Nguyễn Thị Thu Phương: Tấm gương giúp người dân giảm nghèo từ mắc ca

Bỏ phố về quê khởi nghiệp với hạt mắc ca, Nguyễn Thị Thu Phương cô gái trẻ huyện Krông Năng đã trở thành tấm gương giúpn gười dân giảm nghèo từ mắc ca.

Nồng nàn hương sắc hoa cà phê vùng đất Tây Nguyên

Giữ lửa cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống Tây Nguyên

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng, trải qua nhiều vị trí công việc tại thành phố, Nguyễn Thị Thu Phương đã nghỉ việc, quyết định trở về quê hương xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk để khởi nghiệp với khát vọng tìm đầu ra cho hạt mắc ca.

Nguyễn Thị Thu Phương: Tấm gương giúp người dân giảm nghèo từ mắc ca
Nguyễn Thị Thu Phương giúp người dân giảm nghèo từ mắc ca

Trở về quê nhà đúng thời điểm người dân Krông Năng thu hoạch mắc ca, Nguyễn Thị Thu Phương thấy nông dân phải loay hoay tìm đầu ra cho loại nông sản này. Phương trăn trở khi giá trị họ nhận lại không tương xứng với công sức bỏ ra, chất lượng sản phẩm bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố thời tiết, thị trường, chất lượng… Nhận thấy tiềm năng của cây trồng mắc ca, Phương ấp ủ ước mơ làm chủ được nguồn nguyên liệu, làm chủ chất lượng sản phẩm tới tay người tiêu dùng, giúp người dân ổn định đầu ra và nâng cao giá trị nông sản Việt. Qua tìm hiểu, Thu Phương nhận thấy, đây là cơ hội khởi nghiệp vì ít người làm thì nhiều cơ hội.

Nghĩ là làm, Nguyễn Thị Thu Phương mua máy dập hạt, máy sấy, hút chân không về khởi nghiệp. Thời điểm bắt đầu sản xuất, Phương gặp khó khăn về mọi mặt: Không có vốn, không biết cách chỉnh nhiệt, hạ ẩm, không tìm được máy móc hợp lí... Gần 1 năm đầu, Phương sử dụng mắc ca của gia đình thử nghiệm. Kết quả sản phẩm đều hư hỏng, phải bỏ đi, thiệt hại hơn 100 triệu đồng. Rất may được gia đình ủng hộ, Nguyễn Thị Thu Phương lại miệt mài lao vào công việc. Cuối cùng, thành công đã mỉm cười với Thu Phương khi các mẻ mắc ca thơm ngon, béo ngậy ra lò, nhận được phản hồi tốt. Những mẻ mắc ca đầu tiên được sấy thành công. thương hiệu “Mắc ca Nguyên Phương”, “Damaca Nguyên Phương” xuất hiện từ đó. Năm 2017, công ty hoạt động ổn định, xuất ra thị trường 25 tấn hạt mắc ca, trừ chi phí, lợi nhuận thu về 450 triệu đồng.

Năm 2018, Thu Phương tham gia cuộc thi "Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk lần thứ 1" và giành giải Nhất. Sau đó, cô tham gia chương trình "Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam" năm 2019 và kêu gọi được 5 tỷ đồng tiền vốn. Hai sự kiện này là “bước đệm” thành công của Phương, giúp doanh nghiệp có nguồn vốn ổn định để thành lập Công ty cổ phần Damaca Nguyên Phương năm 2019, từ đó mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, khẳng định thương hiệu trên thị trường.

Không ngừng học hỏi, trong những năm qua cô gái trẻ Nguyễn Thị Thu Phương đã nghiên cứu, cho ra thị trường một số sản phẩm mới như nhân mắc ca trần, sôcôla mắc ca, dầu mắc ca và đang nghiên cứu cho ra sản phẩm sữa bột mắc ca, nhân mắc ca tẩm các vị… Đồng thời, Phương cải cách quy trình, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm. Phương cũng đã đầu tư 4 tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị với công suất 300 tấn/năm. Sản phẩm của công ty được nhiều người biết đến, năm 2020 đã xuất ra thị trường khoảng 70 tấn hạt mắc ca. Năm 2021, sản phẩm của "Damaca Nguyên Phương" đạt chứng nhận "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP) hạng 4 sao. Hiện nay, sản phẩm của Công ty mang thương hiệu "Damaca Nguyên Phương" đã xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Đài Loan, Pháp.

