Đồng bằng sông Cửu Long: Đưa chính sách vào thực tiễn, giúp người dân nông thôn xóa đói giảm nghèo

Để giúp người dân ở các vùng nông thôn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long thoát nghèo rất nhiều chính sách đã được đưa ra.
Chống chịu khí hậu tổng hợp và phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đưa chính sách giảm nghèo vào thực tiễn

Dưới những tác động của hội nhập kinh tế cùng biến đổi khí hậu, vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay phải đối mặt với tỷ lệ nghèo còn cao, đặc biệt ở các tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Để giúp người dân ở các vùng nông thôn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long thoát nghèo rất nhiều Nghị quyết và chính sách của Đảng, Nhà nước đã được đưa ra.

Cụ thể như Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 20/1/2003 của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010 và Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011 - 2020 hay Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác…

Thực hiện chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nhiều năm qua chính quyền các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long đã có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, giúp người nghèo nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Từ đó giúp tỷ lệ nghèo trên toàn vùng giảm từ 20,1% vào năm 2004 xuống còn 4,2% tỷ lệ hộ nghèo đa chiều vào năm 2020.

Bước sang năm 2022, các địa phương trong vùng vẫn tiếp tục thực hiện Chươn trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Cụ thể, tại Đồng Tháp, ngày 19/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu đã ký và Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Các dự án thành phần của Chương trình gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn; Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình.

Còn tại Hậu Giang, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 cũng đề ra: Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 1%. Để thực hiện đạt chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19 và áp dụng theo chuẩn hộ nghèo hiện hành đòi hỏi các địa phương phải thực hiện đồng bộ các giải pháp và sự quyết tâm cao từ phía “người trong cuộc”.

Hay ở Tiền Giang, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh này đã ban hành Kế hoạch 24-KH/TU về việc tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo; thực hiện hiệu quả chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của hộ nghèo, hộ cận nghèo; hướng dẫn các xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đồng bằng sông Cửu Long: Đưa chính sách vào thực tiễn, giúp người dân nông thôn xóa đói giảm nghèo
Hỗ trợ bà con nông dân làm nông nghiệp theo hướng bền vững để thoát nghèo là giải pháp đang được các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện.

Giúp người dân thoát nghèo bền vững

Thực tế để giúp người dân, đặc biệt là bà con dân tộc xóa đói giảm nghèo, các địa phương trong vùng ngoài thực hiện chính sách hỗ trợ việc, cho bà con vay vốn kinh doanh, tập huấn kỹ thuật sản xuất kết hợp giải quyết đồng bộ các chính sách về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin - truyền thông...; nhiều địa phương còn định hướng, giúp bà con trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhằm tạo sinh kế để bà con vùng quê thoát nghèo bền vững.

Điển hình là tại Tiền Giang, tỉnh này ngoài thực hiện các chính sách an sinh, xã hội, hỗ trợ xây nhà cho bà con nông dân, còn hướng dẫn nông dân trồng cây ăn trái theo nhu cầu thị trường để làm giàu. Theo đó, sầu riêng là một loại cây ăn trái được quan tâm hướng dẫn trồng nhiều nhất với diện tích lên tới 17.000 ha, tập trung vào các huyện, thị như Cai Lậy, Cái Bè… Đặc biệt, tỉnh này còn hỗ trợ cho bà con xin cấp mã số vùng trồng được khoảng 100 ha để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Nhờ đó, giá mỗi kg sầu riêng thu mua tại vườn cho bà con hiện có giá 75.000 đồng trong khi bán lẻ ở các chợ lên đến 140.000 đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Không chỉ vậy, hiện chính quyền địa phương còn vận động người dân tham gia vào các hợp tác xã để tiện hướng dẫn quy trình, thủ tục trồng loại cây ăn trái này. “Hiện nay chúng tôi đang vận động bà con tham gia cấp mã số vùng trồng và được bà con hưởng ứng. Ở góc độ xã, chúng tôi cũng đã hỗ trợ bà con trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và hướng dẫn bà con hoạt động tốt hơn, có điều kiện tăng thu nhập khá hơn”- ông Nguyễn Ngọc Kính - Chủ tịch UBND xã Long Khánh, TX.Cai Lậy, Tiền Giang chia sẻ.

Với những nỗ lực thực hiện các chính sách về giảm nghèo, đến cuối năm 2022, qua rà soát chuẩn nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, tới nay tỷ lệ nghèo trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được kéo giảm rõ rệt.

Đơn cử tại Tiền Giang hiện chỉ còn 8.112 hộ nghèo trong tổng số 506.184 hộ, tỷ lệ 1,60%. Hay tại tỉnh Cà Mau đã giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,41%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 1,53%, trong đó, có nhiều địa phương xóa trắng hộ nghèo. Hiện tỉnh đang tiếp tục thực hiện theo chủ trương của Trung ương và ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, ngày 31/3/2022 về việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến 2030, đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm mục tiêu thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau vào năm 2025 còn 0,96%.

Còn tại Bến Tre, đầu năm 2016, toàn tỉnh có 44.915 hộ nghèo, tỷ lệ 12,11%. Qua 6 năm triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, đến đầu năm 2022, toàn tỉnh còn 11.753 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,93%.

Tương tự, ở Bạc Liêu… cũng đang thực hiện nhiều chính sách để hướng tới mục tiêu trong năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 4%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo vùng phía Bắc Quốc lộ 1A giảm 2%; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 1%, theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm dưới 3%, theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022- 2025. Đồng thời, thực hiện các giải pháp đồng bộ, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo bình quân của tỉnh còn dưới 10%.

Ngọc Thùy

Tin mới nhất

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Chợ là thiết chế quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cần chính sách mạnh hơn để phát triển chợ khu vực này.
Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang hỗ trợ người dân tạo sinh kế bền vững thông qua đào tạo nghề và xuất khẩu lao động.
Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, để phát triển chợ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần chính sách đồng bộ, minh bạch và cách làm thực chất.
Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Nhờ quan tâm đến chính sách giảm nghèo, đời sống người dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ngày càng ấm no, đủ đầy, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm.
Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương

Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương

Không chỉ dừng lại ở những chương trình xúc tiến đơn lẻ, tỉnh Lào Cai đang chủ động triển khai hàng loạt giải pháp kết nối, mở rộng thị trường cho sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Với nhiều giải pháp từ phát triển chợ, xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử, Sở Công Thương Điện Biên đang tìm đầu ra hiệu quả cho nông sản.
Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Tỉnh Hòa Bình đang đi một hướng giảm nghèo có chiều sâu - giảm nghèo bằng kinh tế, bằng tri thức và bằng chính bàn tay cần lao của người dân tộc thiểu số.
Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

Năm 2025, tỉnh Yên Bái phấn đấu hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 100% hộ người có công và hộ nghèo, nhằm giúp người dân giảm khó khăn, ‘an cư lạc nghiệp’.
‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam không chỉ bảo tồn văn hóa mà còn trở thành không gian tạo sinh kế cho cộng đồng dân tộc thiểu số.
Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Những năm vừa qua, chính sách giảm nghèo đã giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô phát triển kinh tế bền vững.
Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Không để ai bị bỏ lại phía sau, chính sách dân tộc đang mở đường cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vượt nghèo, hội nhập và làm chủ vận mệnh phát triển.
Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Điện Biên đang từng bước khơi dậy nội lực nông nghiệp bằng công nghệ cao, mở ra hướng đi mới giúp đồng bào miền núi giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

Từ mặt nước thủy điện mênh mông, đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Sơn La đang thắp lên khát vọng thoát nghèo, tự chủ sinh kế và bảo tồn văn hóa dân tộc.

'Mở đường' cho nông sản vùng cao: Bộ Công Thương hành động quyết liệt

Xúc tiến thương mại, nâng cấp chợ vùng cao, xây dựng chuỗi liên kết… là giải pháp Bộ Công Thương triển khai nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản vùng dân tộc thiểu số.
Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Từ những hạt cà phê tưởng như vô danh, phụ nữ Mường Ảng đã gây dựng thương hiệu, làm chủ kinh tế, viết nên hành trình vượt nghèo đầy cảm hứng.
Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Chương trình 1719 đang là 'đòn bẩy' phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, để không ai bị bỏ lại phía sau.
Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Những chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Hà Giang đã giúp củ cải muối nói riêng và nông sản Hà Giang nói chung xuất khẩu thành công đến Nhật Bản.
Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại; quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử… là giải pháp Lào Cai triển khai nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm vùng dân tộc.
Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

Cùng với việc giám sát chặt chẽ và nâng cao năng lực cán bộ, việc chuyển nguồn vốn sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững.
“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Bản Ché Lầu, xã Na Mèo (Thanh Hóa) nay khác xưa với những con đường bê tông hóa, những hủ tục lạc hậu cũng đã bị xóa bỏ, thay thế bằng nếp sống mới.
Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Mobile VerionPhiên bản di động