Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ diễn ra chiều 22/7 thu hút hơn 20 triệu lượt xem, cho thấy sức hút của các sản phẩm.
Phú Thọ: Thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng nông thôn mới thông minh Bắc Giang: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Chiều 22/7, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, MCN Kolin tổ chức Chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ với chủ đề “Chợ phiên OCOP - Về miền đất Tổ” nhằm mục tiêu xúc tiến thương mại và nâng cao năng lực số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.

Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ
Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chương trình đánh dấu giai đoạn bản lề cho ngành thương mại điện tử của tỉnh Phú Thọ, trở thành bệ phóng giúp nông sản địa phương vươn đến tỉnh thành trên khắp cả nước, thậm chí là thị trường quốc tế.

Phú Thọ được biết đến là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều vùng sản xuất cây ăn quả có múi, sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất chè, rau an toàn và rau nguyên liệu phục vụ chế biến. Về sản phẩm OCOP, tính đến hiện nay tỉnh Phú Thọ đã có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tham gia sự kiện lần này là 6 chủ thể OCOP tiêu biểu của địa phương gồm có: thịt chua Trường Foods; chè Đinh OCOP 5 sao Hoài Trung; bún gạo Hùng Lô; tương Hoa Lúa; rau sắn muối chua Liên Gia Trang, Maika food với hơn 40 sản phẩm nông đặc sản các loại.

Sự kiện livestream của chương trình thông qua sự hỗ trợ quảng bá đến từ các nhà sáng tạo nội dung nổi bật trên nền tảng TikTok như: diễn viên Hoàng Kim Ngọc, Vũ Diệu Thúy, Huyền Trang uy tín, Đàm Đức, Hoa thịt chua, Bảo Ngọc Aerobic, Hạnh Tây Bắc TV, Vũ Trà My, Sùng Tủa, Cô Gái… đã thu hút hơn 20 triệu lượt xem đã minh chứng cho sức hút của các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Nguyễn Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam (Agritrade) - cho biết: Sau dịch Covid 19, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử. Hiện nay xu hướng người tiêu dùng hướng tới những nền tảng có tính tương tác cao, nhất là đối với các đặc sản, nông sản, các sản phẩm OCOP.

Qua các nền tảng đó cho phép người bán hàng, các KOL (người có sức ảnh hưởng), các chủ thể kể câu chuyện giới thiệu về truyền thống, giới thiệu về quy trình, giới thiệu về xuất xứ để tăng tính tương tác giữa người tiêu dùng và người bán hàng, đặc biệt là tạo niềm tin, niềm cảm hứng cho người tiêu dùng.

“Chúng ta hướng tới xu thế vừa trải nghiệm, vừa tạo cảm xúc cho người mua sắm”, ông Nguyễn Minh Tiến nhấn mạnh và cho biết, trong khuôn khổ đó, chúng tôi tổ chức tập huấn các chủ thể để hướng dẫn, tiếp cận, bán hàng, livestream trên nền tảng TikTokshop Việt Nam.

Về phía Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với TikTokshop Việt Nam hỗ trợ về cơ sở vật chất, livestream bán hàng, vấn đề logistic sản phẩm đến người tiêu dùng.

Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ
Chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ

Đại diện cho Công ty TikTok tại Việt Nam - ông Nguyễn Lâm Thanh cho rằng, cùng sự phát triển thần tốc của thương mại điện tử và nền kinh tế số trong nước, nông sản Việt ngày càng lớn mạnh trên thị trường quốc tế, khẳng định tiềm năng và chất lượng của sản phẩm nội địa.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, đội ngũ TikTok tự hào quảng bá đặc sản địa phương, làng nghề truyền thống và các loại hình thủ công mỹ nghệ Việt Nam, góp phần xúc tiến giao thương trong khu vực và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc đến bạn bè năm Châu.

Theo chủ trương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, TikTok, với vai trò đối tác chiến lược, đã không ngừng đưa ra những sáng kiến mới nhằm xúc tiến thương mại sản phẩm nông thôn, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, đồng thời chuyển đổi số nông thôn mới theo định hướng nông thôn mới thông minh.

Bà Vũ Diệu Thúy – Nhà sáng lập MCN Kolin - cho hay, Việt Nam là đất nước có nguồn nông sản phong phú, chúng tôi muốn lan tỏa những mặt hàng nông sản, hỗ trợ người nông dân bán hàng trên nền tảng số.

