Quảng Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ cây chuyên canh cho đồng bào dân tộc thiểu số

Việc phát triển diện tích trồng cây chuyên canh mang lại hiệu qủa kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện miền núi Đông Giang của tỉnh Quảng Nam.
Gia Lai ưu tiên nguồn lực đầu tư lưới điện cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khuyến khích tăng diện tích trồng cây chuyên canh

Đông Giang là huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam. Người dân phần lớn là đồng bào dân tộc Cơ tu và Giẻ Chiêng. Với đặc thù địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và hướng tới phát triển bền vững, huyện đang tập trung khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích lòn bon, chè dây, chè xanh, ớt Ariêu, chuối mốc, cam, sầu riêng, măng cụt; các loại cây dược liệu như ba kích, sa nhân, ka kun, quế; trồng rừng gỗ lớn với các loại cây như: bời lời, gáo vàng, ươi, giổi lấy hạt.

Quảng Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ cây chuyên canh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Chuối mốc đang là một trong những cây chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao tại huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam)

Ông Đỗ Hữu Tùng – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết, việc quy hoạch, phát triển sản xuất theo hướng chuyên canh cây trồng của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam thời gian qua đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm kinh tế trong đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

Hiện toàn huyện có 822 ha cây chuyên canh. Chủ yếu là chè xanh, chè dây, lòn bon, chuối, mít, măng cụt, quế.

Tạo điều kiện thuận lợi để người dân chuyển đổi cây trồng, tỉnh Quảng Nam đã ban hành và triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân như HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 35/2021/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 và Quyết định 3361/QĐ-UBND ngày 17/11/2021 triển khai Nghị quyết trên của UBND tỉnh Quảng Nam; Nghị quyết của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025 và Quyết định 1325/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam triển khai nghị quyết trên.

Ngoài ra, trên cơ sở thực tế phát triển, UBND huyện Đông Giang đã chủ động ban hành kế hoạch tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, UBND huyện sẽ tập trung đầu tư hỗ trợ một số mô hình phát triển hiện nay đang mang lại hiệu quả như: chè xanh, chè dây, ớt Ariêu; các loại cây ăn quả như bòn bon, bưởi da xanh, chuối, sầu riêng, măng cụt; trồng các loại cây dược liệu như ba kích, bảy lá một hoa, chè dây, đảng sâm, đinh lăng, lan kim tuyến, nghệ, mật nhân, sachi, sa nhân (trắng và tím), đồng thời phát triển một số con vật nuôi có giá trị kinh tế cao như heo đen địa phương, gà thả vườn địa phương, ngan, bò vàng...

Quảng Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ cây chuyên canh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Ớt Ariêu - đặc sản Đông Giang, sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao

Bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao

Thực tế bước đầu cho thấy, việc chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang phát triển trồng cây chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Chuối mốc là loại cây phù hợp với thổ ngưỡng, khí hậu vùng núi Đông Giang, cho hiệu quả kinh tế.

Gia đình anh A Lăng Bi (thôn Ra Lang, xã Jơ Ngây) hiện đang trồng hơn 2ha chuối mô. Theo anh Bi, chuối là cây trồng quen thuộc với người dân miền núi. Tuy nhiên, trước đây, người dân chủ yếu trồng manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu trồng tự phát theo kiểu “trồng lấp đất”, chưa chú trọng trồng chuối để làm kinh tế, vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Nhận thấy thị trường tiêu thụ tại Quảng Nam, Đà Nẵng rộng lớn, năm 2000, anh Bi mạnh dạn chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng chuối mốc cấy mô. Qua quá trình vừa trồng, chăm sóc, rút kinh nghiệm, để nâng cao chất lượng chuối cũng như giảm sức lao động, anh Bi đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn chuối. Các khâu chăm sóc như bón phân, làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh, tỉa bớt cây con… được gia đình anh Bi thực hiện kĩ lượng.

Đến nay, mô hình trồng chuối là nguồn thu nhập chính mang lại cho gia đình anh hơn 400 triệu đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. “So với giống chuối địa phương thì chuối cấy mô cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Chuối cấy mô đòi hỏi nhiều nước tưới, nhưng ít sâu bệnh, buồng to, đẹp, chất lượng hơn kéo theo giá thành cũng cao hơn. Hiện, chuối vườn nhà được thương lái vào tận trong vườn thu mua, giá cả ổn định”, anh A Lăng Bi nói.

Quảng Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ cây chuyên canh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Sản phẩm Ớt A Riêu được giới thiệu tại nhiều chương trình, hội chợ triển lãm, kết nối giao thương

Trong vườn nhà chị A Rất Thị Nhị (thôn A Roong, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang) hiện đang trồng hơn 1.200 cây ớt Ariêu. Chị Nhị cho biết, trước đây, ớt Ariêu mọc hoang trên nương rẫy, một số hộ mang về trồng để dùng trong gia đình. Nhờ vị thơm, cay đặc trưng, ớt Ariêu được nhiều khách hàng ưa chuộng, thương lái theo đó cũng tìm mua, bà con tranh thủ hái về bán kiếm thêm thu nhập.

Từ khi huyện Đông Giang quy hoạch vùng trồng chuyên canh, xây dựng thương hiệu và trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, cây ớt Ariêu được gia đình chị và nhiều hộ tại xã Mà Cooih nhân giống, trồng chuyên canh tập trung theo hướng hàng hóa. Kỹ thuật trồng ớt Ariêu đơn giản, ít công chăm sóc, cho thu hoạch nhanh chỉ sau 6 tháng trồng, đặc biệt, không cần tiền mua giống. “Mỗi năm, vườn ớt cho thu hoạch 4 đợt, với giá bán từ 270-300 nghìn đồng/kg, gia đình tôi thu hơn 40 triệu đồng. Nếu thời tiết năm nay ổn định, chúng tôi sẽ mở rộng diện tích trồng ớt của gia đình”, chị Nhi nói.

Vũ Lê

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động