Hội Cựu chiến binh Bảo Thắng-Lào Cai: Phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”

Các cựu chiến binh huyện Bảo Thắng - Lào Cai phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ không ngại khó khăn, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới.
Lào Cai: Chắp cánh tương lai từ dự án khởi nghiệp “Kinh doanh trà râu mèo” Lào Cai: Phát triển du lịch Cao nguyên trắng Bắc Hà gắn với nông nghiệp bền vững

Sau những năm tháng chiến đấu nơi chiến trường khốc liệt, khi trở về với cuộc sống đời thường, các cựu chiến binh huyện Bảo Thắng (Lào Cai) tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ không ngại khó khăn, gian khổ; luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động, phong trào thi đua, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

1. CCB TRẦN MẠNH HÀ  THÔN  TIẾN LẬP CHIA SẺ NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT  ĐƯỢC TRONG CHIẾN ĐẤU VÀ KHI TRỞ VỀ ĐỜI THƯỜNG.jpg
Cựu chiến binh Trần Mạnh Hà chia sẻ những thành tích đạt được trong chiến đấu và khi trở về đời thường.

Toàn huyện Bảo Thắng hiện có 2.766 gia đình hội viên cựu chiến binh, sinh hoạt tại 17 cơ sở hội thuộc 14 xã, thị trấn. Những năm qua, các cấp hội cựu chiến binh trong huyện đã không ngừng đổi mới nội dung, chủ động, sáng tạo trong xây dựng, triển khai kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Từ những người lính kiên cường, dũng cảm trên chiến trường, nay trở về với cuộc sống đời thường, những cựu chiến binh ở huyện Bảo Thắng vẫn tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ, trở thành những tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, tiên phong trong phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Đến xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng một ngày cuối tháng 4, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng về những thay đổi của làng quê nơi đây. Từ những con đường đất, đá trước kia nay được thay thế bằng những tuyến đường trải nhựa rộng thênh thang. Hỏi người dân nơi đây, chúng tôi mới biết đó là những con đường mang đậm dấu ấn “ý Đảng, lòng dân” trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó có sự đóng góp của những cựu chiến binh trong việc đi đầu hiến đất, góp ngày công làm đường, vận động người thân, hàng xóm ủng hộ chủ trương lớn của Nhà nước.

7. MÔ HÌNH NUÔI GÀ THẢ VƯỜN CỦA CCB HÀ VĂN QUANG THÔN TRÌ THƯỢNG XÃ TRÌ QUANG HUYỆN BẢO THẮNG.jpg
Mô hình nuôi gà thả vườn của cựu chiến binh Hà Văn Quang

Ở thôn Tiến Lập, xã Trì Quang, cựu chiến binh Trần Mạnh Hà được biết đến là một tấm gương tiêu biểu trong vận động người dân hiến đất, cây cối, hoa màu và đóng góp công sức, tiền của để làm đường giao thông nông thôn. Năm 1968 khi mới 17 tuổi ông đã tạm biệt quê hương Trì Quang lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Tổng kết lại những năm tháng chiến đấu ở Tây Ninh, ông Hà đã trực tiếp tham gia khoảng 38 trận lớn nhỏ. Đến nay chiến tranh đã lùi xa nhưng vết thương chiến tranh vẫn còn để lại trong thân thể ông với nhiều vết sẹo không thể xóa mờ.

Trở về địa phương ông Hà tiếp tục tham gia công tác tại địa phương và đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, cho đến năm 2011 nghỉ hưu, về thôn ông tiếp tục tiếp được bầu giữ cương vị Bí thư chi bộ, Chi hội trưởng Hội cựu chiến binh và chi hội trưởng Hội nông dân thôn Tiến Lập đến nay. Ở cương vị nào ông cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

4. TRẦN MẠNH HÀ THÔN TIẾN LẬP XÃ TRÌ QUANG HUYỆN BẢO THẮNG.jpg

Mô hình vườn cây của gia đình ông Trần Mạnh Hà

Nổi bật trong bức tranh khởi sắc của quê hương Tiến Lập (Trì Quang) hôm nay có một phần công sức đóng góp của ông. Là Bí thư chi bộ, ông đã vận động người dân trong thôn hiến đất, cây cối hoa màu và đóng góp hàng trăm triệu đồng mở rộng, mở mới, đổ bê tông nhiều tuyến đường trục thôn. Đến nay, hệ thống đường giao thông nội thôn, liên gia ở Tiến Lập đều được đổ bê tông sạch sẽ, nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng đường điện thắp sáng với tổng chiều dài 1,4km. Gia đình ông Hà đã hiến hơn 350 m2 đất cùng hơn 400 cây quế, mỡ từ 2 đến 3 năm tuổi để mở rộng đường.