Không chỉ dừng lại ở việc livestream quảng bá, bán các nông sản, sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ trên TikTok Shop. Kolin MCN sẽ tiếp tục chiến dịch hỗ trợ các chủ thể tham gia kinh doanh nông sản online với các hoạt động tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao quy trình lập gian hàng, xây và vận hành kênh bán hàng.

Thông qua các hoạt động đồng hành đó sẽ giúp cho các chủ thể có thể chủ động tìm ra hướng đi mới dài hạn cho việc quảng bá và kinh doanh nông sản tại địa phương, góp phần quảng bá về văn hóa truyền thống, lịch sử của quê hương mình tới mọi miền tổ quốc”, bà Vũ Diệu Thúy cho biết.

Trước đó, tháng 4/2023, TikTok cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp Việt Nam đã ký kết hợp tác nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi số của các chủ thể có sản phẩm đạt chứng nhận chương trình OCOP trên sàn thương mại điện tử, đồng thời kết nối tạo ra lợi thế, điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tiêu thụ nông sản ở Việt Nam.

Trong khuôn khổ hợp tác này, TikTok cho ra mắt chuỗi sự kiện Chợ phiên OCOP. Được phát sóng trực tiếp (livestream) trên TikTok Shop hàng tuần, sự kiện sẽ là cơ hội quảng bá và bán hàng trực tuyến các sản phẩm - đặc sản vùng miền do chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương sản xuất; tạo sinh kết cho người dân, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống địa phương và thúc đẩy du lịch trên các vùng miền.

Theo ông A Tủa Phình Hồ - Cán bộ xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái: "Tham gia chương trình livestream chúng tôi đã được hướng dẫn cách bán hàng trên sàn thương mại điện tử, nhằm cho người tiêu dùng có những trải nghiệm mua sắm mới mẻ. Tôi thấy đây là hướng đi mới cho các chủ thể đặc biệt là người nông dân có cơ hội tạo ra được doanh số, lợi nhuận có sự ổn định, bền vững cao hơn các loại hình kinh doanh truyền thống".

Ngoài chương trình “Chợ Phiên OCOP - Về Miền Đất Tổ” được tổ chức ngày 22/7, chiến dịch “Kết nối, hỗ trợ bà con nông dân quảng bá và kinh doanh nông sản trên nền tảng số ” của Kolin MCN kết hợp với Agritrade và Tiktok Việt Nam sẽ tiếp tục được thực hiện xuyên suốt trong 2 năm tới đây. Các chương trình này hứa hẹn sẽ giúp người nông dân tự tin kinh doanh hiệu quả từ các nền tảng online; góp phần quảng bá, gìn giữ văn hoá truyền thống của các địa phương.
Nguyễn Hạnh

Tin mới nhất

Tỉnh Yên Bái đưa đặc sản thành cây chủ lực giảm nghèo

Tỉnh Yên Bái đưa đặc sản thành cây chủ lực giảm nghèo

Táo mèo, loài cây hoang dại vùng cao Yên Bái đang trở thành cây chủ lực giúp đồng bào dân tộc Mông thoát nghèo, làm giàu và xây dựng chuỗi hàng hóa bền vững.
Gia Lai: Mở đường xuống núi cho hàng hóa bản làng

Gia Lai: Mở đường xuống núi cho hàng hóa bản làng

Sau gần 5 năm triển khai Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Gia Lai đã từng bước tạo dựng hệ sinh thái tiêu thụ hàng hóa cho vùng đồng bào dân tộc.
Giảm nghèo bền vững qua hành trình khởi nghiệp từ cam Cao Phong

Giảm nghèo bền vững qua hành trình khởi nghiệp từ cam Cao Phong

Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong là minh chứng sống động về tinh thần khởi nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo cho bà con.
Bà con dân tộc thoát nghèo nhờ trồng nấm công nghệ

Bà con dân tộc thoát nghèo nhờ trồng nấm công nghệ

Từ một dược liệu quý hiếm, đông trùng hạ thảo đã trở thành chìa khóa mở ra cánh cửa sinh kế mới cho bà con vùng cao trên chính mảnh đất quê hương.
Sơn La: Gieo hạt liên kết, gặt mùa tiêu thụ

Sơn La: Gieo hạt liên kết, gặt mùa tiêu thụ

Sơn La chủ động chuẩn bị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị nông sản và mở rộng thị trường trong nước, xuất khẩu cho vụ mùa năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Bản làng Yên Bái bừng sáng với những

