Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực khai thác các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để xuất khẩu sản phẩm thế mạnh.
Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả của các điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản thế mạnh

Xuất nhập khẩu hàng hoá có nhiều khởi sắc

Nằm ở xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, HTX Tài Hoan được thành lập năm 2018 với ngành nghề chính là chế biến tinh bột, sản xuất và kinh doanh miến dong. Cùng với việc nâng cao chất lượng chế biến tinh bột, HTX đã chú trọng mở rộng liên kết xây dựng vùng trồng cây dong riềng chất lượng cao, đáp ứng nguyên liệu phục vụ chế biến.

Chị Nguyễn Thị Hoan - Giám đốc HTX Tài Hoan cho biết: Các sản phẩm của HTX đều được tạo nên từ tinh bột của cây dong riềng nguồn gốc rõ ràng, vùng trồng sạch, nguồn nước và khí hậu tốt, rất an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm miến dong của HTX đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia. Từ năm 2019, sản phẩm đã được xuất khẩu sang châu Âu.

Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu
Miến dong là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Bắc Kạn

Sản phẩm miến dong Tài Hoan là một trong những sản phẩm chủ lực của Bắc Kạn được xuất khẩu thành công ra nước ngoài. Những năm trở lại đây, tỉnh Bắc Kạn đã tích cực tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ đó, hoạt động xuất nhập khẩu đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân.

Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó tập trung vào phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển thị trường, xúc tiến thương mại; hoàn thiện chính sách thương mại, tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nghiên cứu đánh giá trên cơ sở khoa học để xác định rõ danh mục các mặt hàng xuất khẩu thực sự có tiềm năng, có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trong bối cảnh mới của thị trường thế giới nhằm định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu…

Thống kê của Sở Công Thương Bắc Kạn cho thấy, 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Bắc Kạn đạt hơn 11 triệu USD, bằng 54,45% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 7,5 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu đạt trên 3,5 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là Bột ôxit kẽm, Chì thỏi thô; Đũa gỗ, Gỗ dán ép, Gỗ ván sàn; Hoa quả chế biến… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Verneer nguyên liệu; Thiết bị dùng trong sản xuất gỗ dán ép; Chế phẩm hoá học, Bột oxit chì, Hệ thống tuyển quặng, Túi giấy xỏ đũa…

Nhìn chung, thời gian qua, cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các mặt hàng qua chế biến nhằm khai thác được tiềm năng, lợi thế để đẩy nhanh giá trị kim ngạch xuất khẩu; thị trường xuất khẩu từng bước được mở rộng, song chưa ổn định, số lượng mặt hàng xuất khẩu còn ít cả về số lượng và kim ngạch.

Nỗ lực khai thác các FTA

Giai đoạn 2021 - 2025, nhiều FTA mà Việt Nam tham gia đã có hiệu lực như: Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA và các nước trong khối ASEAN… đã tạo cơ hội, tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong đó có Bắc Kạn vào các nước đối tác.

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA ngày càng sâu rộng, tỉnh Bắc Kạn xác định việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nội dung, chính sách về các FTA là rất quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp, người dân kịp thời nắm bắt và vận dụng linh hoạt, hiệu quả.

Theo đó, các sở, ngành, địa phương luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung chính sách của các FTA thế hệ mới cho cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là về các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia ký kết như: Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA, Hiệp định RCEP…

Từ đầu năm 2023 đến nay, Bắc Kạn cũng đã tiếp và làm việc với một số đoàn là cơ quan, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các đoàn đến làm việc, nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư hợp tác, triển khai các dự án do đối tác hỗ trợ cho tỉnh như: Đại sứ Cộng hòa Séc tại Việt Nam; Phó Thị trưởng UBND thành phố Hoài Nam, tỉnh An Huy, Trung Quốc; Hiệu trưởng Trường Đại học kỹ thuật Ostrava, Cộng hòa Séc; Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc/KOICA; Chuyên gia của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam; Hiệu trưởng Học viện Kỹ thuật Lê Minh, Đài Loan…

Cùng với đó, tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại quốc tế như: Hội nghị trực tuyến trao đổi, chia sẻ thông tin giữa UBND tỉnh với Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp về xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, hợp tác nguồn nhân lực năm 2022. Sở Công Thương đã tham mưu tổ chức gian hàng của tỉnh tham gia trưng bày tại Hội chợ triển lãm “ECO-GREEN VIET NAM EXPO” – Hy Lạp với 19 sản phẩm là sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu và các sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu của 10 đơn vị tham gia trưng bày.

Trong tháng 7 năm 2023, tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức đoàn nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư tại Nhật Bản nhằm quảng bá, giới thiệu về thành tựu, tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Với những lợi ích từ các FTA mang lại, trong thời gian tới, Bắc Kạn sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các kế hoạch về các FTA mà Việt Nam đã ký kết; đồng thời, tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến về hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp nắm vững các quy định đối với từng lĩnh vực hàng hóa cụ thể và cơ chế chính sách liên quan; hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu thông tin xuất nhập khẩu, các thị trường tiềm năng để đẩy mạnh hội nhập kinh tế thế giới, tận dụng tối đa các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do trong giai đoạn hiện nay.

