởi nghiệp từ phát triển cây chè Shan tuyết hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng homestay

Được cha ông để lại cùng với sự cố gắng nỗ lực cải tạo, trồng mới trên 3ha chè Shan tuyết hữu cơ đã và đang đem lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình anh Niêu.
Đổi thay tích cực trên vùng cao nguyên đá Hà Giang

Đổi thay tích cực trên vùng cao nguyên đá Hà Giang

Cùng với phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với du lịch, giờ đây đồng bào vùng cao núi đá Hà Giang đã từng bước xóa đói giảm nghèo.
Bàn giải pháp xuất khẩu vải thiều Bắc Giang sang thị trường Hoa Kỳ

Bàn giải pháp xuất khẩu vải thiều Bắc Giang sang thị trường Hoa Kỳ

Với 17 mã số vùng trồng được Hoa Kỳ cấp mã số, diện tích 205 ha, năm nay, Bắc Giang dự kiến xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 1.500 tấn quả vải thiều.
Lào Cai: Phát triển du lịch Cao nguyên trắng Bắc Hà gắn với nông nghiệp bền vững

Lào Cai: Phát triển du lịch Cao nguyên trắng Bắc Hà gắn với nông nghiệp bền vững

Góp sức giữ vững thương hiệu du lịch, miền cao nguyên trắng Bắc Hà, tỉnh Lào Cai phát triển du lịch gắn với nông nghiệp bền vững.
Cây quế ‘cứu cánh’ ổn định đời sống nông dân vùng cao Cốc Ly

Cây quế ‘cứu cánh’ ổn định đời sống nông dân vùng cao Cốc Ly

Cây quế khẳng định là cây chủ lực giảm nghèo, góp sức xây dựng nông thôn mới vùng cao Cốc Ly ngày một khởi sắc, trù phú.
Phát triển rừng bền vững tại khu vực Bắc Trung Bộ

Phát triển rừng bền vững tại khu vực Bắc Trung Bộ

Hội nghị cũng tập trung thảo luận về các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ rừng, báo cáo, đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
Độc đáo món trứng kiến tại huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình

Độc đáo món trứng kiến tại huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình

Trứng kiến là món ăn được ưa thích của người dân huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Những ngày tháng 4, 5 hàng năm chính là vụ thu hoạch của sản vật độc đáo này.
Xã của những ngôi biệt thự nhờ phát triển cây quế hữu cơ

Xã của những ngôi biệt thự nhờ phát triển cây quế hữu cơ

Nậm Đét là xã tiên phong đi đầu trong việc đat chứng nhận quế hữu cơ quốc tế của tỉnh Lào Cai, mở đầu cho xu hướng sản xuất quế hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Năm 2023, Sơn La sẽ xuất khẩu 18.700 tấn trái cây

Năm 2023, Sơn La sẽ xuất khẩu 18.700 tấn trái cây

18.700 tấn trái cây, tương đương 25,26 triệu USD sẽ được Sơn La xuất khẩu trong năm 2023, tăng 26,15% so với năm 2022.
Đà Nẵng: Trồng 20.000 cây gỗ lớn, tạo sinh kế bền vững cho người dân

Đà Nẵng: Trồng 20.000 cây gỗ lớn, tạo sinh kế bền vững cho người dân

20.000 cây gỗ lớn thay thế cây keo không chỉ giúp người dân huyện Hòa Vang có sinh kế bền vững mà còn góp phần bảo vệ môi trường, phòng chống lũ lụt, sạt lở.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động