Còn với cựu chiến binh Hà Văn Quang - Bí thư chi bộ thôn Trì Thượng, sau khi tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc trở về cuộc sống đời thường, với ý chí và nghị lực quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm ông đã quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Ông Quang cho biết: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ dân quân trở về địa phương, kinh tế gia đình cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là không có vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Sau một thời gian trăn trở và suy nghĩ, với quyết tâm không cam chịu đói nghèo, ông đã mạnh dạn vay vốn mua con giống, cây giống; học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm phát triển sản xuất. Cùng với diện tích đất hiện có của gia đình, ông đã xây dựng mô hình chăn nuôi gà thả vườn dưới tán cây, và trồng rừng kinh tế.

Bình quân mỗi lứa gia đình ông nuôi 1 vạn con gà mía, gà hồ. Một năm nuôi 3 lứa, hàng năm cho thu nhập từ tiền nuôi gà sau khi đã trừ chi phí được gần 100 triệu đồng. Bên cạnh đó ông còn mở rộng diện tích trồng rừng với hơn 2ha quế từ 2-15 năm tuổi. Mỗi năm bán tỉa cành, lá quế cũng cho thu khoảng 50 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, cựu chiến binh Quang còn tích cực tuyên truyền cho hội viên cựu chiến binh trong chi hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện giúp các hộ chăn nuôi trong thôn về giống, vốn khi gặp khó khăn.

2. CCB TRẦN MẠNH HÀ THÔN TIẾN LẬP  CÙNG LÃNH ĐẠO CCB HUYÊN, XÃ ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG MỚI HOÀN THÀNH.jpg

Cựu chiến binh Trần Mạnh Hà cùng lãnh đạo cựu chiến binh huyện, xã đi trên con đường mới hoàn thành

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, cựu chiến binh Hà Văn Quang - Bí thư chi bộ thôn còn gương mẫu tiên phong đi đầu hiến hơn 200 m2 đất vườn, gần 100 cây ăn quả và cây lấy gỗ để mở rộng đường giao thôn nông thôn ở địa phương, đồng thời tích cực tuyên truyền cho nhân dân trong thôn cùng làm theo.

Ông Lê Văn Kiên - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Trì Quang - cho hay: Với phương châm “Nêu gương sáng, hiến kế, hiến công xây dựng nông thôn mới”, nhiều cựu chiến binh trong xã đã tình nguyện hiến đất, cây cối, ngày công lao động để mở rộng đường và các công trình dân sinh khác. Tính từ năm 2022 đến nay, tổng diện tích đất mà cựu chiến binh trong xã đã tự nguyện hiến lên đến hàng nghìn m2, và hàng vài nghìn cây quế, mỡ và cây ăn quả có giá trị để xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra phát huy phong trào “cựu chiến binh làm kinh tế giỏi” cán bộ, hội viên nỗ lực phát kinh tế, vươn lên thoát nghèo, tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương.

Có thể thấy, thời gian qua, phong trào thi đua “cựu chiến binh gương mẫu” đã được các cấp hội cựu chiến binh huyện Bảo Thắng triển khai sâu rộng, thu hút đông cán bộ, hội viên tích cực tham gia. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo được duy trì, góp phần phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cựu chiến binh, trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập, noi theo. Nổi bật trong phong trào xây dựng nông thôn mới, nhiều hội viên cựu chiến binh trong huyện đã hiến kế, góp công, góp của, hiến đất và cây trồng chung sức với địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đường giao thông nông thôn. Chỉ tính từ đầu năm đến nay đã có gần 20 hộ gia đình hội viên cựu chiến binh tham gia hiến gần 19 nghìn m2 đất, đóng góp gần 200 ngày công, ủng hộ 15.000.000 đồng tiền mặt để mở rộng đường giao thông.

Trong thời gian tới, Hội Cựu chiến binh huyện Bảo Thắng tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, gương mẫu trên các lĩnh vực; khẳng định vai trò, vị trí và những đóng góp của cán bộ, hội viên cựu chiến binh bằng những công trình, phần việc thiết thực, ý nghĩa, đạt kết quả cao, góp phần đem đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho cán bộ, hội viên cựu chiến binh và nhân dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quê hương Bảo Thắng anh hùng.

Thanh Nga

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động