Giai đoạn 2021 - 2025, Bắc Kạn phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh tăng bình quân từ 10%/năm trở lên, đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu đạt từ 20 triệu USD trở lên.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: Nhóm hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng cao với khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu; nhóm hàng nông sản chế biến chiếm 10%.

Các mặt hàng chủ lực: Tập trung vào các nhóm, ngành hàng có lợi thế về nguyên liệu, có giá trị gia tăng cao như các sản phẩm từ gỗ (bàn, ghế, thanh chi tiết, ván dán, đũa, thìa, dĩa gỗ dùng một lần…); nông sản đã qua chế biến tinh (miến dong, rau, củ, quả, gừng, nghệ, kiệu); khoáng sản chế biến (kim loại chì, kẽm, bột đá cacbonat...).

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Bắc Kạn

Tin mới nhất

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Trong năm 2022-2023, Điện Biên đã nỗ lực thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Để hàng hóa đặc hữu của Bắc Kạn có chỗ đứng trên thị trường, tỉnh đã triển khai các chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành trong cả nước.
Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Nhiều thách thức, trong đó có vận chuyển với chi phí cao đã kéo giảm đáng kể hiệu quả cũng là rào cản của phương thức bán hàng trên nền tảng mạng xã hội.
Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bộ Công Thương tổ chức nhiều khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số giúp các địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tiêu thụ hàng hoá.
Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Hơn 10 năm hoạt động, sàn thương mại điện tử Postmart đã triển khai nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống phân phối hiện đại đã góp phần hình thành thị trường cho các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Gần 30 năm qua, Craft Link đã giúp bảo tồn, phát triển nền văn hóa truyền thống của các nhóm dân tộc thiểu số đồng thời giúp bà con thương mại hoá sản phẩm.
Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Ông Trần Hoàng - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội đã chia sẻ về những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn chia sẻ về những giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao là mục tiêu Bắc Giang đề ra tại Kế hoạch số 55/KH-SNN triển khai thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030
Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa phối hợp với Sở Công Thương Cao Bằng tổ chức tập huấn đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho tỉnh này
Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Để mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc cần sự chung tay của các Bộ ngành, địa phương.
Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ diễn ra chiều 22/7 thu hút hơn 20 triệu lượt xem, cho thấy sức hút của các sản phẩm.
Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi

Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi

Ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi tỉnh Quảng Nam tại huyện Bắc Trà My đã thu hút hơn 80 gian hàng của hơn 30 doanh nghiệp đến từ các huyện, thị xã, thành phố.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Hạ tầng giao thông không thuận lợi, dân số ít, chủ yếu là đồng bào dân tộc nên phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm trên internet của Lai Châu còn hạn chế.
Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Bà Nguyễn Thị Trà – Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông sản sạch Bình Nguyên chia sẻ với PV về tiềm năng tiêu thụ trái vải thiều Lục Ngạn ở thị trường nội địa.
Tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực: Bài học gì từ huyện Lục Ngạn?

Tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực: Bài học gì từ huyện Lục Ngạn?

Ông Nguyễn Thế Thi – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang đã chia sẻ những kinh nghiệm trong tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực.
Longform | Vụ vải thiều Bắc Giang năm 2023: Sẵn sàng tiêu thụ 180 nghìn tấn

Longform | Vụ vải thiều Bắc Giang năm 2023: Sẵn sàng tiêu thụ 180 nghìn tấn

Bắc Giang đã lên kế hoạch tiêu thụ vải thiều ngay từ những ngày đầu tháng 4 để chuẩn bị cho mùa vải năm 2023 dự kiến sẽ được mùa với khoảng trên 180 nghìn tấn.
Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo

Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo

Thông tin và truyền thông có vai trò quan trọng với người nghèo vùng sâu vùng xa. Đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo thời gian tới.
Thúc đẩy hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc)

Thúc đẩy hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc)

Chiều 2/4, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Chương trình giao lưu hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Cao Bằng (Việt Nam) và Bách Sắc (Trung Quốc).
Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia

Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia

Thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên xác định xây dựng cây chè trở thành thương hiệu quốc gia, xuất khẩu mạnh đến các thị trường khó tính.
Đậu đũa ngâm muối của Lào Cai lần đầu xuất khẩu sang Nhật Bản

Đậu đũa ngâm muối của Lào Cai lần đầu xuất khẩu sang Nhật Bản

Lần đầu tiên 7,5 tấn đậu đũa ngâm muối của nông dân xã Gia Phú (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) đã được đưa xuống cảng Hải Phòng để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)

Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)

Thông qua những dự án liên kết mới, sản phẩm nông sản của xã biên giới Xín Mần, Hà Giang từng bước tạo thương hiệu, mở đường xuất khẩu chính ngạch...
Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Đa số mật ong Việt Nam xuất khẩu vẫn ở dưới dạng nguyên liệu thô thì sản phẩm mật ong chế biến của Honeco đang từng bước được ghi nhận tại một số quốc gia...
Cơ hội chinh phục thị trường Nhật Bản của nông sản Việt

Cơ hội chinh phục thị trường Nhật Bản của nông sản Việt

Củ cải muối, hạt tam giác mạch… của Hà Giang đã chính thức lên đường để xuất khẩu sang Nhật Bản, mở ra cơ hội cho các sản phẩm khác cùng chinh phục thị trường.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động