Quảng Bình: Đồng bào dân tộc Ma Coong vươn lên thoát khỏi cái khó, cái nghèo

Bộ đội Biên phòng đã góp phần giúp đồng bào Ma Coong vùng đất Tây tỉnh Quảng Bình đổi thay cuộc sống và tạo thêm động lực mới để họ vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Đắk Lắk cần quan tâm đến giáo dục vùng dân tộc thiểu số Lan toả không gian văn hóa Cồng chiêng người Mạ ở Đắk Nông

Thượng Trạch là vùng biên giới giáp Lào của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, một trong hai xã của tỉnh còn chưa hòa mình vào điện lưới quốc gia.

Toàn xã Thượng Trạch có 668 hộ, 3.011 nhân khẩu, trong đó tỉ lệ hộ nghèo chiếm tới 77,25%. Đồng bào Ma Coong chủ yếu dựa vào làm rẫy, chăn nuôi. Bà con phải hứng nước mưa để dùng cho sinh hoạt. Giếng đào, giếng khoan không có điện để chạy máy bơm lấy nước lên. Không có máy móc xay xát, bà con vẫn nhịp chày giã gạo như bao đời nay.

Điều kiện cơ sở vật chất về y tế, văn hóa - giáo dục có nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của dạy và học, nhiều phòng học của một số điểm trường chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Một số bản cách xa trường học nên việc vận động học sinh đến trường gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa bão. Trạm y tế sử dụng máy phát điện gây khó khăn rất lớn trong công tác khám chữa bệnh ban đầu cho người dân…

Thời gian qua, cuộc sống của đồng bào Ma Coong (dân tộc Bru Vân Kiều) nơi vùng sâu đại ngàn Trường Sơn đã đổi thay nhanh chóng nhờ sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Phụ trách địa bàn gồm 10/18 bản thuộc xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, với 318 hộ/1.518 nhân khẩu, phần lớn là đồng bào dân tộc Ma Coong, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Roòng, BĐBP Quảng Bình đã có nhiều giải pháp hiệu quả để nâng cao đời sống cho người dân. Qua đó, tạo động lực, niềm tin để bà con chăm lo lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, dựng xây cuộc sống ấm no, hạnh phúc giữa đại ngàn Trường Sơn.

Ông Đinh Liệp, Bí thư Chi bộ bản Cờ Đỏ chia sẻ: “Cái cổng chào mới, con đường bê tông, công trình nước sạch, bóng đèn chiếu sáng đường bản... đã làm cho bản Cờ Đỏ của mình khác trước rất nhiều. Người già, con trẻ trong bản đều vui và biết ơn cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Roòng đã quan tâm, chăm lo đến đời sống của bà con dân bản. Bởi nếu như không có sự quan tâm của bộ đội thì dân bản chẳng biết đến bao giờ mới có được những công trình dân sinh phục vụ đời sống hằng ngày cho bà con đỡ vất vả”.

Quảng Bình: Đồng bào dân tộc Ma Coong vươn lên thoát khỏi cái khó, cái nghèo
Đổi mới trên vùng đất Thượng Trạch ngày hôm nay (ảnh: Thành Long).

Đến thời điểm hiện nay, trên 10 bản thuộc xã Thượng Trạch do Đồn Biên phòng Cà Roòng phụ trách, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã trực tiếp và kêu gọi nhiều nguồn lực hỗ trợ để xây dựng 10 cổng chào; 10 công trình “Ánh sáng vùng biên” có tổng chiều dài trên 5km với trên 250 bộ cột đèn năng lượng mặt trời; 4 công trình nước sạch; 10 công trình dân sinh.... với tổng trị giá hơn 1,5 tỷ đồng và hàng trăm ngày công của cán bộ, chiến sĩ đơn vị. Những công trình này đã giúp cho đời sống văn hóa, tinh thần của bà con được cải thiện đáng kể.

Để phát huy được các tiềm năng, thế mạnh của xã miền núi, biên giới, Đảng ủy, Ban chỉ huy Đồn Biên phòng Cà Roòng đã tham mưu và tham gia cùng cấp ủy, chính quyền xã Thượng Trạch tập trung lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án trọng điểm về phát triển kinh tế- xã hội, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiêm của địa phương. Đội ngũ cán bộ Biên phòng tăng cường xã và đảng viên đồn Biên phòng phụ trách hộ gia đình ở khu vực biên giới đã trực tiếp hỗ trợ người dân các bản đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp, thực hiện có hiệu quả công tác trồng rừng và bảo vệ rừng. Những người lính bám bản không chỉ vận động các nguồn hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo phát triển sản xuất như lợn giống, giống gia cầm, giống cây ăn quả... mà còn hướng dẫn quy trình và kỹ thuật chăn nuôi, gieo trồng cho nhiều hộ dân.

Trung tá Nguyễn Chí Thanh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cà Roòng cho biết: “Chúng tôi xác định, việc chăm lo, đảm bảo an sinh xã hội cho bà con dân bản là nhiệm vụ quan trọng nhằm không ngừng nâng cao đời sống cả vật chất lẫn tinh thần cho bà con. Thời gian tiếp theo, chúng tôi sẽ cố gắng để cùng các cấp, các ngành triển khai thực hiện tốt công tác chăm lo an sinh xã hội cho người dân để đời sống của bà con ngày càng được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước và xây dựng mối quan hệ đoàn kết quân - dân gắn bó mật thiết”.

Thành Long- Thành Phú

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động