Ngày 9/11/2022, Công ty cổ phần Damaca Nguyên Phương chính thức kí hợp đồng phân phối độc quyền sản phẩm hạt mắc ca sấy tại thị trường nổi tiếng với sự khắt khe bậc nhất Nhật Bản là Công ty OLTY Co., Lt (một công ty chuyên về xuất nhập khẩu và cung cấp thiết bị cho các siêu thị Nhật Bản). Chuyến hàng hơn 6 tấn gồm 2.200 thùng sản phẩm hạt mắc ca trị giá hơn 2 tỷ đồng đã phần nào chứng minh sự thành công của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là tiền đề mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đưa mắc ca Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế.

Nguyễn Thị Thu Phương chia sẻ, trong thời gian tới kế hoạch của Công ty sẽ đưa sản phẩm mắc ca lên kệ của tất cả các siêu thị trên toàn quốc cũng như tiếp tục mở rộng thêm tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp một số quốc gia Trung Đông…Hy vọng hạt mắc ca Việt Nam đáp ứng thị hiếu của khách hàng quốc tế và người tiêu dùng Việt Nam.

Để bao tiêu sản phẩm cho người nông dân, Công ty Nguyên Phương của Nguyễn Thị Thu Phương đã kí hợp đồng liên kết với người dân, cam kết đầu ra. Hiện tại, Công ty đang kí kết cung cấp cây giống hỗ trợ kỹ thuật với 50 hộ dân để tạo ra sản sản phẩm với chất lượng mang tính bền vững. Trong tương lai, Phương cùng công ty sẽ tư vấn huyện Krông Năng, thành lập các tổ hợp tác để liên kết tốt hơn.

Ông Nguyễn Văn Chắc xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, một trong những hộ dân trong vùng được Công ty Nguyên Phương hỗ trợ thu mua hạt mắc ca chia sẻ: Trước đây, giá hạt mắc ca lúc lên lúc xuống lại bị thương lái ép giá. Từ khi được Công ty Nguyên Phương giúp đỡ cây giống và hộ trợ kỹ thuật cây mắc ca cho năng suất hơn nhiều, lại không phải lo đầu ra. Chúng tôi thu hoạch đến đâu, Công ty Nguyên Phương thu mua hết đến đó. Từ khi có Công ty Nguyên Phương, chúng tôi có việc làm ổn định lại có thêm thu nhập, giúp người dân xóa đói giảm nghèo.

Nguyễn Thị Thu Phương: Tấm gương giúp người dân giảm nghèo từ mắc ca
Công ty Nguyên Phương tạo việc làm cho 30 lao động địa phương

Với sản lượng hơn 100 tấn/1 vụ, không chỉ tăng giá trị cho sản phẩm quê hương, Công ty của Nguyễn Thị Thu Phương còn tạo việc làm cho 30 lao động địa phương với mức thu nhập trung bình 5-8 triệu đồng/1 tháng.

Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đắk Lắk, ông Phạm Đông Thanh đánh giá: Nguyễn Thị Thu Phương là tấm gương sáng về khởi nghiệp, lập nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk. Trong những năm qua, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ Phương cùng công ty tham gia các hoạt động giao thương kết nối, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mạị. Phương là cô gái nhanh nhạy, am hiểu thị trường, biết tận dụng lợi thế sẵn có, tận dụng tốt các mối quan hệ và biết tìm tòi, chinh phục thị trường khó tính như Nhật Bản và châu Âu.

Không chỉ nhanh nhạy tìm kiếm thị trường và sử dụng hiệu quả các kênh để kinh doanh, trong những năm qua, Thu Phương còn là đại diện trẻ tiêu biểu của tỉnh Đắk Lắk tham dự nhiều sự kiện quan trọng của đất nước như: Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X (tháng 1/2021), Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp toàn quốc năm 2020, Hội nghị phát triển cây mắc ca Việt Nam... Năm 2019, Thu Phương vinh dự là một trong 34 thanh niên tiêu biểu toàn quốc nhận giải thưởng Lương Định Của.

Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, trong những năm qua, Nguyễn Thị Thu Phương còn đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Chi hội Doanh nhân trẻ huyện Krông Năng. Cô gái năng động này đã luôn nhiệt huyết chia sẻ, tư vấn, hỗ trợ các bạn trẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương. Phương cũng đã có nhiều nỗ lực trong dìu dắt Chi hội Doanh nhân trẻ huyện Krông Năng hoạt động, bước đầu có những khởi sắc thu hút đầu tư, tạo niềm tin cho thanh niên về khởi nghiệp, lập nghiệp làm giàu cho quê hương.

Nhóm phóng viên

Tin mới nhất

Gắn chương trình giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới

Gắn chương trình giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới

Nhờ tích cực triển khai chương trình giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã thoát nghèo.
Lai Châu: Người dân thay đổi sinh kế, vươn lên thoát nghèo nhờ chương trình đào tạo nghề

Lai Châu: Người dân thay đổi sinh kế, vươn lên thoát nghèo nhờ chương trình đào tạo nghề

Nhằm cải thiện đời sống và giảm nghèo bền vững cho người dân trên địa bàn, tỉnh Lai Châu đã ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2023.
Sơn La: Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững

Sơn La: Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững

Ngày 25/5, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức Hội nghị Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững tỉnh Sơn La.
Những lá đơn xin thoát nghèo: “Thắp lửa” ý chí tự lực vươn lên

Những lá đơn xin thoát nghèo: “Thắp lửa” ý chí tự lực vươn lên

Xin thoát nghèo không hẳn vì họ đã hết khó khăn nhưng sâu thẳm trong suy nghĩ họ mong được tự thân, nhường suất nghèo cho những gia cảnh đáng thương hơn...
Sản xuất theo chuỗi giá trị: Mô hình cần được nhân rộng

Sản xuất theo chuỗi giá trị: Mô hình cần được nhân rộng

Nhờ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhiều tỉnh, thành phố, nhất là khu vực miền núi đã hình thành các vùng sản xuất lớn, thay đổi tư duy canh tác...

Tin cùng chuyên mục

Giá nông sản "nhảy múa", người dân miền núi Nghệ An thấp thỏm

Giá nông sản "nhảy múa", người dân miền núi Nghệ An thấp thỏm

Sự lên xuống thất thường của giá các loại nông sản thế mạnh khiến đời sống của người dân miền núi Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn.
Du lịch nông nghiệp, mở ra hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm vùng nông thôn

Du lịch nông nghiệp, mở ra hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm vùng nông thôn

Phát triển du lịch nông thôn sẽ giúp mở ra hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cải thiện cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn, mang lại lợi ích bền vững.
Hợp tác xã phát huy vai trò ‘trụ đỡ’ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An

Hợp tác xã phát huy vai trò ‘trụ đỡ’ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An

Nhiều hợp tác xã ở vùng miền núi Nghệ An do người dân tộc thiểu số làm chủ, đã mở ra hướng phát triển kinh tế hàng hóa cho bà con đồng bào dân tộc địa phương.
Hồi sinh tour du lịch sông Chảy hấp dẫn trên miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Hồi sinh tour du lịch sông Chảy hấp dẫn trên miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Du lịch trên sông Chảy từ thôn Trung Đô xã Bảo Nhai đến Hồ Thủy điện xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà đã từng là tour thu hút rất đông khách du lịch.
Để mật ong thương hiệu Việt xuất khẩu thành công ra thị trường nước ngoài

Để mật ong thương hiệu Việt xuất khẩu thành công ra thị trường nước ngoài

Bà Lê Thị Nga – Tổng Giám đốc Công ty CP Ong Tam Đảo (Honeco) đã chia sẻ với phóng viên về giải pháp để xuất khẩu thành công mật ong thương hiệu Việt.
Phát triển thương hiệu chè Shan tuyết trên cao nguyên trắng Bắc Hà

Phát triển thương hiệu chè Shan tuyết trên cao nguyên trắng Bắc Hà

Phát triển thương hiệu chè Shan tuyết trên cao nguyên trắng Bắc Hà, tỉnh Lào Cai góp phần quảng bá sản phẩm chè, tạo việc làm cho lao động địa phương.
Cao Bằng: Hiệu quả tích cực từ Chương trình OCOP

Cao Bằng: Hiệu quả tích cực từ Chương trình OCOP

Nhờ triển khai tích cực Chương trình OCOP, nhiều sản phẩm nông sản của Hoà An đã tìm được thị trường tiêu thụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Huyện Hoà An – Cao Bằng: 100% xã có điện lưới quốc gia và đường ôtô đến trung tâm

