Nông dân vùng cao Bắc Hà giảm nghèo bền vững từ cây chè Shan tuyết

Bắc Hà, Lào Cai nổi tiếng là thủ phủ cây chè Shan tuyết với chè Bản Liền tự hào là sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của tỉnh đã tìm được chỗ đứng ở Mỹ và châu Âu.
Bắc Kạn: Thương mại hóa sản phẩm chè Shan tuyết Chè Shan tuyết Na Hang được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Đặc biệt, chè Shan tuyết cổ thụ Bắc Hà được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao, đợt 2 năm 2022. Từ phát triển cây chè Shan tuyết đã giúp bà con nông dân vùng cao Bắc Hà thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất vùng cao này…

Nông dân vùng cao Bắc Hà giảm nghèo bền vững từ cây chè Shan tuyết

Nông dân Bản Liền vui mùa thu hoạch chè Shan tuyết

Thực hiện Nghị quyết số 10 của Ban thường vụ tỉnh ủy Lào Cai về “Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”; phát huy lợi thế vùng, thời gian qua, huyện vùng cao Bắc Hà đã chú trọng thực hiện mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây chè Shan tuyết.

Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng nông nghiệp huyện cho biết, toàn huyện hiện có 950ha, trong đó 696,94ha chè Shan tuyết hữu cơ. Đây là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu ra nước ngoài và sản phẩm “Chè Shan hữu cơ Bắc Hà” là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên và duy nhất của tỉnh Lào Cai đến thời điểm hiện nay.

Vùng sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện Bắc Hà đã tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho trên 300 hộ với hơn 1.500 người, tại 4 thôn người Tày của xã Bản Liền. Tuy giá trị thu hoạch chưa cao bằng cây trồng khác (như quế), nhưng có tác động tới số đông người sản xuất, được coi là chuỗi sản xuất hàng hóa hoàn chỉnh, tiêu biểu, bền vững, gắn kết mật thiết giữa người nông dân với doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ từ năm 2004 đến nay.

Dự kiến huyện Bắc Hà sẽ mở rộng vùng sản xuất chè đến năm 2025 đạt 1.500ha, tăng 803ha so năm 2022; đồng thời thực hiện cải tạo, thay thế diện tích chè già cỗi, trồng bổ sung đảm bảo mật độ, tập trung thâm canh tăng năng suất chè kinh doanh, đặc biệt mở rộng vùng canh tác chè Shan tuyết hữu cơ lên đạt 1.500ha tại 02 xã Bản Liền và Tả Củ Tỷ. Chú trọng bảo tồn diện tích chè Shan tuyết cổ thụ gắn với phát triển du lịch tại xã Hoàng Thu Phố.

Nông dân vùng cao Bắc Hà giảm nghèo bền vững từ cây chè Shan tuyết

Tạo thêm cơ hội giữ gìn và phát triển vùng chè Shan tuyết cổ thụ Hoàng Thu Phố - Bắc Hà gắn với du lịch bền vững

Thời gian qua, huyện Bắc Hà phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai thực hiện Dự án xây dựng mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2022. Mô hình được triển khai trên diện tích 20ha với sự tham gia của 70 hộ dân thuộc xã Bản Liền và xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà.

Sau 3 năm triển khai, các hộ tham gia mô hình có nhận thức tốt trong áp dụng quy trình sản xuất chè hữu cơ. Tại vùng dự án, năng suất bình quân đạt 4,75 tấn búp tươi/ha/năm, tăng 30% - 35% so với năm 2019, cao hơn mục tiêu dự án 1,25 tấn/ha. Sản phẩm chè búp tươi do Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Bắc Hà thu mua với giá từ 17.000 đồng/kg.

Đặc biệt năm 2022, huyện Bắc Hà hỗ trợ nhân dân 2 xã Bản Liền và Tả Củ Tỷ trồng mới 35ha chè Shan hữu cơ. Cụ thể, tại xã Bản Liền hỗ trợ trồng 30ha với 85 hộ tham gia, xã Tả Củ Tỷ 5ha với 20 hộ tham gia, tổng kinh phí thực hiện 1,38 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 700 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng từ người dân. Tham gia dự án, các hộ trồng chè được hỗ trợ giống, phân bón hữu cơ, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái sản phẩm. Việc hỗ trợ mở rộng vùng trồng chè Shan hữu cơ giúp khai thác tốt thế mạnh nông nghiệp tại địa phương, bảo tồn và nâng cao giá trị kinh tế cây chè Shan tuyết.

Bên cạnh đó, huyện Bắc Hà đã và đang chú trọng giữ gìn, phát triển vùng chè Shan tuyết Bản Liền, Tả Củ Tỷ và Hoàng Thu Phố, đem lại lợi ích kép khi thu hút đông đảo du khách đến với Bắc Hà, tạo động lực phát triển du lịch nông nghiệp bền vững.

Tuy nhiên, chè Shan tuyết cổ thụ Bắc Hà vốn nổi tiếng lâu nay, nhưng nhược điểm lớn nhất là chưa có sản phẩm được chế biến, thương hiệu, tem, nhãn... thị trường tiêu thụ, giá thành thiếu ổn định, hiệu quả kinh tế hạn chế... Với mong muốn có đầu ra ổn định cho sản phẩm chè Shan tuyết cổ thụ, quảng bá đặc sản, thương hiệu, góp phần phát triển du lịch gắn với nông nghiệp bền vững, Hợp tác xã Quang Tôm đã mạnh dạn xây dựng thành công sản phẩm OCOP 3 sao này.

Chị Sải Thị Bích Huế - Giám đốc Hợp tác xã Quang Tôm cho biết: Hiện nay, Bắc Hà có nguồn nguyên liệu dồi dào, chúng tôi nhận thấy rằng, những cây chè ở đây rất có giá trị mà chưa được khai thác đúng mức. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng sản phẩm OCOP để giúp bảo tồn phát huy giá trị của sản phẩm chè Shan tuyết, giúp đời sống đồng bào được nâng cao.

Nông dân vùng cao Bắc Hà giảm nghèo bền vững từ cây chè Shan tuyết

Hợp tác xã đã liên kết với các hộ dân có chè Shan trên địa bàn, nhất là ở vùng chè Shan tuyết cổ thụ xã Tả Củ Tỷ để thu mua chè tươi, rồi hướng dẫn bà con chăm sóc thu hái đúng kỹ thuật. Toàn bộ các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến của hợp tác xã đều theo tiêu chuẩn hữu cơ, đảm bảo nguyên tắc “ba không”, gồm: Không có sâu bệnh, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học, không pha tạp.

Trong quá trình sản xuất, hợp tác xã luôn đặt ra mục tiêu đổi mới tư duy và phương thức sản xuất để cho ra thành phẩm những sản phẩm chè Shan tuyết có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vì quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch sinh thái.

Hợp tác xã hiện đã xây dựng thành công và được công nhận sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 3 sao, sản phẩm được thị trường ưa chuộng, nhất là Hồng Trà, Bạch Trà, chè đen được người tiêu dùng Hà Nội, Sài Gòn, TP. Lào Cai ưa chuộng. Chính vì vậy vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Lào Cai phân hạng sản phẩm OCOP mới đợt 2 năm 2022, đánh giá sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Gia đình anh Hàng Seo Của, thôn Sỉn Chồ, xã Hoàng Thu Phố còn hơn 400 gốc từ nhiều đời trước để lại, gia đình vẫn giữ gìn và đặc biệt 3 năm qua tập trung chăm sóc khi giá búp chè tươi được thương lái đến tận nơi mua với giá đầu vụ là 60 ngàn đồng/kg, chính vụ từ 45- 60 ngàn đồng/kg, cao gấp 6-7 lần so với giá búp chè tươi thường, trung bình mỗi năm gia đình thu trên 10 triệu đồng từ bán chè búp tươi.

"Đặc biệt trong năm 2022 tiêu thụ dễ, giá cao khi có sự kiện festival và Hợp tác xã Quang Tôm thu mua, xây dựng thành công sản phẩm OCOP 3 sao: 'Chè Shan tuyết cổ thụ cao nguyên trắng'", anh Hàng Seo Của, thôn Sỉn Chồ, xã Hoàng Thu Phố cho biết.

Nhờ chú trọng phát triển vùng chè Shan tuyết hữu cơ Bản Liền, nâng cao chất lượng chè ở các xã khác như Thải Giàng Phố, Tả Củ Tỷ, Nậm Khánh, Tả Văn Chư... các xã chủ động ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Hợp tác xã chè hữu cơ Bản Liền, thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá thu mua chè cao, ổn định, đặc biệt thị trường trong và ngoài nước nhất là thị trường châu Âu có nhu cầu tiêu thụ cao sản phẩm Hồng Trà, hợp tác xã chè Bản Liền tăng cường thu mua búp chè tươi có chất lượng tốt để chế biến xuất khẩu.

Nhờ đó tình hình tiêu thụ chè ổn định, giá bán lá chè tươi ở mức 17.000 đồng/kg, tăng nhẹ so với cùng kỳ từ 2-3 ngàn đồng/kg. Trong 9 tháng năm 2022, huyện Bắc Hà đã thu hoạch được 2.876 tấn chè búp tươi, tương đương 553 tấn, đạt 77,7% kế hoạch, giá trị thu được trên 48,8 tỷ đồng.

Đây là mức cao kỷ lục trong suốt chặng đường trồng, phát triển cây chè trên miền cao nguyên trắng Bắc Hà. Dự kiến sản lượng búp tươi thu hái trong năm khoảng 3.700 tấn, cho thu nhập đạt trên 63,5 tỷ đồng, chiếm 5,2% tổng giá trị ngành nông nghiệp. Đây thực sự là tín hiệu vui tạo điều kiện phát triển vùng nguyên liệu chè địa phương, giúp bà con nông dân vùng cao Bắc Hà yên tâm gắn bó với cây chè Shan tuyết./.

Tráng Xuân Cường

Tin mới nhất

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Đảng viên người dân tộc Chứt quyết thoát nghèo với cây mít ruột đỏ

Đảng viên người dân tộc Chứt quyết thoát nghèo với cây mít ruột đỏ

Với quyết tâm thoát nghèo bằng cây mít ruột đỏ, chàng đảng viên trẻ Phan Chí Nhật người dân tộc Chứt đang dẫn khẳng định được điều đó với bản làng.
Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động