Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vấn đề rừng chưa có chủ đã tồn tại nhiều năm qua, trong khi hàng nghìn hộ dân sống ở các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số đang rất thiếu đất sản xuất.
Nâng cao quyền năng kinh tế giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có được tiếng nói Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật

Thông tin được đưa ra tại tọa đàm “Giải pháp quản lý và sử dụng 3,3 triệu ha rừng chưa giao do UBND xã quản lý” do Hội chủ rừng Việt Nam (VIFORA) phối hợp với Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) tổ chức sáng 20/3, tại Hà Nội.

Toàn cảnh Tọa đàm
Toàn cảnh Tọa đàm

Theo thống kê Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hiện cả nước có hơn 3,3 triệu ha đất rừng và rừng chưa có chủ đang được Nhà nước tạm giao cho UBND cấp xã quản lý. Đây chủ yếu là rừng nghèo, nghèo kiệt hoặc chưa có rừng, đến nay chưa được sử dụng có hiệu quả.

Những diện tích này ở vùng sâu, vùng xa; nhiều diện tích đang để hoang hóa hoặc đang sử dụng vào các mục đích khác không theo quy hoạch; nhiều nơi bị lấn chiếm, một số nơi có xung đột, tranh chấp.

Rừng do UBND xã tạm quản lý, tỷ lệ diện tích không có rừng cao, chất lượng rừng thấp, hạ tầng rất kém hoặc không có hồ sơ rừng. Nguyên nhân là do UBND cấp xã không đủ nguồn lực về con người, tài chính, kỹ thuật để quản lý rừng và đất rừng.

Việc tồn tại một diện tích lớn diện tích rừng và đất rừng do UBND xã quản lý trong thời gian dài, mà chưa giao cho cộng đồng dân cư, các hộ gia đình cá nhân và các chủ rừng khác quản lý là do thể chế giao đất của ngành tài nguyên môi trường có những khác biệt với việc giao rừng của ngành lâm nghiệp, và trách nhiệm chưa rõ ràng giữa 2 ngành này.

Tại tọa đàm, các chuyên gia, nhà quản lý, địa phương đã cùng nhau chia sẻ và thảo luận tình hình thực tiễn về quản lý và sử dụng 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ do UBND cấp xã đang tạm thời quản lý hiện nay ở Việt Nam. Đồng thời, lấy ý kiến chuyên gia đại biểu về giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả phần diện tích đất rừng này.

Ông Lê Thành Dương - Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam - cho biết, một trong những khó khăn trong việc giao, cho thuê đất rừng cho cộng đồng, người dân là do còn nhiều bất cập về vị trí pháp lý; quyền lợi, quyền sở hữu, trách nhiệm của cộng đồng như một chủ rừng thực sự. Do đó, cần phải rà soát, đo đạc, giải quyết quyền lợi của người dân có đất sử dụng hợp pháp, theo quy định của Luật Đất đai hiện do UBND xã quản lý. Trong đó, xác định diện tích, hiện trạng, chủ sử dụng, nguồn gốc đất và đề xuất hướng giải quyết (giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tổ chức quản lý theo hướng đồng hưởng lợi).

“Cần giao rừng và đất lâm nghiệp cho các ban quản lý rừng đối với diện tích liền vùng với lâm phận. Giao rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn quản lý đối với diện tích rừng tín ngưỡng; diện tích trong khu vực cộng đồng sinh sống như cộng đồng dân cư có thể hợp tác, liên kết với ban quản lý rừng để tổ chức Bảo vệ rừng theo Luật Lâm nghiệp”, ông Lê Thành Dương lưu ý.

Tại xã Chiềng Pấc, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, rừng chiếm 1/3 diện tích xã và đã giao một phần cho các bản quản lý, tuy nhiên, khi triển khai phát sinh các vấn đề khó khăn. “Địa phương không thể đo lường cụ thể, các bản có diện tích rừng được giao xâm lấn lẫn nhau. Một số chủ rừng chưa quan tâm sát sao đến việc thăm nom, bảo vệ, chăm sóc. Vẫn còn mặc định đây là rừng của chung, thù lao chỉ hơn 500.000 đồng/ha/năm”, Ông Quang Văn Minh - Chủ tịch UBND xã Chiềng Pấc – chia sẻ và kiến nghị các Bộ/ngành có giải pháp khắc phục tình hình hiện nay trong quản lý rừng, Nhà nước xem xét để nâng mức hỗ trợ để bà con có thêm động lực, cải thiện thu nhập. Đặc biệt là có giấy tờ pháp lý quy định rõ ràng để nâng trách nhiệm của các chủ rừng được giao.

Đưa ra một số khuyến nghị để quản lý và sử dụng một cách hiệu quả trên 3,3 triệu ha rừng do UBND xã tạm quản lý hiện nay, PGS. TS. Nguyễn Bá Ngãi - Phó chủ tịch – Tổng thư ký Hội chủ rừng Việt Nam (VIFORA) – cho rằng, cần thành lập Tổ hợp tác cộng đồng quản lý rừng; sửa đổi, bổ sung một số quy định giao đất rừng và giao rừng cho cộng đồng dân cư; sửa đổi, bổ sung một số quy định về sử dụng rừng đặc dụng và hợp tác quản lý rừng; cần thiết phải xây dựng, thực hiện chương trình quản lý, sử dụng có hiệu quả trên 3 triệu ha đất rừng và rừng đang được UBND cấp xã quản lý, gọi tắt là Chương trình 3 triệu ha rừng.

Bà Tô Thị Kim Liên – Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Phát triển – nhận định, vấn đề rừng chưa có chủ đã tồn tại nhiều năm qua, trong khi thực tế hàng nghìn hộ dân sống ở các vùng miền núi, trong đó có rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ đang rất thiếu đất sản xuất. Để diện tích đất rừng này thực sự có chủ là cấp thiết. Tuy nhiên, vấn đề sẽ không chỉ dừng lại ở việc giao đất rừng cho cộng đồng, hộ gia đình.

Thực tế cho thấy nếu chỉ giao đất rừng, đặc biệt là rừng nghèo kiệt – không kèm theo quyền lợi và lợi ích về kinh tế cho người dân thì chắc chắn rừng sẽ không được bảo vệ và phát triển.

Cần đảm bảo các diện tích đất rừng được giao phải có tiềm năng sử dụng thật sự, phải tạo ra sinh kế, có thu nhập đảm bảo cuộc sống của người dân. Muốn vậy, cần có sự tham gia rất tích cực của nhiều cơ quan và tổ chức để có thể đưa ra những sáng kiến, giải pháp hỗ trợ. Cần có những cơ chế để các hộ dân có thể hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp, liên kết trồng rừng tạo chuỗi cung bình đẳng và cùng có lợi.

3,3 triệu ha rừng nêu trên là một dư địa có tiềm năng lớn cho phát triển lâm nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nói chung. Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay đòi hỏi sự chung tay của nhiều cấp, nhiều ngành cũng như nguồn lực đầu tư không nhỏ.

Nguyễn Hạnh

Tin mới nhất

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng với người nghèo và đối tượng chính sách đã đi vào cuộc sống, song để nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ thì vẫn còn rào cản cần tháo gỡ...
Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9h30 ngày mai (8/11), Báo Công Thương dự kiến tổ chức Tọa đàm “Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Sau 3 năm, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Hà Nội đã có bước tiến quan trọng, thể hiện sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Vướng về cơ chế chính sách, muốn làm mà không thể làm được - ĐBQH đề nghị truy trách nhiệm các bộ, ngành chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn.
Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Để nâng cao hiệu quả công tác cung cấp thông tin cho bà con vùng sâu, vùng xa góp phần phát triển kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò dẫn dắt chủ đạo.
Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Giảm nghèo thông tin là một chủ trương lớn, cấu phần quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững được các địa phương, Bộ ngành nỗ lực thực hiện.
Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm “Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho các xã nghèo, huyện nghèo".
Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thực hiện chương trình giảm nghèo thông tin, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm "Nâng cao hiệu qủa cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"
Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thanh Hóa giảm, năm 2023 ước còn 3,49%, bình quân giai đoạn 2022-2023 giảm 1,65%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch.
Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Đường bộ và hàng không là hai loại hình giao thông trọng tâm cần được ưu tiên đầu tư nhằm giúp các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ phát triển.
Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thiếu hạ tầng giao thông được xác định là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện rà soát, xác định nguyên nhân, các chính sách đặc thù... nhằm đưa ra các giải pháp, chính sách cụ thể trong giảm nghèo bền vững.
Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công với độ mở lớn đã và đang hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi giảm nghèo một cách hiệu quả.
Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hàng năm 1,5% trở lên, đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.
Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc.
Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Là khu vực tập trung nhiều sản phẩm đặc sản chất lượng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền núi, đồng bào dân tộc luôn được quan tâm đặc biệt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động