Loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm táo mèo của đồng bào dân tộc Điện Biên
Kinh tế nông thôn và miền núi Thứ ba, 25/10/2022 - 17:08
Vai trò người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai |
Mang lại hiệu quả kinh tế
Giữa tiết thu se lạnh, dừng chân sau một chuyến công tác trên đỉnh đèo Pha Đin, Tuần Giáo (Điện Biên) chúng tôi bắt gặp khung cảnh tấp nập của bà con người dân tộc Mông đang miệt mài thu hái táo mèo. Ở độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển, đỉnh đèo Pha Đin, có khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp để cây táo mèo (sơn tra) phát triển, và rất nhiều năm nay, cây táo mèo đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo của bà con người dân tộc Mông ở 2 xã Tỏa Tình và Tênh Phông.
Nhìn những giỏ táo mèo đầy ắp tươi mọng, căng tròn cho thấy sự no đủ của bà con nơi đây. Là một trong những hộ đầu tiên của xã trồng cây táo mèo, chị Lò Thị Mơ, xã Tỏa Tình cho biết, khoảng năm 1997, chị bắt đầu trồng, khoảng 5-6 năm sau thì được thu hoạch. Với gần 3ha táo mèo, mỗi vụ, gia đình chị thu được hơn chục tấn táo mèo, thu về khoảng 80 -100 triệu đồng. Nhờ nguồn thu từ táo mèo đã giúp gia đình chị Mơ thoát nghèo.
![]() |
Thời điểm tháng 9, tháng 10, người dân Tỏa Tình, Tênh Phông bắt đầu vào vụ thu hoạch táo mèo. |
Ông Giàng A Phin, xã Tỏa Tình cho biết: "Thời điểm tháng 9, tháng 10, người dân Tỏa Tình bắt đầu vào vụ thu hoạch táo mèo. Tỏa Tình là địa phương có diện tích táo mèo lớn nhất của tỉnh Điện Biên. Với những ưu điểm như không cần phun thuốc, bón phân hay mất nhiều công chăm sóc nhưng cây táo mèo mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với những cây trồng khác. Cùng với cây cà phê, táo mèo là một trong hai trồng chủ lực giúp người dân Tỏa Tình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Táo mèo sau thu hoạch được người dân mang bán nhiều ở ven đường Quốc lộ 279 trên đỉnh đèo Pha Đin. Cũng có nhiều thương lái vào tận vườn của bà con đang thu hoạch để thu mua. Những năm gần đây, do nhiều người biết đến hiệu quả, công dụng của loại quả này nên táo mèo Tỏa Tình được phân phối rộng rãi hơn đến các tỉnh: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên và các tỉnh miền Nam.
Ông Lầu A Dùa, Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình nói: Xác định cây táo mèo là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân phát triển kinh tế. Cấp ủy, chính quyền địa phương cũng chỉ đạo người dân phát triển cây táo mèo từ năm 2000 trở về đây. Nhờ tập trung sản xuất, cây táo mèo đã cho thu nhập ổn định. Xã xác định được vùng trồng táo mèo, để người dân tập trung trồng, chăm sóc.
![]() |
Cây táo mèo là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo |
Mặc dù có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế, song việc phát triển cây táo mèo hiện còn gặp nhiều khó khăn do đầu ra không ổn định, nguồn tiêu thụ chính quả táo mèo vẫn chủ yếu là các tiểu thương, bán lẻ. Bởi vậy, giá thu mua táo mèo thường bấp bênh, không ổn định.
Loay hoay tìm đầu ra
Theo đại diện UBND huyện Tuần Giáo, Điện Biên cho biết: Khó khăn nhất của bà con là khâu tìm đầu ra cho sản phẩm, vì hầu hết người dân đều không có chuyên môn về kinh doanh, thiếu vốn đầu tư. Nhận thấy nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra cho quả táo mèo, chính quyền huyện Tuần Giáo và xã Tỏa Tình đã vận động, tạo điều kiện cho người dân thành lập Hợp tác xã Nông sản sạch Tây Bắc.
Ngoài ra, để phát triển bền vững cây táo mèo, UBND huyện Tuần Giáo cũng đã khuyến khích các doanh nghiệp và các hợp tác xã nông nghiệp liên kết với nhân dân để sản xuất loại cây này theo chuỗi từ ươm mầm đến thu hoạch, thu mua sản phẩm.
![]() |
Khó khăn nhất của bà con là khâu tìm đầu ra cho sản phẩm, vì hầu hết người dân đều không có chuyên môn về kinh doanh, thiếu vốn đầu tư. |
Để thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm, với nguồn kinh phí hỗ trợ từ dự án thí điểm của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, bằng việc ứng dụng công nghệ sinh học, tiến bộ khoa học kỹ thuật để chế biến quả táo mèo đến nay, Hợp tác xã Nông sản sạch Tây Bắc đã thí điểm thành công 5 sản phẩm táo mèo có giá trị cao, hình thành chuỗi liên kết sản xuất, chế biến bền vững.
Theo chị Hạng Thị Manh – Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông sản sạch Tây Bắc, Điện Biên, hiện nay, Hợp tác xã đã tiến hành thu mua quả sau thu hoạch của người dân để chế biến các sản phẩm như: Táo mèo ngâm sành, cider táo, mứt táo, giấm táo và táo mèo khô sấy lạnh.
"Đặc biệt, để nâng cao chất lượng sản phẩm táo mèo, hiện Hợp tác xã đã hoàn tất hồ sơ xin cấp chứng nhận đạt sản phẩm đạt OCOP, nhằm đẩy mạnh đầu ra ổn định, bền vững cho sản phẩm" - chị Manh cho hay.
Nhằm "gỡ khó", mở rộng thị trường cho sản phẩm táo mèo nói riêng và nhiều sản phẩm thế mạnh của tỉnh nói chung, ông Vũ Hồng Sơn – Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên, cho biết, để thúc đẩy xúc tiến thương mại và nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương, từ năm 2019, Điện Biên đã triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), với mục tiêu chuẩn hoá các sản phẩm nông nghiệp địa phương, trong đó tập trung một số sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh như lúa gạo, chè, cà phê, táo mèo…
Theo đó, các ngành chuyên môn của tỉnh như Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ luôn đồng hành cùng các chủ thể kinh tế, hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm tạo thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm.
Theo Sở Công Thương Điện Biên, sau hơn 2 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã có 44 sản phẩm OCOP của 28 chủ thể, trong đó: có 15 chủ thể là Hợp tác xã, 7 chủ thể là doanh nghiệp, 6 chủ thể là hộ kinh doanh. Trong đó, huyện Tuần Giáo có 2 sản phẩm đạt 3 sao được UBND tỉnh quyết định công nhận đó là cà phê và dưa mèo. |
Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương
Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia
