Khởi nghiệp từ phát triển cây chè Shan tuyết hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng homestay

Được cha ông để lại cùng với sự cố gắng nỗ lực cải tạo, trồng mới trên 3ha chè Shan tuyết hữu cơ đã và đang đem lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình anh Niêu.
Hà Giang hút khách bằng du lịch cộng đồng Phát triển du lịch cộng đồng: Lợi thế của Việt Nam Mô hình du lịch cộng đồng tạo sinh kế bền vững cho phụ nữ tại bản Vặt, xã Mường Sang, Mộc Châu, Sơn La

Bên cạnh đó, ngôi nhà cũ của gia đình anh Lâm Văn Niêu, ở thôn Đội 3 xã Bản Liền nằm vị trí thuận lợi trên đoạn đường vào trung tâm xã, trong lòng thung nhỏ; có sơn thủy hữu tình, con suối nhỏ, rừng cọ, đồi chè, ruộng bậc thang, gần gũi thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ...

Năm 2023, được sự hỗ trợ từ dự án Great cho vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi, gia đình anh Niêu đã huy động vốn tích lũy và nguồn nguyên vật liệu, gỗ quý, tre nứa, cọ của mình để đầu tư làm và hoàn thành vào đầu tháng 5 này ngôi nhà sàn truyền thống lợp mái cọ... để góp sức phát triển du lịch cộng đồng homestay, đưa Bản Liền trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách.

Khởi nghiệp từ phát triển cây chè Shan tuyết hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng homestay
Với 04 đồi chè lâu năm, diện tích khá lớn, đến vụ thu hoạch gia đình anh niên phải nhờ bà con tới thu giúp và hoạt động này đang được gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Những ngày đầu hạ này có dịp trở lại xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai) chứng kiến những đổi thay đang diễn ra trên vùng quê đang vươn mình phát triển du lịch và thực sự ấn tượng khi đến thôn Đội 3 vốn là điểm du lịch cộng đồng của xã đã xuất hiện thêm một số ngôi nhà sàn truyền thống khang trang, quy mô treo biển homestay và một trong số đó là ngôi nhà mới homestay của gia đình anh Lâm Văn Liêu, sinh năm 1982, dân tộc Tày. Đây cũng là 1 trong 5 hộ dân của xã Bản Liền trong năm 20223 được sự hỗ trợ từ dự án Great - Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch, với việc hỗ trợ vay vốn để đầu tư phát triển du lịch cộng đồng.

Khởi nghiệp từ phát triển cây chè Shan tuyết hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng homestay

Được sự hỗ trợ từ dự án Great, cùng với sự nỗ lực vừa học, vừa hoàn thiện, gia đình anh Niên đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động ngôi nhà sàn truyền thống, lợp mái cọ, phục vụ du lịch cộng đồng

Tiếp chúng tôi, rót chén chè thơm, nước xanh vàng đượm đãi khách, anh Niên vui vẻ chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp. Chỉ tay vào chén chè, đồi chè thấp thoáng trước hiên nhà, anh niên bảo tất cả là nhờ chè mới hết đói, nghèo và bây giờ cũng từ nó để mình và bà con người Tày ở đây làm du lịch.

Ngược dòng thời gian, trước đây cũng như bào gia đình người Tày khác ở thôn, xã, cuộc sống của gia đình anh Niên còn nghèo khó, sống dựa chủ yếu vào trồng trọt ngô, lúa, năm được mùa, năm mất, còn cây chè cha ông để lại do thị trường, giá cả bấp bênh, khó tiêu thụ nên không được đầu tư chăm sóc.

Từ năm 2004, Hợp tác xã chè hữu cơ Bản Liền thành lập phần nào đã cải thiện đầu ra, thu nhập cho bà con. Được Hợp tác xã vận động, gia đình anh Niên tham gia tổ viên và bắt đầu đầu tư chăm sóc chè và đặc biệt năm 2019, chè Shan tuyết Bản Liền được công nhận sản phẩm Ocop 5 sao đầu tiên ở Lào Cai, được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng, nhất là thị trường Tây Âu nên 5 năm trở lại đây Hợp tác xã đã thu mua giá cao, ổn định cho bà con nông dân.

Qua đó giúp gia đình anh Niên có thu nhập ổn định, gia đình anh đã đầu tư cải tạo, đốn tỉa, trồng rặm chè trên diện tích mất khoảng khoảnh, duy trì 4 đồi chè với diện tích trên 3ha đã và đang cho thu hoạch, áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện các khâu chăm sóc, thu hái theo đúng kỹ thuật, hướng dẫn của Hợp tác xã, trồng chè Shan tuyết hữu cơ công nghệ cao… Từ đó năng xuất, chất lượng chè bảo đảm, mỗi năm gia đình anh niên thu hái 4 vụ chè búp tươi bán cho hợp tác xã.

Bên cạnh đó, vốn cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, năng động, gia đình anh Niên còn làm chè búp khô, chè ống lam bán cho khách du lịch thông qua các buổi chợ phiên Bắc Hà, Bản Liền, Hà Giang, bán hàng thông qua mạng facebook, zalo cho khách du lịch… Nhờ đó gia đình có công ăn việc làm, thu nhập ổn định từ trồng, kinh doanh sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ, trung bình mỗi năm đem lại nguồn thu từ 50-70 triệu đồng, thoát nghèo, vươn lên thuộc diện trung bình khá trong thôn, xã.

Khởi nghiệp từ phát triển cây chè Shan tuyết hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng homestay

Vẻ đẹp khu vực hoạt động homestay của gia đình anh Lâm Văn Niên và Bản Liền Pine homestay trong thôn Đội 3, xã Bản Liền đã và đang hút khách du lịch

Có kinh nghiệm hơn 15 năm làm sản phẩm chè búp khô buôn bán tại chợ, bán cho khách du lịch lại nhạy bén thị trường, ham học hỏi và đặc biệt từ thành công của gia đình em họ làm du lịch cộng đồng với mô hình Bản Liền Pine homestay nổi tiếng độc đáo, hấp dẫn của gia đình anh chị Vàng Thị Thông- Lâm Văn Hà.

Vốn là anh em họ, lại cùng khu ở, thường xuyên được anh Hà nhờ dẫn, đón tiếp khách và mấy năm gần đây lượng khách du lịch đến Bản Liền tăng, có nhu cầu lưu trú cao nên được em họ là anh Lâm Văn Hà động viên, liên kết làm du lịch, mặt khác được xã khuyến khích, thông qua việc luân chuyển nguồn vốn dự án Great cho vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi, suốt từ cuối năm 2022 đến nay, gia đình anh Lâm Văn Niên đã đầu tư và hoàn thành vào đầu tháng 5 này ngôi nhà truyền thống mái cọ khang trang, xây thêm nhà tắm và nhà vệ sinh, trồng hoa… gia đình còn đầu tư trồng mấy nương ruộng lúa nếp, đầu tư nuôi lợn, gà, vịt đặc sản với quy mô khá lớn, mua thêm chăn đệm, tự tay may gối, rèm, làm đệm ngồi truyền thống, đầu tư làm du lịch cộng đồng homestay và bắt đầu đón khách du lịch trải nghiệm mùa hạ, anh Niên chia sẻ.

Với không gian rộng, thoáng đãng, rừng cọ, đồi chè, ruộng bậc thang mùa nước đổ, nhiều cây xanh, ngôi nhà du lịch cộng đồng homestay của gia đình anh Niên hoàn toàn phù hợp với những người yêu thiên nhiên, thích những hoạt động ngoài trời. Du khách đến đây có thể trải nghiệm các hoạt động: Cắm trại trên đỉnh đồi chè Shan tuyết, câu cá… hay có thể đắm chìm trong không gian chầm chậm, ngồi nhâm nhi chén chè Shan tuyết thơm nồng mang đậm hương vị của vùng cao.

Với nghị lực vượt khó vươn lên từ trồng và kinh doanh sản phẩm chè tuyết Shan hữu cơ, lại ham học hỏi, mạnh dạn đầu tư làm du lịch, tin tưởng với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương xác định phát triển du lịch nông nghiệp bền vững là mũi nhọn giảm nghèo của địa phương, mô hình du lịch của gia đình anh Lâm Văn Niên, thôn Đội 3 sẽ thành công, góp sức phát triển vùng cao Bản Liền trở thành điểm đến hấp dẫn du khách tới thăm quan, trải nghiệm, khám phá nét đẹp văn hóa, vẻ đẹp nhiên nhiên tươi đẹp, sống động, hùng vĩ, nên thơ, đất và người vùng cao.

Tráng Xuân Cường

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động