Tích cực triển khai chính sách tín dụng trong phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tích cực triển khai chính sách tín dụng trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Vẫn là "lõi nghèo", Tây Bắc cần nâng cao tín dụng chính sách Chính sách tín dụng giúp người dân thoát nghèo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Giải trình Quốc hội về chính sách điều hành tín dụng

Tích cực triển khai chính sách tín dụng trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 góp phần thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc và an sinh xã hội. Báo Công Thương xin giới thiệu bài viết của đồng chí Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, tại Hội thảo Khoa học cấp quốc gia: “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội”.

1. Vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nước ta có 53 dân tộc thiểu số với 14,119 triệu người, chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước. Do điều kiện địa lý, môi trường sinh sống và yếu tố lịch sử, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, một bộ phận hộ gia đình, người dân tộc thiểu số nói riêng đến nay vẫn còn rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự tiếp tục quan tâm, chăm lo, đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Cùng với các chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, việc thực hiện chính sách tín dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tín dụng chính sách xã hội (tín dụng chính sách) là việc Nhà nước tổ chức huy động các nguồn lực tài chính để cho vay ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách nhằm tạo việc làm, cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng đói, nghèo cho nhóm đối tượng này. Đây là một loại tín dụng mang tính chính sách và là hình thức tín dụng đặc biệt, có những đặc trưng cơ bản là: không vì mục tiêu lợi nhuận; đối tượng vay là người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nguồn vốn để cho vay chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước; cơ chế cho vay có tính ưu đãi (như thủ tục cho vay đơn giản, lãi suất thấp, hầu hết các chương trình cho vay không phải thế chấp tài sản, có cơ chế xử lý rủi ro đặc biệt...).

Hiện nay, tín dụng chính sách xã hội là một trong những công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước trong thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 (chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số). Thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội có ý nghĩa rất lớn trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nói chung và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng. Với hệ thống đồng bộ, bao phủ nhiều nhóm đối tượng, các chính sách tín dụng ưu đãi đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số và nhân dân ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới có đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, từng bước xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng; giúp các thương nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã có thêm nguồn lực để đầu tư, phát triển mô hình sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ... Tín dụng chính sách cũng góp phần hạn chế nạn “tín dụng đen”; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước, tăng cường ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc, vùng miền; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước.

Tích cực triển khai chính sách tín dụng trong phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được tiếp cận hầu hết các chương trình tín dụng chính sách để phát triển kinh tế

2. Kết quả thực hiện chính sách tín dụng trong chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số

Trên cơ sở Kết luận 65/KL-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới, các Nghị quyết của Quốc hội khoá 14 phê duyệt Đề án tổng thể (Nghị quyết 88/2019/QH14) và chủ trương đầu tư (Nghị quyết 120/2020/QH14), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số với 10 dự án (trong đó có 14 tiểu dự án) thành phần. Ngân sách nhà nước dự kiến bố trí vốn vay tín dụng chính sách 19.727 tỷ đồng (chiếm 14,3% tổng nguồn vốn thực hiện chương trình) để thực hiện các nội dung cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề (thuộc Dự án 1); cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý và cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị (thuộc Tiểu dự án 2 của Dự án 3). Uỷ ban Dân tộc và Bộ Y tế đã ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện các nội dung trên.

Ngân hàng Chính sách xã hội đã tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số. Ngay sau khi có Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành, Ngân hàng Chính sách xã hội đã ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ để triển khai trong toàn hệ thống với 63 chi nhánh cấp tỉnh, 628 phòng giao dịch cấp huyện. Phương thức quản lý tín dụng đặc thù, cách thức hoạt động nghiệp vụ sáng tạo, đó là: (i) triển khai phương thức cho vay trực tiếp có uỷ thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay thông qua 04 tổ chức chính trị - xã hội; (ii) tổ chức giao dịch tại 10.443 Điểm giao dịch xã; (iii) phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội thành lập 168.464 Tổ Tiết kiệm và vay vốn ở thôn, ấp, bản, làng. Từ đó, đã giúp các đối tượng vay vốn được tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước thuận lợi, tiết giảm thời gian và chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn xã hội trong tổ chức thực hiện chính sách xã hội.

