Thừa Thiên Huế: Hơn 500 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo bền vững
Cơ chế - Chính sách Thứ tư, 05/04/2023 - 19:41
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình vừa chủ trì cuộc họp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn 3 tháng đầu năm 2023.
![]() |
Kiểm tra công tác xây dựng hạ tầng giao thông tại huyện A |
Báo cáo tại cuộc họp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, theo chỉ tiêu giảm nghèo được phân bổ, đăng ký thì các địa phương đều vượt chỉ tiêu đề ra. Trong đó, huyện A Lưới là địa phương có tỷ lệ giảm vượt so với chỉ tiêu được phân bổ cao nhất, đạt 38,2%.
Năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế được Trung ương phân bổ 296,088 tỷ đồng để thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững. Trong đó, vốn đầu tư phát triển 154,709 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 141,379 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 3/2023 đã giải ngân được hơn 43,5 tỷ đồng/296,088 tỷ đồng.
Đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cấp huyện, xã chuyển tiếp sang năm 2023, các địa phương đang tiếp tục thi công hoàn thành; các công trình khởi công mới, cơ bản đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu để tổ chức thi công.
Về tiến độ thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, năm 2023, Trung ương phân bổ cho tỉnh Thừa Thiên Huế 241,399 tỷ đồng, từ tháng 1/2022 - 28/3/2023, giải ngân đạt tỷ lệ 19,7% kế hoạch.
Với những kết quả đạt được, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình đề nghị các địa phương tăng cường công tác báo cáo cho các cơ quan chủ quản thực hiện các CTMTQG; rà soát các bảng biểu để hướng dẫn cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình…
“Sở Kế hoạch & Đầu tư có đánh giá chi tiết, cụ thể trong việc phân bổ nguồn vốn thực hiện các CTMTQG tại các địa phương. Theo dõi, đôn đốc tiến độ việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công các CTMTQG. Qua đó, có sự phân chia trong tiến độ giải ngân các nguồn vốn, trong từng thời điểm cụ thể”, ông Nguyễn Thanh Bình chỉ đạo.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị huyện A Lưới cần tập trung quyết liệt cho công tác giải ngân. Bởi vì đây là địa phương được bố trí nguồn vốn lớn.
Ngoài ra, các cơ quan liên quan cần tham mưu xây dựng Nghị quyết quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thực hiện dự án hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 1719/QĐ-TTg; tham mưu, bổ sung đầy đủ các thủ tục liên quan để có sự điều phối trong quá trình thực hiện các CTMTQG…
Tin mới nhất

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương
Tin cùng chuyên mục

Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

'Mở đường' cho nông sản vùng cao: Bộ Công Thương hành động quyết liệt

Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn
