Bắc Giang: Chương trình OCOP nhận được sự đồng hành, tích cực tham gia của người dân

Chương trình OCOP đã được triển khai tại 63 tỉnh thành trên cả nước và góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Xây dựng nông thôn mới: Tiền Giang đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP Công tác thông tin thị trường rất quan trọng đối với các chủ thể OCOP

Một trong những địa phương thành công trong chương trình này phải kể đến Bắc Giang. Để hiểu rõ hơn những kết quả chương trình mang lại, phóng viên Báo Công Thương có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Thái Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang.

Được đánh giá là một trong những địa phương có chiều sâu trong triển khai chương trình OCOP, chia sẻ của ông với độc giả Báo Công Thương về một số kết quả nổi bật mà Bắc Giang đã đạt được?

Bắc Giang là địa phương có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội: Có 27 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận; 52 sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng và hàng trăm sản phẩm địa phương. Bên cạnh đó, địa phương còn có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch văn hóa tâm linh, lịch sử - văn hóa và sinh thái nghỉ dưỡng… Đây là tiền đề, lợi thế của tỉnh trong việc lựa chọn sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Bắc Giang: Chương trình OCOP nhận được sự đồng hành, tích cực tham gia của người dân

Ông Nguyễn Thái Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP tỉnh Bắc Giang đã đạt được một số kết quả nổi bật, như: Có được sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy, chính quyền các cấp, cả hệ thống chính trị và người dân đồng tình hưởng ứng, tích cực tham gia. Chương trình thu hút được nhiều chủ thể là các hợp tác xã với 76/97 chủ thể tham gia, chiếm 87,35 %; nhiều thanh niên trẻ có trình độ, nhiệt huyết khởi nghiệp và tạo ra nhiều sản phẩm để tham gia chương trình.

Đến nay, tỉnh Bắc Giang có 180 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (có 42 sản phẩm 4 sao và 138 sản phẩm 3 sao) trong đó có 1 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch và 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao trình Hội đồng phân hạng, đánh giá quốc gia.

Trong 4 năm qua, tỉnh đã hỗ trợ cho trên 100 lượt hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ thể với khoảng 350 lượt sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại tại các tỉnh, như: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hòa Bình, Nha Trang… Một số điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP tại các huyện, siêu thị lớn và các sàn thương mại điện tử.

Các chủ thể tham gia chương trình đã được hỗ trợ tập huấn nâng cao nhận thức. Tỉnh cũng đã vận dụng cơ chế, chính sách khác nhau hỗ trợ chủ thể sản xuất bổ sung các nội dung khác về chất lượng, bao bì, nhãn mác, đảm bảo theo yêu cầu của bộ tiêu chí.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện, khó khăn nhất địa phương gặp phải là gì?

Nhận thức về Chương trình OCOP của một số địa phương, chủ thể sản xuất chưa rõ ràng, có tư tưởng ngại khi được tư vấn hoàn thiện hồ sơ chương trình. Cán bộ quản lý chương trình ở cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm. Mặc dù đã được tham gia tập huấn song do nội dung chương trình còn mới, đa dạng nên việc nắm bắt chưa đầy đủ, nhất là nội dung hoàn thiện sản phẩm.

Bên cạnh đó, sản phẩm đặc sản, đặc trưng trên địa bàn tỉnh tuy nhiều và có tiềm năng phát triển thành sản phẩm OCOP song nhiều sản phẩm chưa xây dựng thương hiệu, tính cạnh tranh chưa cao. Sản phẩm chủ yếu là sơ chế, chưa nhiều sản phẩm chế biến sâu. Việc hình thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm còn ít. Sản phẩm du lịch cộng đồng chưa phong phú, hấp dẫn.

Ngoài ra, bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg và Quyết định số 781/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa bao quát hết các nội dung đánh giá, phân hạng sản phẩm. Công tác kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm OCOP sau khi được công nhận còn hạn chế.

Trên cơ sở triển khai cũng như kết quả chương trình đã đạt được, những bài học kinh nghiệm tỉnh Bắc Giang rút ra cho công tác xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP?

Theo tôi, chương trình thành công là nhờ có sự chỉ đạo sát sao của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương với cơ quan thường trực chương trình là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bắc Giang: Chương trình OCOP nhận được sự đồng hành, tích cực tham gia của người dân
Đến nay, tỉnh Bắc Giang có 180 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên

Bên cạnh đó, làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình OCOP, từ đó thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương. Hướng chủ thể phát triển sản phẩm của mình với niềm tự hào với quê hương, bản xứ.

Tập trung phát triển các sản phẩm đặc trưng, tiềm năng; sản phẩm có lợi thế so sánh. Phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng theo hướng nâng cao chất lượng, đưa chương trình đi vào chiều sâu, gia tăng giá trị lớn, có sức cạnh tranh cao và có khả năng xuất khẩu.

Tăng cường hỗ trợ chủ thể xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, xây dựng website cơ sở; cải tiến mẫu mã, bao bì nhãn mác theo hướng sáng tạo, có bản sắc riêng.

Củng cố, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế, có khả năng cạnh tranh theo hướng liên kết sản xuất.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, trưng bày các sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại các sự kiện hội chợ, triển lãm để đẩy mạnh quảng bá sản phẩm giúp các chủ thể sản xuất tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường. Hỗ trợ xây dựng các điểm, trung tâm bán hàng kết nối các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng với thị trường nội địa và toàn cầu.

Tiếp nối những thành công đã đạt được, tỉnh có giải pháp gì để phát huy hiệu quả từ Chương trình OCOP mang lại trong thời gian tới.

Để nâng cao hiệu quả và chất lượng của Chương trình OCOP, thời gian tới, Bắc Giang tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

Đồng thời thực hiện đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ và các chủ thể sản xuất tham gia. Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách của trung ương và của tỉnh.

Phát triển sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề gắn với du lịch. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ chủ thể phát triển hoàn thiện sản phẩm. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP. Xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố.

Đồng thời tập trung hướng dẫn thành lập mới, củng cố, phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm OCOP; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai, thực hiện và quản lý sản phẩm Chương trình OCOP sau khi được chứng nhận.

Trân trọng cảm ơn ông!

Kết quả Chương trình OCOP tại các huyện miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của tỉnh Bắc Giang thời gian qua: Tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, tổng số sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng là 69/180 chiếm 38,3%. Điển hình như huyện Lục Ngạn có 26 sản phẩm (16 đạt 4 sao, 10 đạt 3 sao). Huyện Yên Thế có 25 sản phẩm (4 đạt 4 sao, 21 đạt 3 sao). Tạo được các vùng liên kết sản xuất như: Gà đồi tại Yên Thế; vải thiều, bưởi, cam tại huyện Lục Ngạn.
Thanh Tâm (thực hiện)

Tin mới nhất

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Trong năm 2022-2023, Điện Biên đã nỗ lực thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Để hàng hóa đặc hữu của Bắc Kạn có chỗ đứng trên thị trường, tỉnh đã triển khai các chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành trong cả nước.
Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Nhiều thách thức, trong đó có vận chuyển với chi phí cao đã kéo giảm đáng kể hiệu quả cũng là rào cản của phương thức bán hàng trên nền tảng mạng xã hội.
Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bộ Công Thương tổ chức nhiều khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số giúp các địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tiêu thụ hàng hoá.
Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Hơn 10 năm hoạt động, sàn thương mại điện tử Postmart đã triển khai nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống phân phối hiện đại đã góp phần hình thành thị trường cho các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Gần 30 năm qua, Craft Link đã giúp bảo tồn, phát triển nền văn hóa truyền thống của các nhóm dân tộc thiểu số đồng thời giúp bà con thương mại hoá sản phẩm.
Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Ông Trần Hoàng - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội đã chia sẻ về những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn chia sẻ về những giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực khai thác các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để xuất khẩu sản phẩm thế mạnh.
Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao là mục tiêu Bắc Giang đề ra tại Kế hoạch số 55/KH-SNN triển khai thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030
Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa phối hợp với Sở Công Thương Cao Bằng tổ chức tập huấn đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho tỉnh này
Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Để mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc cần sự chung tay của các Bộ ngành, địa phương.
Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ diễn ra chiều 22/7 thu hút hơn 20 triệu lượt xem, cho thấy sức hút của các sản phẩm.
Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi

Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi

Ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi tỉnh Quảng Nam tại huyện Bắc Trà My đã thu hút hơn 80 gian hàng của hơn 30 doanh nghiệp đến từ các huyện, thị xã, thành phố.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Hạ tầng giao thông không thuận lợi, dân số ít, chủ yếu là đồng bào dân tộc nên phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm trên internet của Lai Châu còn hạn chế.
Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Bà Nguyễn Thị Trà – Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông sản sạch Bình Nguyên chia sẻ với PV về tiềm năng tiêu thụ trái vải thiều Lục Ngạn ở thị trường nội địa.
Tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực: Bài học gì từ huyện Lục Ngạn?

Tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực: Bài học gì từ huyện Lục Ngạn?

Ông Nguyễn Thế Thi – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang đã chia sẻ những kinh nghiệm trong tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực.
Longform | Vụ vải thiều Bắc Giang năm 2023: Sẵn sàng tiêu thụ 180 nghìn tấn

Longform | Vụ vải thiều Bắc Giang năm 2023: Sẵn sàng tiêu thụ 180 nghìn tấn

Bắc Giang đã lên kế hoạch tiêu thụ vải thiều ngay từ những ngày đầu tháng 4 để chuẩn bị cho mùa vải năm 2023 dự kiến sẽ được mùa với khoảng trên 180 nghìn tấn.
Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo

Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo

Thông tin và truyền thông có vai trò quan trọng với người nghèo vùng sâu vùng xa. Đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo thời gian tới.
Thúc đẩy hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc)

Thúc đẩy hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc)

Chiều 2/4, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Chương trình giao lưu hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc).
Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia

Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia

Thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên xác định xây dựng cây chè trở thành thương hiệu quốc gia, xuất khẩu mạnh đến các thị trường khó tính.
Đậu đũa ngâm muối của Lào Cai lần đầu xuất khẩu sang Nhật Bản

Đậu đũa ngâm muối của Lào Cai lần đầu xuất khẩu sang Nhật Bản

Lần đầu tiên 7,5 tấn đậu đũa ngâm muối của nông dân xã Gia Phú (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) đã được đưa xuống cảng Hải Phòng để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)

Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)

Thông qua những dự án liên kết mới, sản phẩm nông sản của xã biên giới Xín Mần, Hà Giang từng bước tạo thương hiệu, mở đường xuất khẩu chính ngạch...
Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Đa số mật ong Việt Nam xuất khẩu vẫn ở dưới dạng nguyên liệu thô thì sản phẩm mật ong chế biến của Honeco đang từng bước được ghi nhận tại một số quốc gia...
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động