Những năm qua, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được tiếp cận hầu hết các chương trình tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai như: chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở... Ngoài ra, đồng bào dân tộc thiểu số còn được thụ hưởng các chương trình tín dụng chính sách xã hội dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số và theo từng vùng miền. Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội: đến ngày 30/6/2023 đã có gần 31 nghìn lượt khách hàng là đồng bào các dân tộc thiểu số vay vốn trên 1.564 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt trên 1.121 tỷ đồng; dư nợ đạt 3.460 tỷ đồng với trên 86 nghìn hộ còn dư nợ. Bình quân 01 hộ dân tộc thiểu số dư nợ đạt trên 50 triệu đồng/bình quân chung toàn quốc là 45 triệu đồng.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số, Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay ưu đãi thực hiện một số nội dung của Dự án 1: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và Dự án 3: phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Cũng theo báo cáo nói trên của Ngân hàng Chính sách xã hội, kết quả giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số tính đến ngày 30/6/2023: đã cho 30.912 lượt khách hàng vay 1.564,1 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt trên 18,5 tỷ đồng, dư nợ đạt 1.545,6 tỷ đồng với 29.906 khách hàng dư nợ. Trong đó: cho 522 lượt khách hàng vay 24,67 tỷ đồng hỗ trợ đất ở, gần 17 nghìn lượt khách hàng vay 680,44 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở, gần 2 nghìn lượt khách hàng vay 113,35 tỷ đồng hỗ trợ đất sản xuất, hơn 11 nghìn lượt khách hàng vay 721,9 tỷ đồng chuyển đổi nghề, 99 lượt khách hàng vay 5,25 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Qua đánh giá tại các địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số, vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số như đất ở, nhà ở, đất sản xuất, phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển sản xuất; ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, được người dân hết sức đồng tình và hưởng ứng tích cực. Từ những kết quả đạt được tiếp tục khẳng định chính sách tín dụng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số đã thực sự đi vào cuộc sống, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực, là một “trụ cột” quan trọng trong các chính sách giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách trong chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Nguồn vốn tín dụng chính sách để thực hiện Chương trình gần 20 nghìn tỷ đồng chưa được bố trí trong vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Một số văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung chương trình của Trung ương ban hành không đầy đủ, thiếu kịp thời, có nội dung hướng dẫn còn chung chung, thiếu cụ thể, nhất là những nội dung hỗ trợ liên quan đến hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất... dẫn đến các địa phương lúng túng triển khai thực hiện, tỷ lệ giải ngân thấp. Một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội; công tác điều tra, xác nhận đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách chưa đầy đủ; chậm rà soát, bổ sung, phê duyệt danh sách hộ được vay vốn hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi của các đối tượng chính sách. Một số hộ dân tộc thiểu số khó khăn trong vay vốn tín dụng chính sách do đã vay và dư nợ theo các chương trình tín dụng chính sách khác nhưng không có khả năng trả nợ gốc, người dân vay hỗ trợ nhà ở nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở... Những vướng mắc nói trên đã phần nào hạn chế đến hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, cần phải được tiếp tục tháo gỡ trong thời gian tới.

Tích cực triển khai chính sách tín dụng trong phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tích cực triển khai chính sách tín dụng trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

3. Một số giải pháp tích cực triển khai thực hiện chính sách tín dụng trong chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số góp phần thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc và an sinh xã hội.

Kết luận 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc trong thời kỳ mới đã đề ra chủ trương “Phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội khoá 14 nêu quan điểm: “Nâng cao hiệu quả và mở rộng vốn tín dụng ưu đãi đối với các dự án, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức phát triển sản xuất, kinh doanh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng xã hội nói chung, chính sách tín dụng trong chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số nói riêng trong năm 2023 và những năm tiếp theo, Ngân hàng Chính sách xã hội cùng với các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp mang tính định hướng sau đây:

1. Tích cực triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết và nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc và an sinh xã hội nói chung, chính sách tín dụng xã hội nói riêng dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, như: Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới; Chị thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Kết luận số 06- KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 và Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22/12/2021 của Chính phủ về kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW... Thực hiện tốt các chính sách đã được nêu tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020, Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021, Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Phát huy hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, khẳng định là công cụ quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia.

2. Tập trung huy động nguồn lực để thực hiện tốt các chương trình tín dụng, trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bên cạnh đó khuyến khích nguồn ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác tham gia thực hiện tín dụng chính sách xã hội; tranh thủ khai thác các nguồn lực của các tổ chức quốc tế để bổ sung nguồn vốn cho vay. Trước mắt, cần bố trí đủ nguồn vốn tín dụng chính sách trong giai đoạn 2024-2025 để tiếp tục thực hiện chương trình tín dụng cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Xem xét, bố trí nguồn vốn đầu tư công và phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho Ngân hàng Chính sách xã hội để chủ động đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tín dụng chính sách. Nghiên cứu, có cơ chế cho Ngân hàng Chính sách xã hội được vay lại nguồn vốn vay nước ngoài với chế độ ưu đãi hơn về lãi suất cũng như các điều kiện tiếp cận; xem xét, nâng hạn mức phát hành trái phiếu Ngân hàng Chính sách xã hội được Chính phủ bảo lãnh, tạo điều kiện huy động nguồn vốn có kỳ hạn dài, ổn định, đáp ứng nhu cầu đầu tư tín dụng, đảm bảo khả năng thanh khoản; điều chỉnh linh hoạt nguồn lực giữa các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP giữa vốn cấp bù lãi suất, phí quản lý và vốn hỗ trợ lãi suất cho vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022- 2023.

3. Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn và khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả 03 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số, làm căn cứ, cơ sở để Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách khác. Trước mắt, xem xét bổ sung đối tượng cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thụ hưởng chính sách cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, hộ cận nghèo dân tộc thiểu số được thụ hưởng chính sách cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP.

Các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sớm ban hành định mức giao đất ở, đất sản xuất, diện tích nhà ở tối thiểu để thực hiện Dự án 1 của chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số; kịp thời rà soát, lập và phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP làm cơ sở để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay, hoàn thành kế hoạch được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP. Chỉ đạo thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở. Xem xét, ủy quyền cho UBND cấp xã phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề trong chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số làm cơ sở để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay. Khẩn trương xây dựng, ban hành mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục, tiêu chí lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết theo quy định tại Nghị định số 38/2023/NĐ-CP đối với dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trồng dược liệu quý; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc sớm hoàn thành các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, đề án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trồng dược liệu quý và các nhiệm vụ khác trong tổ chức thực hiện. Chỉ đạo lồng ghép tín dụng chính sách xã hội với hoạt động dạy nghề, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ kỹ năng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường, khuyến khích hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tham gia sâu vào liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trồng dược liệu quý, chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP)...

4. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt chính sách tín dụng mới ban hành đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Quản lý dự án cấp xã, Ban Phát triển thôn, cộng đồng, già làng, trưởng bản, người có uy tín và người dân trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện tín dụng chính sách xã hội theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; bảo đảm tín dụng chính sách được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng nội dung, đúng đối tượng thụ hưởng, không thất thoát.

5. Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao hằng năm, đảm bảo vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, kịp thời, công khai, minh bạch. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đảm bảo mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn. Duy trì và thực hiện hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách đặc thù, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp và hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ; gắn hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ với việc nâng cao khả năng cảnh báo sớm rủi ro.

Tóm lại, tín dụng chính sách xã hội là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số trong việc hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý... Thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số; qua đó củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng phần liên quan đến công tác dân tộc: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững”.

Thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số cũng góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp dần khoảng cách mức sống giữa các dân tộc, vùng miền, để không ai bị bỏ lại phía sau./.

Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Tin mới nhất

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng với người nghèo và đối tượng chính sách đã đi vào cuộc sống, song để nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ thì vẫn còn rào cản cần tháo gỡ...
Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9h30 ngày mai (8/11), Báo Công Thương dự kiến tổ chức Tọa đàm “Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Sau 3 năm, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Hà Nội đã có bước tiến quan trọng, thể hiện sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Vướng về cơ chế chính sách, muốn làm mà không thể làm được - ĐBQH đề nghị truy trách nhiệm các bộ, ngành chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn.
Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Để nâng cao hiệu quả công tác cung cấp thông tin cho bà con vùng sâu, vùng xa góp phần phát triển kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò dẫn dắt chủ đạo.
Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Giảm nghèo thông tin là một chủ trương lớn, cấu phần quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững được các địa phương, Bộ ngành nỗ lực thực hiện.
Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm “Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho các xã nghèo, huyện nghèo".
Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thực hiện chương trình giảm nghèo thông tin, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm "Nâng cao hiệu qủa cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"
Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thanh Hóa giảm, năm 2023 ước còn 3,49%, bình quân giai đoạn 2022-2023 giảm 1,65%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch.
Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Đường bộ và hàng không là hai loại hình giao thông trọng tâm cần được ưu tiên đầu tư nhằm giúp các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ phát triển.
Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thiếu hạ tầng giao thông được xác định là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện rà soát, xác định nguyên nhân, các chính sách đặc thù... nhằm đưa ra các giải pháp, chính sách cụ thể trong giảm nghèo bền vững.
Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công với độ mở lớn đã và đang hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi giảm nghèo một cách hiệu quả.
Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hàng năm 1,5% trở lên, đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.
Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc.
Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Là khu vực tập trung nhiều sản phẩm đặc sản chất lượng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền núi, đồng bào dân tộc luôn được quan tâm đặc biệt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động