Huyện Hoà An – Cao Bằng: 100% xã có điện lưới quốc gia và đường ôtô đến trung tâm

Nhờ triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay 100% xã tại huyện Hoà An có điện lưới, đường ôtô đến tận trung tâm
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ mô hình du lịch cộng đồng ở Nghệ An

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ mô hình du lịch cộng đồng ở Nghệ An

Du lịch sinh thái với nền tảng du lịch cộng đồng là một trong những sản phẩm du lịch được tỉnh Nghệ An tập trung phát triển trong nhiều năm qua.
Hội Cựu chiến binh Bảo Thắng-Lào Cai: Phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”

Hội Cựu chiến binh Bảo Thắng-Lào Cai: Phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”

Các cựu chiến binh huyện Bảo Thắng - Lào Cai phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ không ngại khó khăn, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới.
Khởi nghiệp từ phát triển cây chè Shan tuyết hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng homestay

Khởi nghiệp từ phát triển cây chè Shan tuyết hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng homestay

Được cha ông để lại cùng với sự cố gắng nỗ lực cải tạo, trồng mới trên 3ha chè Shan tuyết hữu cơ đã và đang đem lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình anh Niêu.
Đổi thay tích cực trên vùng cao nguyên đá Hà Giang

Đổi thay tích cực trên vùng cao nguyên đá Hà Giang

Cùng với phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với du lịch, giờ đây đồng bào vùng cao núi đá Hà Giang đã từng bước xóa đói giảm nghèo.
Bàn giải pháp xuất khẩu vải thiều Bắc Giang sang thị trường Hoa Kỳ

Bàn giải pháp xuất khẩu vải thiều Bắc Giang sang thị trường Hoa Kỳ

Với 17 mã số vùng trồng được Hoa Kỳ cấp mã số, diện tích 205 ha, năm nay, Bắc Giang dự kiến xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 1.500 tấn quả vải thiều.
Lào Cai: Phát triển du lịch Cao nguyên trắng Bắc Hà gắn với nông nghiệp bền vững

Lào Cai: Phát triển du lịch Cao nguyên trắng Bắc Hà gắn với nông nghiệp bền vững

Góp sức giữ vững thương hiệu du lịch, miền cao nguyên trắng Bắc Hà, tỉnh Lào Cai phát triển du lịch gắn với nông nghiệp bền vững.
Cây quế ‘cứu cánh’ ổn định đời sống nông dân vùng cao Cốc Ly

Cây quế ‘cứu cánh’ ổn định đời sống nông dân vùng cao Cốc Ly

Cây quế khẳng định là cây chủ lực giảm nghèo, góp sức xây dựng nông thôn mới vùng cao Cốc Ly ngày một khởi sắc, trù phú.
Phát triển rừng bền vững tại khu vực Bắc Trung Bộ

Phát triển rừng bền vững tại khu vực Bắc Trung Bộ

Hội nghị cũng tập trung thảo luận về các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ rừng, báo cáo, đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
Độc đáo món trứng kiến tại huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình

Độc đáo món trứng kiến tại huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình

Trứng kiến là món ăn được ưa thích của người dân huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Những ngày tháng 4, 5 hàng năm chính là vụ thu hoạch của sản vật độc đáo này.
Xã của những ngôi biệt thự nhờ phát triển cây quế hữu cơ

Xã của những ngôi biệt thự nhờ phát triển cây quế hữu cơ

Nậm Đét là xã tiên phong đi đầu trong việc đat chứng nhận quế hữu cơ quốc tế của tỉnh Lào Cai, mở đầu cho xu hướng sản xuất quế hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Năm 2023, Sơn La sẽ xuất khẩu 18.700 tấn trái cây

Năm 2023, Sơn La sẽ xuất khẩu 18.700 tấn trái cây

18.700 tấn trái cây, tương đương 25,26 triệu USD sẽ được Sơn La xuất khẩu trong năm 2023, tăng 26,15% so với năm 2022.
Đà Nẵng: Trồng 20.000 cây gỗ lớn, tạo sinh kế bền vững cho người dân

Đà Nẵng: Trồng 20.000 cây gỗ lớn, tạo sinh kế bền vững cho người dân

20.000 cây gỗ lớn thay thế cây keo không chỉ giúp người dân huyện Hòa Vang có sinh kế bền vững mà còn góp phần bảo vệ môi trường, phòng chống lũ lụt, sạt lở.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động