Bản làng Yên Bái bừng sáng với những 'mùa vàng' xuất khẩu

Trên 160 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 2024, nông sản Yên Bái đơm trái ngọt từ những chính sách đúng hướng và bàn tay cần mẫn của đồng bào các dân tộc.
Hun khói thịt trâu, thắp sáng khát vọng vươn lên thoát nghèo

Hun khói thịt trâu, thắp sáng khát vọng vươn lên thoát nghèo

Từ gian bếp vùng cao đến thị trường cả nước, thịt trâu gác bếp Phong Sương giúp người phụ nữ dân tộc Thái dựng lại sinh kế, bền lòng vượt khó.
Longform | Nông sản vùng cao ‘chạm’ giấc mơ toàn cầu

Longform | Nông sản vùng cao ‘chạm’ giấc mơ toàn cầu

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều loại nông sản vùng cao như xoài, chanh leo... vươn tới các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE, EU, Anh...
Bắc Kạn nhân lên hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của đồng bào nhờ mô hình thương mại mới

Bắc Kạn nhân lên hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của đồng bào nhờ mô hình thương mại mới

Từ những gánh hàng nhỏ bé trong thôn bản heo hút đến gian hàng trưng bày sản phẩm sáng rực giữa vùng cao, Bắc Kạn đang từng bước kiến tạo hệ sinh thái bền vững.
Sản phẩm vùng sâu vùng xa được ‘săn đón’ tại Vietnam Expo 2025

Sản phẩm vùng sâu vùng xa được ‘săn đón’ tại Vietnam Expo 2025

Nhiều sản phẩm từ vùng sâu, vùng xa đã được người tiêu dùng đón nhận tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025).
Miến dong Bắc Kạn: Hành trình thoát nghèo từ cây dong riềng

Miến dong Bắc Kạn: Hành trình thoát nghèo từ cây dong riềng

Miến dong Bắc Kạn không chỉ là sản phẩm truyền thống mà còn là câu chuyện khởi nghiệp bền bỉ của cô Triệu Thị Tá, người đã giúp bà con vươn lên thoát nghèo.
Dâu tây Sơn La: Từ nương rẫy đồng bào đến

Dâu tây Sơn La: Từ nương rẫy đồng bào đến 'bàn tiệc' năm châu

Từ bàn tay của bà con đồng bào Sơn La, trái dâu tây đã bén rễ "vựa trái cây" miền Bắc, trở thành một sản phẩm chủ lực có giá trị cao, tràn đầy cơ hội xuất khẩu.
Nâng giá trị sản phẩm vùng dân tộc bằng ‘cánh cửa’ online

Nâng giá trị sản phẩm vùng dân tộc bằng ‘cánh cửa’ online

Bằng chất lượng, câu chuyện văn hoá vùng miền, thông qua kênh thương mại điện tử, sản phẩm vùng dân tộc và miền núi sẽ đến gần hơn với người tiêu dùng.
Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Trong năm 2022-2023, Điện Biên đã nỗ lực thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Để hàng hóa đặc hữu của Bắc Kạn có chỗ đứng trên thị trường, tỉnh đã triển khai các chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành trong cả nước.
Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Nhiều thách thức, trong đó có vận chuyển với chi phí cao đã kéo giảm đáng kể hiệu quả cũng là rào cản của phương thức bán hàng trên nền tảng mạng xã hội.
Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bộ Công Thương tổ chức nhiều khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số giúp các địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tiêu thụ hàng hoá.
Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Hơn 10 năm hoạt động, sàn thương mại điện tử Postmart đã triển khai nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống phân phối hiện đại đã góp phần hình thành thị trường cho các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Gần 30 năm qua, Craft Link đã giúp bảo tồn, phát triển nền văn hóa truyền thống của các nhóm dân tộc thiểu số đồng thời giúp bà con thương mại hoá sản phẩm.
Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Ông Trần Hoàng - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội đã chia sẻ về những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn chia sẻ về những giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực khai thác các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để xuất khẩu sản phẩm thế mạnh.
Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao là mục tiêu Bắc Giang đề ra tại Kế hoạch số 55/KH-SNN triển khai thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030
Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa phối hợp với Sở Công Thương Cao Bằng tổ chức tập huấn đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho tỉnh này
Mobile VerionPhiên bản di động