Hà Giang gia tăng các sản phẩm OCOP phục vụ phát triển du lịch
Kinh tế nông thôn và miền núi Thứ ba, 01/08/2023 - 14:27
Hoàng Su Phì (Hà Giang) phát triển sản phẩm OCOP mận máu trở thành hàng hóa Hà Giang: Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP chủ lực theo hướng hàng hóa |
Yên Minh là một trong 4 huyện thuộc vùng Cao nguyên đá (gồm huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ) và là huyện nghèo của Hà Giang được thụ hưởng Chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, từ tháng 3/2018 đến nay, huyện Yên Minh đã có 19 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 4 sao cấp tỉnh. Các sản phẩm OCOP của Yên Minh đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và thúc đẩy quá trình phát triển du lịch của địa phương.
Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình OCOP, Yên Minh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi tư duy của các cấp, các ngành, các cấp chính quyền và đông đảo quần chúng nhân dân.
Bên cạnh đó, huyện đã ban hành kế hoạch và danh mục phát triển các sản phẩm OCOP đối với từng vùng sinh thái cụ thể. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP phục vụ cho phát triển du lịch, huyện đã đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Có thể kể đến một số sản phẩm OCOP chủ yếu của huyện Yên Minh đạt tiêu chuẩn từ 3 - 4 sao cấp tỉnh như: Hồng không hạt Na Khê, mật ong bạc hà Phúc Hưng, thảo quả, thịt bò khô, chè Shan tuyết, rượu ngô men lá….
Các sản phẩm OCOP chủ lực của huyện Yên Minh được gắn liền với các sản phẩm du lịch của huyện và là sản phẩm du lịch của tỉnh. Nhờ đó, trong những năm qua, các sản phẩm OCOP của Yên Minh đã góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trên vùng cao nguyên đá.
Bên cạnh đó, ngành du lịch của tỉnh cũng góp phần tiêu thụ và thúc đẩy quá trình phát triển các sản phẩm OCOP của huyện Yên Minh. Vì vậy, trong những năm qua, thu nhập của người dân huyện Yên Minh trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cũng không ngừng được nâng lên. Đó cũng chính là nền tảng quan trọng giúp huyện xây dựng thành công nông thôn mới trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, huyện đã đẩy mạnh thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm OCOP. Nhờ đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đây cũng chính là một trong các chủ trương lớn trong xây dựng nông thôn mới và mở rộng phát triển du lịch gắn với công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.
![]() |
Mật ong bạc hà Phúc Hưng - sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh của huyện Yên Minh |
Do đặc thù về thời tiết khí hậu và nông hóa thổ nhưỡng đã tạo cho Yên Minh một loài cây ăn quả đặc thù được mọi người tiêu dùng và du khách ưa chuộng, đó là giống hồng không hạt Na Khê. Loài cây ăn quả này của Yên Minh đã đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Vì vậy trong những năm qua, nhất là từ khi được công nhận là đặc sản của địa phương và là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh, cây hồng không hạt Na Khê luôn được huyện quan tâm quy hoạch phát triển, mở rộng diện tích và áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng.
![]() |
Hồng không hạt Na Khê, huyện Yên Minh một trong các sản phẩm OCOP thu hút khách du lịch |
Bên cạnh đó, do đặc thù của địa phương, cây hoa bạc hà tự sinh trưởng tự nhiên từ tháng 10 đến tháng 2 dương lịch của năm sau. Đây chính là điều kiện giúp huyện đẩy mạnh phát triển nuôi ong mật bạc hà. Trong niên vụ mật ong bạc hà 2022 – 2023, toàn huyện Yên Minh đã phát triển được 7.624 đàn ong của 5 hợp tác xã, 25 tổ hợp tác, nhóm sở thích và trên 200 hộ nuôi ong. Cũng trong niên vụ 2022 – 2023, huyện Yên Minh đã tiêu thụ được trên 15.600 lít mật ong bạc hà với tổng giá trị đạt khoảng 6 tỷ 240 triệu đồng.
Bên cạnh đó, do đặc thù là một huyện vùng cao núi đá, nguồn đất canh tác bị hạn chế nên Yên Minh đã xác định phát triển chăn nuôi gia súc, chủ yếu là phát triển chăn nuôi bò, ngựa, dê… theo hướng hàng hóa trở thành ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Thịt khô bò vàng của Yên Minh là một trong những sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao cấp tỉnh của Hà Giang.
Vì vậy, trong những năm qua, huyện đã chỉ đạo người dân tận dụng các nguồn đất đồi núi bỏ hoang và chuyển các diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi chăn nuôi gia súc, trong đó chủ yếu là chăn nuôi bò, ngựa, dê. Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như Phòng Nông nghiệp, Trạm Thú y phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo trên đàn gia súc. Nhờ đó, trong những năm qua, đàn gia súc của Yên Minh, trong đó chủ yếu là giống bò vàng đã được cải tạo nâng cao tầm vóc, thể trạng. Góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm OCOP thịt khô bò vàng Yên Minh.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Yên Minh cho biết: Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP của huyện đã góp phần thúc đẩy và mở rộng phát triển du lịch. Bên cạnh đó, các sản phẩm OCOP đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân trực tiếp làm ra sản phẩm, góp phần quan trọng trong quá trình xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương
Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia
