Lai Châu: Nâng cao năng lực chế biến nông sản

Việc nâng cao năng lực chế biến nông sản sẽ giúp nông sản tỉnh Lai Châu nâng cao giá trị hơn trên thị trường.
Tăng năng lực chế biến, nâng giá trị nông sản Sơn La Phát triển cụm công nghiệp ở Sơn La: "Chìa khóa" nâng cao năng lực chế biến nông sản

Trong những năm vừa qua, Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung đầu tư, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương phát triển nông - lâm nghiệp. Ngay sau khi chia tách, thành lập, Tỉnh ủy đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, như Nghị quyết số 05-NQ/TU, dự án cánh đồng thâm canh lúa có giá trị trên 40 triệu đồng/ha... Trong từng giai đoạn, nhiệm kỳ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đề ra các nghị quyết chuyên đề về xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bền vững.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu vừa qua cũng đã xác định rõ nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo nhưng phát triển công nghiệp để tạo giá trị và bứt phá…

Định hướng phát triển đến năm 2030: đẩy mạnh phát triển công nghiệp dựa trên 4 ngành công nghiệp chính có tiềm năng và lợi thế: Công nghiệp; công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông, lâm sản, Cao su, chè, quế Mắc Ca, Sơn Tra. Lai Châu có lợi thế phát triển rừng, có lượng gỗ lớn, biến tỉnh và vùng thành trung tâm công nghiệp về gỗ và chế biến gỗ, phục vụ xuất khẩu nhằm đem lại giá trị gia tăng cao

Theo Sở Công Thương tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2016-2020, Lai Châu đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá tập trung, như: vùng trồng cây cao su với trên 13.000 ha; vùng chè trên 6000 ha. cây quế đã có diện tích gần 6.000 ha; cây Sơn tra gần 2.000 ha; cây Mắc ca trên 1.800 ha; Đến năm 2018 diện tích cây ăn quả đạt 5.924 ha tăng 5.557 ha so với năm 2004. Nhiều loại cây ăn quả mới có giá trị được đưa vào sản xuất như: Cam, Đào, Lê, Bơ, Nhãn, Vải, Chuối...

Trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện có 11 cơ sở chế biến nông sản (sản xuất chè), gồm: Công ty cổ phần trà Than Uyên, Công ty cổ phần đầu tư phát triển chè Tam Đường, Công ty cổ phần chè Lai Châu, Công ty TNHH chè Shan Trúc Thanh, Doanh nghiệp tư nhân chế biến chè Shan, Công ty TNHH chè Hồng Đức, Công ty cổ phần trà Tân Tiến, Công ty TNHH một thành viên sản xuất & thương mại Tuấn Cường, Hợp tác xã Thành Gia, Hợp tác xã Phúc Khoa, Hợp tác xã Quyết Tiến. Nhìn chung công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện nay chủ yếu là chế biến chè phục vụ cho xuất khẩu và nhu cầu trong nước với quy mô vừa và nhỏ.

Lai Châu: Nâng cao năng lực chế biến nông sản
Lai Châu có thế mạnh về sản xuất và chế biến chè

Riêng với ngành chè, toàn tỉnh hiện có hơn 20 công ty, doanh nghiệp và trên 50 cơ sở mini chế biến chè búp tươi đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân có diện tích hơn 5.700 ha. Các sản phẩm chè như chè xanh sao lăn, chè xanh duỗi, chè Olong… của Lai Châu chủ yếu được xuất khẩu trực tiếp hoặc ủy thác dưới dạng đóng bao lớn sang các thị trường Trung Đông, Đài Loan (Trung Quốc).

Những năm gần đây chè xanh của Việt Nam có khoảng hơn 50% sản phẩm được xuất bán vào thị trường Trung Đông. Thị trường này rất thuận lợi cho việc xuất khẩu chè xanh bởi nhu cầu sử dụng chè nơi đây là mặt hàng thiết yếu, số lượng tiêu thụ lớn và kỹ thuật sản xuất còn dễ tính.

Do đó, UBND tỉnh Lai Châu tạo mọi điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho nhiều công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi nhằm hạn chế việc tranh mua, tranh bán, đảm bảo chất lượng đầu vào nguyên liệu.

Tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp chế biến cao su và mắc ca. Dự kiến đến năm 2025 tỉnh Lai Châu sẽ có trên 20.000 ha mắc ca, đây được xác định là một trong những sản phẩm thế mạnh, mang lại giá trị cho Lai Châu trong những năm tới đây.

Hiện Lai Châu đang có 5 doanh nghiệp, Hợp tác xã chế biến mắc ca tiêu thụ khá ổn định. Với cây cao su hiện địa phương có 12.000 ha, dù sản lượng mủ chủ yếu chuyển về các nhà máy ở địa phương khác nhưng thời gian tới Lai Châu sẽ đẩy mảnh thu hút để có nhà máy qui mô tại địa phương…

Không chỉ có những sản phẩm trên, Lai Châu còn có nững sản phẩm thế mạnh khác như thảo quả, một số loài dược liệu quí, lâm sản nguyên liệu… nên việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến sẽ tạo “bệ đỡ” để thúc đẩy phát triển nông, lâm nghiệp.

Kinh nghiệp thực tế tại tỉnh Sơn La cho thấy khi đưa công nghệ ứng dụng chế biến và bảo quản sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông sản chủ lực giúp tăng giá trị lên nhiều lần. Trong đó có công nghệ xử lý chín quả bằng khí ethylene, dành cho các loại quả có đặc tính chín sau thu hoạch như chuối, bơ, xoài... Hệ thống thiết bị tạo khí ethylene từ cồn ethanol 95%, cho chất lượng chín đồng đều, có thể ứng dụng với quy mô 5-100 tấn nguyên liệu trong một chu kỳ xử lý từ 2-3 ngày.

Những mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, dược liệu cần được kết nối thông tin, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế mỗi địa phương. Các huyện, các hiệp hội, doanh nghiệp cần khai thác triệt để những doanh nghiệp, đối tác để tìm đầu ra sản phẩm.

Về phát triển công nghiệp, thời gian tới tỉnh Lai Châu định đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng phát huy tiềm năng của tỉnh. Cùng với thủy điện thì lĩnh vực chế biến khoáng sản, đất hiếm cũng sẽ được quan tâm. Việc phát triển công nghiệp sẽ gắn liền với phát triển thương mại, xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt, tới đây khi Cửa khẩu Ma Lù Thàng chính thức công bố trở thành của khẩu quốc tế, giao thương sẽ có những thuận lợi.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Hiệu quả từ chương trình tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hiệu quả từ chương trình tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Ngày 24/3, Bộ Công Thương và Công ty Ô tô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tổng kết hoạt động hỗ trợ tư vấn cải tiến DN công nghiệp hỗ trợ tại Bắc Ninh.
Hà Nội kỳ vọng mở rộng thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không

Hà Nội kỳ vọng mở rộng thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không

Với nhu cầu cần khoảng 15.000 nhà cung ứng của Airbus, Hà Nội kỳ vọng thu hút các nhà đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không đến với thủ đô.
Tạo vị thế cho ngành công nghiệp điện tử

Tạo vị thế cho ngành công nghiệp điện tử

Công nghiệp điện tử Việt Nam có vị thế khá lớn khi lọt top 15 quốc gia XK điện tử lớn nhất thế giới và dẫn đầu giá trị trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam.
Triển lãm quốc tế về công nghiệp hàng không - Hà Nội 2023

Triển lãm quốc tế về công nghiệp hàng không - Hà Nội 2023

Ngày 21/3 tại Hà Nội, lần đầu tiên diễn ra Triển lãm quốc tế Mạng lưới cao cấp sản xuất, cung ứng, tiêu dùng bền vững lĩnh vực công nghiệp hàng không
Năm 2030, Nghệ An xác định phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là then chốt

Năm 2030, Nghệ An xác định phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là then chốt

Nghệ An xác định mục tiêu đến năm 2030, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là then chốt, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao.

Tin cùng chuyên mục

VCCI góp ý Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

VCCI góp ý Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

VCCI vừa trả lời công văn của Bộ Công Thương về đề nghị góp ý dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Năm 2030, Quảng Ngãi đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp

Năm 2030, Quảng Ngãi đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp

Quảng Ngãi xác định mục tiêu đến năm 2030 là trung tâm công nghiệp với hai ngành công nghiệp chủ lực là lọc hóa dầu và luyện kim thép.
Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại Bình Thuận: Đề xuất điều chỉnh một số nội dung

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại Bình Thuận: Đề xuất điều chỉnh một số nội dung

Bình Thuận đã đề xuất điều chỉnh một số nội dung cần thiết nhằm tăng tính hiệu quả cho công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Những "điểm nghẽn” khiến giá xe ô tô Việt Nam khó giảm

Những "điểm nghẽn” khiến giá xe ô tô Việt Nam khó giảm

Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp ô tô, giải quyết 2 "điểm nghẽn: dung lượng thị trường và chênh lệch giá xe ô tô với các quốc gia.
Hà Nội: Kết nối nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ bứt phá

Hà Nội: Kết nối nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ bứt phá

Trong chuỗi toàn cầu, mỗi doanh nghiệp là các mảnh ghép. Để các mảnh ghép “khớp nối” với nhau thì vai trò “bà mối” của Hiệp hội rất quan trọng.
Bộ Công Thương tạo thuận lợi cho doanh nghiệp liên kết phát triển công nghiệp chế tạo

Bộ Công Thương tạo thuận lợi cho doanh nghiệp liên kết phát triển công nghiệp chế tạo

Bộ Công Thương luôn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam và các công ty đa quốc gia có nhiều cơ hội kết nối phát triển công nghiệp chế tạo.
Phát triển liên kết doanh nghiệp Việt với công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo

Phát triển liên kết doanh nghiệp Việt với công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo

Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo là nhiệm vụ trọng tâm của ngành công nghiệp Việt Nam.
Ngành sản xuất lấy lại đà tăng trưởng

Ngành sản xuất lấy lại đà tăng trưởng

Theo Bộ Công Thương, thời gian tới cần chủ động các giải pháp bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu lấy lại đà tăng trưởng phục hồi ngành sản xuất.
Quảng Bình: Sản xuất công nghiệp và thương mại có chiều hướng ổn định

Quảng Bình: Sản xuất công nghiệp và thương mại có chiều hướng ổn định

Hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại 2 tháng đầu năm 2023 tại Quảng Bình có chiều hướng duy trì hoạt động ổn định khi các chỉ số đều tăng.
Tìm đầu ra cho sản phẩm chế biến từ bã thải thạch cao PG

Tìm đầu ra cho sản phẩm chế biến từ bã thải thạch cao PG

Mới đây, Bộ Xây dựng, BQL Khu kinh tế Hải Phòng đồng chủ trì tổ chức hội thảo "Giải pháp xử lý, tiêu thụ bã gyps tại bón DAP – Vinachem, KCN Đình Vũ, Hải Phòng"
Đắk Nông: Vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khai thác bô xít

Đắk Nông: Vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khai thác bô xít

Nhà máy Alumin Nhân Cơ đứng trước nguy cơ phải giảm tải hoặc ngưng hoạt động vì không còn đất sạch để khai thác quặng bô xít.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn kết trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn kết trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng gắn kết chặt chẽ và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt “chen chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt “chen chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhiều sản phẩm, linh kiện công nghiệp hỗ trợ tinh xảo của doanh nghiệp Việt Nam chế tạo đã vào chuỗi cung ứng của Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu…
Kỳ 2: Tăng “lực” để công nghiệp hỗ trợ ô tô thăng hạng

Kỳ 2: Tăng “lực” để công nghiệp hỗ trợ ô tô thăng hạng

Những chính sách mới của Chính phủ, xu hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng rõ rệt…, tất cả đang “vẽ” nên bức tranh sáng hơn cho công nghiệp hỗ trợ ô tô.
Tồn trữ 12,7 triệu tấn bã thải gyps: Cấp thiết sử dụng chất thải làm vật liệu xây dựng

Tồn trữ 12,7 triệu tấn bã thải gyps: Cấp thiết sử dụng chất thải làm vật liệu xây dựng

Cả nước đang tồn trữ 12,7 triệu tấn bã thải gyps đang đặt ra vấn đề cấp thiết sử dụng chất thải của các nhà máy hoá chất làm vật liệu xây dựng.
Kỳ 1: “Câu chuyện ốc vít”… và cái nhìn thấu đáo về ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô

Kỳ 1: “Câu chuyện ốc vít”… và cái nhìn thấu đáo về ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô

CNHT ô tô có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô mà còn có tác động lớn tới ngành công nghiệp và nền kinh tế.
Ngành công nghiệp tái chế: Tương lai và góc nhìn từ Nhựa Duy Tân

Ngành công nghiệp tái chế: Tương lai và góc nhìn từ Nhựa Duy Tân

Tái chế rác - ngành kinh tế giá trị ước tính 3 tỷ USD/năm tại Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc khi bắt đầu với những dự án hàng chục triệu đô USD được đầu tư.
Nguyên nhân chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2023 của Bắc Ninh giảm

Nguyên nhân chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2023 của Bắc Ninh giảm

So với tháng trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh Bắc Ninh tháng 2/2023 đã giảm tới 15,6%, trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 15,75%.
Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Để tiếp tục hỗ trợ DN nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Bộ Công Thương ưu tiên hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về phát triển công nghiệp.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ tổ chức hội thảo Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động